Kết quả phát triển sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 73)

4.2.6.1. Thực trạng phát triển sản xuất theo bền vững theo chiều rộng

- Phát triển về diện tích sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện cụ thể là năm 2014 toàn huyện có 130,5 ha; năm 2015 toàn huyện có 155,1 ha tăng 118,5 %; năm 2016 toàn huyện có 192.3 ha tăng so với năm 2015 là 123.9 % bình quân các năm diện tích chè sản xuất bền vững theo hướng VietGAP tăng 121,3% trong các năm từ 2016 đến năm 2016.

- Phát triển về số hộ sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện từ 2014 đến 2016 là năm 2014 toàn huyện có 416 hộ nhưng đến năm 2015 tăng lên 483 hộ tăng 116,1% / năm; đến năm 2016 tổng số hộ tăng lên 583 hộ tăng 121,9%/ năm; trên toàn địa bàn huyện trong giai đoạn từ 2014 đến năm 2016 tăng trưởng về sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP là 119 hộ/năm.

- Phát triển về số xã ( có các nhóm hộ) sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP năm 2014 tổng số xã đăng ký sản xuất chè bền vững tho tiêu chuẩn VietGAP năm 2014 có 11 xã nhưng đến năm 2015 số xã tăng lê là 12 xã tương đương tăng 109,0 %/năm; đến năm 2016 tăng lên 15 xã tương ứng với 50% số xã có trồng chè trên địa bàn huyện tương ứng với 125%/năm; Sự phát triển về số xã trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP trung bình quân các năm là 117%/ năm.

Bảng 4.7. Tình hình phát triển sản xuất chè theo chiều rộng TT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1 Số xã trồng chè xã 11 12 15 109,0 125 117 2 Số hộ trồng chè hộ 416 483 589 116,1 121,9 119 3 Diện tích chè ha 130,5 155,1 192,3 118,8 123,9 121,3 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ

4.2.6.2. Thực trạng phát triển theo chiều sâu

Cho ta thấy việc áp dụng các tiến hộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng xuất đã được các hộ sản sản xuất chè áp dụng đúng quy trình được thể hiện như sau:

- Số hộ trồng chè: Việc số hộ trồng chè đúng quy trình sản xuất theo tiêu Chuẩn VietGap đạt 1.505 hộ, chỉ có 120 hộ không làm theo quy trình trồng chè như không đào rãnh mà chỉ quốc hố, trồng không đúng khoảng các cây, khoảng cách hàng và tổng lượng cây /ha; Số hộ trồng đúng quy trình đạt 91,7%/hộ.

- Về phân bón thì số hộ bón phân đúng quy trình theo tiêu chuẩn VietGAP như sau: như phân Đạm số hộ bán đúng quy trình đạt 85,1%/hộ; Phân Lân 84,8%/hộ/; Phân Kali 54,5%/hộ và Phân hữu cơ đại đa số các hộ gia đình bón phân đúng yêu cầu chỉ đạt 68%/hộ.

- Về lao động: Việc đầu tư lao động theo đúng các công đoạn để sản xuất chè VietGAP các hộ sản xuất chè chỉ đạt 84,7% theo yêu cầu với lý do nhiều hộ sản xuất chè vẫn phải dùng đến máy móc và thuốc hóa học ở các khâu khác nhau.

Bảng 4.8. Thực trạng sản xuất chè bền vững theo hướng VietGAP của huyện năm 2016 TT Chỉ tiêu Yêu cầu của VietGAP Số hộ áp sản xuất theo quy trình VietGAP Số hộ áp sản xuất chè không đúng quy trình Tỷ lệ hộ sản xuất đúng quy trình (%) 1 Số hộ trồng chè mới theo VietGAP 1.630 1.505 125 91,7 2 Phân bón các loại - Đạm (kg) 600 1.418 212 85,1 - Lân (kg) 600 1.550 80 94,8 - Kali (kg) 200 1.120 510 54,5

- Phân hữu cơ (kg) 6500 970 660 68,0

3 Công Lao động (công) 120 104 16 84,7

Nguồn: số liệu điều tra (2017)

* Đầu tư trồng chè mới cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Việc đâu tư trồng mới cho 1ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP được thể hiện kết quả như sau:

- Về giống chè trong thời gia từ năm 2014 đến 2016 số lượng cây giống được nhân dân trồng tăng theo các năm như năm 2014 số lượng cây chè trống được trồng 1.700 cây/1 ha nhưng sang đến năm 2015 nhân dân đã trồng tăng lên 1.820 cây/ ha tương đương tăng 102,3%; đến năm 2016 số cây giống được trồng tăng lên 1.890 cây/1ha mục đích để cây chè nhanh khép tán tương đương tăng 103.8 cây; số lượng cây giống chè được nhân dân trồng tăng bình quan trong các năm là 103% /năm.

- Về Phân bón các loại trong giao đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 nhân dân đầu tư cho việc thâm canh chè tăng theo các năm cụ thể như sau: như phân Đạm tăng bình quân các năm là 111%/năm; phân chuồng mức độ tăng bình quân các năm là 115,5%/năm; Phân Lân tăng bình quân 115.8%/ năm; phân Kali tăng bình quân các năm là 122,5% /năm.

- Về thuốc trừ sâu trong gia đoạn từ năm 2014 đến 2016 nhân dân có xu hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng dần; Như năm 2014 mua thuốc bảo vệ thực vật là 15 triệu/ha/năm, nhưng đến năm 2015 mua thuốc bảo vệ thực vật là

15,2 triệu đồng/1ha/năm tương đương tăng khoảng 100,3%; đến năm 2016 đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật là 15,3 triệu đồng/1ha/năm; Thuốc bảo vệ thực vật nhân dân dùng tăng bình quân là 100,4% /năm.

- Về lao động số lượng lao động cũng tăng bình theo các năm cụ thể như sau: năm 2014 chi phí 74,2 triệu đồng /ha; nhưng đến năm 2015 tăng lên 74,8 triệu đồng/ha tương tương tăng 100,8%/ năm; đến năm 2016 chi phí cho lao động tăng lên 75,1 triệu đồng/ha tương đương tăng 100,4%/năm; mước động tăng bình quân trong các năm chi cho lao động là 100,4 %/năm do tăng ở khâu chế biến.

Bảng 4.9. Việc đầu tư để trồng 01ha chè theo tiêu chuẩn VietGAP

(Tính trên 01 ha/năm) TT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ 1 Giống Cây 1.780 1.820 1.890 102,2 103,8 103,0 2 Phân Bón Phân Chuồng Tấn 6,5 7 8 107,7 114,3 111,0 Đạm Kg 600 700 800 116,7 114,3 115,5 Lân Kg 600 750 800 125 106,6 115,8 Kali Kg 200 250 300 125 120 122,5

3 Thuốc trừ sâu Triệu 15 15,2 15,3 100,3 100,6 100,4

4 Lao động Triệu 74,2 74,8 75,1 100,8 100,4 100,6

Nguồn: Số liệu điều tra và phòng Nông nghiệp và PTNT Đại Từ

4.2.6.3. Hiệu quả kinh tế của chè VietGAP

Hiệu quả sản xuất của chè sản xuất theo hướng VietGAP (tính trên 01ha) cho ta thấy kết quả như sau:

- Về giá trị sản xuất thì chi phí cho sản xuất chè VietGAP là 437,500 triệu đồng cón về chi phí sản xuất chè thường là 342.000 triệu đồng; về giá trị sản xuất cao hơn 135% ha so với chè thường.

- Về Chi phí sản xuất cho chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 180.000 triệu còn cho sản xuất chè thường là 150.000 triệu đồng; xét về khía cạnh trung chi phí cho sản xuất chè VietGAP cao hơn chè thường 120%/1ha

- Về Năng suất chè VietGAP là 125tạ/ha còn Chè thường là 108 tạ/ha; Năng suất chè VietGAP cao hơn chè thường là 115,7%/năm.

Về lợi nhuận thì chè VietGAP cho năng suất cao và chất lượng tốt do đó giá cao hơn lợi nhuận đạt: 257.500 triệu đồng. Còn sản xuất chè thường đạt 174 triệu; Lợi nhuận mang lại cho sản xuất Chè theo hướng VietGAP tăng 147,7%/ha chè sản xuất theo quy trình VietGAP; Tương ứng với thực tế hiện nay trên địa bàn huyện Đại Từ giá chè xanh khô giao động từ 250.000 đ/1kg đến 800.000đ/1kg chè sản xuất theo quy trình VietGAP; còn chè sản xuất không theo quy trình VietGAP có giá từ 120.000đ/kg đến 250.000 đ/kg.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè VietGAP so với chè thường

TT Chỉ tiêu ĐVT

Chè sản xuất theo quy trình

VietGAP

Chè sản xuất không theo quy

trình VietGAP

So sánh (%)

1. Giá trị sản xuất 1000 đ 437.500 324.000 135,0

2. Chi phí sản xuất 1000 đ 180.000 150.000 120,0

3. Năng suất tạ/ha tạ 125 108 115,7

4. Lợi nhuận 1000 đ 257.500 174.000 147,7

Nguồn: Số liệu điều tra và phòng Nông nghiệp và PTNT Đại Từ

4.2.6.4. Hiệu quả xã hội và môi trường

- Hiệu quả xã hội:Phát triển chè theo hướng sản xuất an toàn sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động hoạt động, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho các hộ trồng chè, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Hiệu quả môi trường: Giảm đầu tư phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, tăng lượng chất hữu cơ cho đất góp phần tăng độ phì của đất, kéo dài tuổi thọ và chu kỳ khai thác của cây chè đáp ứng yêu cầu canh tác nông nghiệp bền vững.

Bảng 4.11. Đánh giá về việc tác động đến môi trường

Chỉ tiêu

Ít hơn rất nhiều

Ít hơn

nhiều ít hơn Bằng nhau nhiều hơn

Nhiều hơn nhiều Nhiều hơn rất nhiều 1. Phân bón hoá học x 2. Thuốc trừ sâu x - Lượng dùng x - Số lần dùng x 3. Lao động sử dụng x

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)