Triển khai quy trình kỹ thuật phát triển sản xuất chè VietGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 67)

4.2.4.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP

a.Đất trồng chè

Đất trồng chè yêu cầu hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) dưới mức quy định cho phép.

Làm đất để trồng mới nương chè phải đạt yêu cầu kỹ thuật là “sâu, sạch, ải, sớm”. Cày sâu toàn bộ bề mặt 20-25 cm, bừa san. Sau cày phơi ải đất, bừa kỹ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, kích thích vi sinh vật đối kháng & vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoạt động. Khi không cày toàn bộ bề mặt, có thể đào rãnh để trồng chè. Rãnh được đào sâu 40-45 cm, rộng 50-60 cm và lấp đất mặt xuống dưới, lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5-10 cm.

Làm đất sớm vào thời gian ít mưa (dưới 150 mm/tháng) để tránh xói mòn. Đối với loại đất mới, khai hoang làm đất vào tháng 9-10. Đối với loại đất phục hoang, đất xấu làm đất vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 3, sau đó trồng một vụ cây phân xanh cải tạo đất.

b. Tiêu chuẩn cây giống

Nếu trồng mới chè phải dùng cây chè giống đủ tiêu chuẩn: cây chè giống phải có 8-12 tháng trong vườn ươm với số lá thật là 6-8 lá trở lên; chiều cao cây là 20-30 cm (tuỳ giống), đường kính gốc là 0,3- 0,5cm (tuỳ giống), màu thân hóa nâu; lá to, dày, cứng, xanh thẫm hoặc xanh vàng (tuỳ giống), không có nụ, hoa, sạch sâu bệnh. Bầu còn nguyên vẹn

Thời vụ trồng chè ươm trong bầu: phía Bắc vào tháng 1-3 và tháng 8-9;

c. Tủ gốc cây chè

Sau khi trồng cây chè giống xong cần tủ gốc hai bên hàng hay ở từng hốc trồng. Lớp rác dùng để tủ dày 10 cm, rộng 20-30 cm. Trong các vườn chè kiến thiết cơ bản hoặc chè kinh doanh cũng dùng rác, cỏ khô tủ vào gốc chè hay tủ toàn bộ diện tích luống chè sau khi xới xáo ở vụ Đông Xuân. Tủ gốc chè với chiều rộng 50-60 cm, dày 10 cm cần lượng rác, cỏ khô là 200 m3/ha. Tủ toàn bộ diện tích cần lượng rác, cỏ khô là 500 m3/ha.

- Trồng xen:

Khi chè ở giai đoạn cây con, có thể trồng xen một số cây vào đất giữa các hàng chè. Cây trồng xen là cây làm phân xanh (cốt khí, muồng dùi đục, muồng lá nhọn,...) hoặc cây màu (lạc, đậu tương, đậu xanh,...). Nếu trồng lạc thì gieo 2 hàng (cách nhau 40 cm), cốt khí thì gieo 1 hàng vào giữa hàng chè. Trồng cách hàng chè 20 cm.

- Trồng cây che bóng: Cây che bóng tạm thời trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thường là cốt khí, muồng hoa vàng,… Cây che bóng trong thời kỳ sản xuất kinh doanh thường là muồng đen, muồng lá nhọn, bồ kết tây,... Trên hàng chè cách 10 m trồng một cây và cứ cách 4 hàng chè thì trồng một hàng. Trồng cùng thời gian với trồng chè. Đốn tỉa những cành thấp sát mặt tán chè của cây che bóng.

d. Bón phân

Chè trồng mới: bón lót phân hữu cơ (20-30 tấn/ha), phân lân (P2O5: 100- 150 kg/ha).

Chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: bón phân tuỳ theo tuổi của cây Chè ở giai đoạn kinh doanh: phân hữu cơ cứ 3 năm bón một lần (25-30 tấn/ha), bón vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Còn các loại phân vô cơ được bón theo yêu cầu năng suất búp cần đạt. Phân đạm, lân, kali không được rắc trên tán lá chè.

Bảng 4.5. Về cách thức bón phân cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP Loại phân bón Cách bón Số lần bón Lượng bón Ghi chú Đạm Urê

Bón vãi theo lứa

hái 8 - 9 lần

600 - 800 (kg/ha/năm)

Chỉ áp dụng khi thiếu nhân công

Bón cuốc 3 - 4 lần

600 - 800 (kg/ha/năm)

Thông thường sau 2 - 3 lứa hái thì phải bón thêm

1 lần Lân hữu cơ

sinh học Sông Gianh Bón cuốc (cuốc đất, bón phân, lấp đất) 3 - 4 lần 2.000 - 3000 (kg/ha/năm) Kali Bón cuốc (cuốc đất, bón phân, lấp đất) 3 - 4 lần 200 - 250 (kg/ha/năm) Chế phẩm phân giải Xenllulo

Bón vãi (khi trời ẩm hoặc chủ động nước tưới) 4-6 lần 10 - 20 (kg/ha/năm) Nên sử dụng thường xuyên

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ

Lượng bón: bón phân vụ cơ lượng 30 - 35N/1tấn búp, theo tỉ NPK là (2:1:1) đối với những nơi có lượng đạm dễ tiêu trong đất cao, hàm lượng mùn cao và tỷ lệ (3:1:1) đối với những nơi có lượng đạm dễ tiêu trong đất thấp, hàm lượng mùn thấp.

Bón bổ sung hoặc thay phân khoáng bằng phân HCSH và bổ sung chế phẩm phân giải xenlulo (qui trình khuyến khích)

Lượng bón, phương pháp bón (theo bảng 4.5)

e. Kỹ thuật hái chè

Hái tạo hình: Đối với chè 1 tuổi, tiến hành bấm ngọn những cây cao 60 cm trở lên vào tháng 10. Đối với chè 2 tuổi, hái búp cách mặt đất 50 cm trở lên đối với cây to khoẻ. Sau đốn lần thứ nhất: đợt 1 hái cách mặt đất 40-45 cm, tạo mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc; đợt 2 hái búp chừa 2 lá và lá cá. Sau đốn lần 2: đợt 1 hái cao hơn chè đốn lần thứ nhất 25-30 cm, các đợt sau hái như hái ở chè đốn lần thứ nhất.

Hái chè ở giai đoạn kinh doanh: Khi trên tán có 30% số búp đủ tiêu chuẩn thì hái. Hái tôm và 2-3 lá non. Chỉ hái búp đủ tiêu chuẩn, không bỏ sót, không để

quá lứa, cứ 10 - 15 ngày hái một lần, tận thu búp mù xoè. Trong vụ xuân (tháng 3-4) hái chừa cao 10 cm tính từ vết đốn. Sau mỗi lần hái tạo tán bằng.

Hái chè vụ xuân chừa cao 10 cm từ vết đốn, hái triệt để sửa tán bằng sau mỗi lần hái.

Sau lứa hái cuối tháng 4 và tháng 7, áp dụng sửa nhẹ tán bằng máy đốn chè Nhật Bản với các giống chè Trung du và LDP1, LDP2 và các giống có thân bụi, nếu không có máy đốn có thể sửa bằng hái tay cho phẳng tán theo mặt tán chừa từ đầu vụ.

g. Kỹ thuật đốn chè

Thời vụ đốn chè tháng 12, vùng Thái Nguyên có thể đốn trái vụ tháng 4 hoặc tháng 7, nhưng phải đảm bảo chủ động tưới.

Tất cả cành lá chè đốn phải được giữ lại trên rãnh chè.

Giống chè Trung du, LDP1, LDP2 và các giống thân bụi, nửa bụi tốt nhất là dùng máy để đốn

h. Phòng trừ cỏ dại:

Vụ đông xuân xới sạch cỏ dại, cày giữa hàng hoặc phay sâu 10 cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.

Vụ hè thu: đào gốc cây dại, phát luống hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 - 4 lần hoặc phay sâu.

Đồi chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ đông xuân thì bớt khâu làm cỏ trong vụ hè thu. Ngoài vật liệu cành chè đốn, có thể huy động rác tủ bằng phế phụ phẩm của nông nghiệp như: thân cây ngô, rơm, rạ...

i. Nước tưới

Nước tưới chè yêu cầu hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg) dưới mức quy định cho phép.

j. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lí về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, giống khoẻ và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất cho môi trường.

- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lí, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ chứng sâu, mầm bệnh.

- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè, hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học, tăng cường sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích cân bằng sinh thái nương chè.

- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ, không phun phòng. Phun thuốc theo kết quả điều tra khi có sâu nở mật độ cao hoặc chè mới bị bệnh.

- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hai. Thời gian cách ly đảm bảo mới được thu hoạch.

- Sau đốn tháng 12, phun 5 - 8 kg Boocdo /ha trên toàn bộ diện tích chè để trừ bênh rêu tảo, tóc đen, làm lành vết đốn.

- Chỉ dùng thuốc trong danh mục cho phép trên chè của BNN&PTNN, thuốc hoá học phải được sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng:

* Đúng thuốc:

Cần trừ loài dịch hại nào thì chọn đúng thuốc khuyến cáo cho loài đó. Không dùng thuốc đã cấm hoặc không được phép sử dụng trên cây chè. Chỉ dùng thuốc được phép dùng trên cây chè do Bộ Nông nghiệp & PTNT qui định.

* Đúng lúc:

Thuốc hoá học dùng theo ngưỡng phòng trừ. Chỉ dùng thuốc hoá học khi mật độ rầy xanh đạt cao hơn 5 con/khay, bọ cánh tơ là 1-2 con/búp và nhện đỏ nâu cao hơn 5 con/lá.

Không phun thuốc tràn lan, chỉ phun những nơi sâu bệnh hại đạt ngưỡng phòng trừ.

Đảm bảo đúng thời gian cách ly qui định đối với từng loại thuốc. Có như vậy dư lượng thuốc trong sản phẩm chè mới ở dưới giới hạn tối đa cho phép.

* Đúng liều lượng, đúng nồng độ:

Dùng theo liều lượng nhà sản xuất khuyến cáo cho từng loài sâu bệnh hại và cỏ dại.

* Đúng cách (đúng kỹ thuật):

Mỗi dạng chế phẩm thuốc BVTV được dùng theo một phương pháp nhất định, dùng theo phương pháp nhà sản xuất khuyến cáo.

* Chú ý: Thăm đồng thường xuyên:

Hàng tuần phải thăm nương chè, quan sát kỹ, ghi nhận các thông tin về hiện trạng và xu thế phát triển của sâu bệnh, cỏ dại hại chè, của thiên địch; tình hình trưởng, phát triển của cây chè; những biểu hiện cần bón phân hay tưới nước,... và tình hình thời tiết. Dựa vào những thông tin này tiến hành phân tích sinh thái để có quyết định đúng đắn chọn biện pháp tác động hợp lý để khống chế dịch hại ở dưới mức gây hại kinh tế.)

4.2.4.2. Thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng an toàn và hiệu quả theo hướng VietGAP

a. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

- Các chế phẩm (tự nhiên và hoá học) dùng để phòng và trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản trong kho

- Các chế phẩm điều hoà sinh trưởng cây trồng (thuốc kích thích sinh trưởng) - Các chế phẩm xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại cây trồng.

b. Thời gian cách ly

Là thời gian cần thiết tính từ khi phun thuốc lần cuối cùng đến khi thu hoạch sản phẩm (với sản phẩm trồng trọt), hoặc lần sử lý thuốc cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm (với sản phẩm bảo quản trong kho). Mỗi loại thuốc BVTV có thời gian cách ly riêng tuỳ thuộc vào độ độc của thuốc và từng loại cây trồng.

c. Tính kháng thuốc

Là khả năng chịu đựng ở nồng độ ngày càng cao hơn đối với một loại thuốc của một loại sinh vật gây hại. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kháng thuốc là do sử dụng liên tục một loại thuốc trong thời gian dài để trừ diệt 1 loại sinh vật gây hại và sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật.

d. Dư lượng thuốc

Là lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong sản phẩm sau khi thu hái, chế biến và bảo quản. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được tính bằng minigram trong một kilogram sản phẩm. Tùy vào độ độc của thuốc và từng loại sản phẩm mà mỗi quốc gia quy định mức dư lượng thuốc trong sản phẩm khác nhau.

e. Nồng độ

Là số minilít (hoặc số gram) thuốc thương phẩm trong một lít nước. Ví dụ pha nồng độ thuốc Bassa 2 phần nghìn nghĩa là pha 2 minilít thuốc Bassa trong một lít nước (hoặc 20 minilít thuốc Bassa trong một bình 10 lít nước).

g. Liều lượng

Là lượng nước thuốc đã pha phun cho một đơn vị diện tích (sào, hoặc ha). Ví dụ: Phun 16 lít nước thuốc (2 bình 8 lít) cho một sào (360 m2).

h. Phân loại thuốc

Căn cứ vào độ độc của thuốc, nguồn gốc xuất sứ và đối tượng phòng trừ để phân thuốc thành nhiều nhóm khác nhau.

* Phân theo độ độc: Dựa vào độ độc của thuốc phân thành 3 nhóm. - Nhóm I - Rất độc; Nhóm II - Độc vừa; Nhóm III - Ít độc

* Phân loại theo nguồn gốc xuất sứ: Căn cứ vào nguồn gốc phân thành 3 nhóm. - Nhóm có nguồn gốc hóa học

- Nhóm có nguồn gốc thảo mộc - Nhóm sinh học

* Phân theo đối tượng phòng trừ - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc trừ chuột - Thuốc trừ nhện i. Nhận dạng độ độc của thuốc

Trên chai thuốc có nhãn thuốc, nhãn thuốc có ký hiệu về độ độc của thuốc, cụ thể như sau:

- Nhóm độc I (rất độc): Biểu tượng có hình đầu lâu và 2 xương chéo, phía dưới nhãn thuốc có vạch màu đỏ (hình a).

- Nhóm độc II (độc trung bình): Biểu tượng có dấu X trong khung vuông dưới nhãn thuốc có vạch màu vàng (hình b).

- Nhóm độc III (ít độc): Dưới nhãn thuốc có vạch màu xanh nước biển (hình c).

Hình 4.1 Mức độ độc của thuốc

j. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV

Dùng thuốc là một biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đây là giải pháp cuối cùng để trừ dịch hại, do đó việc sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc của IPM để bảo đảm không đi ngược lại sự nỗ lực của IPM. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc cần sự lựa chọn:

- Không dùng thuốc cấm sử dụng trên chè

- Chỉ dùng thuốc được phép sử dụng cho chè và chọn loại thuốc ít độc (nhóm 2 + 3)

- Khi sử dụng cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng * Dùng đúng thuốc

Chọn đúng loại thuốc có hiệu lực cao với loại sinh vật gây hại cần diệt trừ. Không sử dụng thuốc bệnh để trừ sâu, thuốc sâu để trừ bệnh, thuốc trừ nhện để trừ rầy.

* Dùng đúng lúc

- Khi mật độ sâu cao có khả năng làm giảm đáng kể về kinh tế cho nương chè. - Khi sâu ở thời điểm dễ bị tiêu diệt bởi thuốc Bảo vệ thực vật (sâu còn non). - Khi thời tiết ít làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc Bảo vệ thực vật (khi trời mát, không mưa, không nắng).

- Khi sản phẩm chè không bị ảnh hưởng bởi thuốc Bảo vệ thực vật (trước ngày hái chè ít nhất bằng thời gian cách ly của thuốc Bảo vệ thực vật mà người trồng chè dự kiến sẽ sử dụng + 3 ngày).

Hình b

Ví dụ: với Rầy xanh: Mật độ rầy hơn 5 con/khay (10 TCN-Tiêu chuẩn ngành 2004). Khi rầy ở tuổi nhỏ, thời tiết không mưa, phun trước khi hái chè ít nhất bằng thời gian cách ly của thuốc dự định sẽ dùng + 3 ngày (nếu chè sắp được hái thì áp dụng biện pháp hái chạy mà không sử dụng biện pháp dùng thuốc).

* Dùng đúng liều lượng và nồng độ

Mỗi loại thuốc được dùng ở liều lượng và nồng độ nhất định. Căn cứ vào loại sâu bệnh, loại cây trồng để lựa chọn nồng độ, liều lượng đã ghi trên nhãn thuốc.

* Dùng đúng kỹ thuật

Để tránh lãng phí thuốc, tiền bạc và đạt hiệu quả cao, cần sử dụng thuốc đúng cách, loại thuốc phun thì không được rắc, loại thuốc rắc thì không được pha để phun.

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc 4 nguyên tắc trên, khi dùng thuốc phải bảo đảm an toàn lao động bằng việc sử dụng đầy đủ, hiệu quả các dụng cụ bảo hộ lao động, không ăn uống, hút thuốc trong khi đang tiếp xúc với thuốc BVTV. Không đổ thuốc thừa, rửa tráng bình phun thuốc trong ao hồ, giếng nước ăn, kênh mương. Không vứt vỏ, bao bì thuốc trên đồng ruộng.

Khi sử dụng những sản phẩm trên, cần chú ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Không nên dùng liên tục một loại thuốc, mà cần thay đổi chủng loại trong các lần dùng (đọc và sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì).

4.2.4.3. Chế biến và sử dụng phân ủ hữu cơ theo hướng VietGAP

a. Phân ủ

Phân ủ là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải các chất hữu cơ như rơm, rạ, trấu, mùn cưa, phân gia súc, gia cầm...nhờ hoạt động của vi sinh vật có ích. Bón phân ủ là trả lại đất chất hữu cơ và dinh dưỡng để giữ độ màu mỡ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)