Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 60)

Đầu quý 3 hàng năm của năm báo cáo, căn cứ vào các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo kiểm tra và giao cho Sở Tài chính phối hợp với sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thuế tỉnh thông báo số dự toán và hướng dẫn huyện lập dự toán ngân sách cho địa phương mình. UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các phòng, ban và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lập dự toán thu-chi ngân sách.

Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện.

Quy trình lập và giao dự toán ngân sách trong những năm qua của huyện Bình Xuyên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Phòng Tài chính – Kế hoạch xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách huyện, UBND các xã và thị trấn, dự toán thu NSNN trên địa bàn do Chi cục Thuế lập. Trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND huyện Yên Dũng xem xét rồi báo cáo UBND tỉnh Bắc Giang thông qua Sở Tài chính.

Sau khi huyện nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn từ UBND tỉnh Bắc Giang. Phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu UBND huyện Yên Dũng phê chuẩn Nghị quyết dự toán NSNN huyện; báo cáo UBND tỉnh qua Sở Tài chính dự toán ngân sách huyện và kết quả phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Yên Dũng.

Nhìn chung công tác lập và phân bổ dự toán những năm qua được phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu UBND huyện Yên Dũng thực hiện đúng thời gian quy định và quy trình lập và giao dự toán của Luật NSNN. Bên cạnh mặt làm được thì vẫn còn có những điểm hạn chế như chất lượng của công tác lập dự toán chưa tốt, số liệu dự toán chủ yếu dựa vào cấp trên giao mà không dựa vào số liệu từ dưới lên.

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước

Dự toán thu được lập căn cứ vào quy định phân cấp nguồn thu, thực trạng thu của các năm trước, các Luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu đặc biệt là phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Nội dung lập dự toán NSNN huyện Yên Dũng thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1. Dự toán thu ngân sách huyện Yên Dũng giai đoạn 2014-2016

Stt Nội dung 2014 (tr.đ) 2015 (tr.đ) 2016 (tr.đ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Tổng thu NSNN

trên địa bàn (A+B) 520.803 596.329 582.000 114,50 97,60

A Thu cân đối NSNN 500.300 527.650 496.470 105,47 94,09

1 Thu ngoài quốc doanh 98.800 135.700 110.000 137,35 81,06

2 Phí, lệ phí 5.200 5.900 6.250 113,46 105,93

3 Thuế Nhà đất 6.220 2.550 3.020 41,00 118,43

4 Lệ phí trước bạ 40.750 46.500 48.000 114,11 103,23

5 Thu tiền cho thuê đất 1.100 2.200 4.000 200,00 181,82

6 Thu tiền sử dụng đất 320.000 300.000 300.000 93,75 100,00

7 Thuế TNCN 17.500 23.000 14.000 131,43 60,87

8 Thu khác 10.730 11.800 11.200 109,97 94,92

9 Thu kết dư ngân sách - - -

B Thu bổ sung từ NS cấp trên 20.503 68.679 85.530 334,97 124,54

Nguồn: UBND huyện Yên Dũng (2014-2016)

Bảng 4.1 cho thấy công tác lập dự toán chưa sát với mức thu của địa phương. Thu cân đối lần lượt qua các năm: năm 2014 dự toán 500.300 triệu đồng, thực hiện 556.569 triệu đồng, đạt 111,25%; đặc biệt năm 2015 dự toán 527.650 triệu đồng, thực hiện 506.954 triệu đồng, đạt 96,08%; năm 2016 dự toán giao 496.470 triệu đồng, thu được 525.730 triệu đồng, đạt 105,89%. Trong đó thể hiện rõ nhất là thu về nhà đất, đặc biệt là mục thu tiền sử dụng đất: năm 2014 là 375.301 triệu đồng trên dự toán 55.301 triệu đồng, đạt 117,28 % so với dự toán giao; năm 2015 là 325.299 triệu đồng trên dự toán 25.299 triệu đồng, tăng 8,43% so với dự toán giao; năm 2016 thu 310.000 triệu đồng trên dự toán được giao là 10.000 triệu đồng, tăng so với dự toán là 3,33%. Nhìn vào bảng ta thấy dự toán thu và phần thu ngoài quốc doanh là phần chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng năm 2016 lại nhỏ hơn 2015 vì năm 2015 đã không đạt được mục tiêu đề ra lên năm

2016 họ đã hạ mục tiêu xuống để đạt mức đã đề ra. Để xảy ra tình trạng dự toán không sát là do bộ phận làm dự toán chưa nắm bắt và đánh giá sát được tình hình kinh tế- xã hội tại địa phương. Nguồn thu chủ yếu của huyện là thu từ khu vực ngoài quốc doanh và các khoản thu về nhà, đất; đây là hai nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu cân đối ngân sách huyện, nên cần có giải pháp tăng cường quản lý những nguồn thu này nhưng do nguồn thu về nhà, đất không mang tính bền vững vì cung về đất có hạn nên phải chú trọng vào các khoản thu có tính bền vững cao và đảm bảo thu đúng, thu đủ.

Công tác lập dự toán chưa sát là do người là do chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm; còn có tình trạng các xã, thị trấn chi từ nguồn tăng thu, dự phòng, nguồn đầu tư sai quy định của nhà nước do nhiều yếu tố mang lại như định mức phân bổ cho nhiệm vụ chi còn thấp hay thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao nhưng cấp trên không giao kinh phí thực hiện; chấp hành chi ngân sách chưa đúng quy định là do văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi các đơn vị chưa nắm bắt kịp; cơ chế chính sách đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi; báo cáo chậm là do công việc quá nhiều; công tác quản lý chi còn ở mức trung bình, chưa đạt được kết quả đề ra là do công tác kiểm tra, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn chưa cao và cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện.

Công tác lập dự toán chi ngân sách huyện trong mấy năm vừa qua đã được thực hiện đúng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản của Bộ Tài chính,... về thời gian và quy trình lập dự toán. Mặc dù vậy nhưng trong quá trình lập dự toán cấp huyện chưa tính toán hết được các nội dung chi trong năm, chưa bám sát nhiệm vụ được giao đối với phòng, ban, cơ quan, địa phương cụ thể mà thường lấy số liệu quyết toán năm trước và ước thực hiện năm sau để xây dựng dự toán. Từ đó dẫn đến số liệu xây dựng dự toán thường khó thực hiện trong năm, thường phải điều chỉnh một số nội dung chi so với dự toán được duyệt từ đầu năm, khi điều chỉnh nội dung chi thì cơ quan quản lý phải theo từng sự vụ cụ thể của từng đơn vị.

Do công tác lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn được thực hiện vào tháng 6 hàng năm vì vậy đã ảnh hưởng đến việc lập dự toán bởi đơn vị chưa nắm rõ các nhiệm vụ chi cho năm sau. Cùng với đó là do trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức lập dự toán chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, chưa khái quát được nhiệm vụ chi hàng năm của đơn vị, lập dự toán sơ sài, chiếu lệ dẫn đến việc thực hiện công tác chi thường tăng cao so với dự toán giao đầu năm. Dự toán chi thường xây dựng năm sau cao hơn năm trước.

- Lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Bảng 4.2. Dự toán chi ngân sách huyện Yên Dũng giai đoạn 2014-2016

STT Nội Dung 2014 (tr.đ) 2015 (tr.đ) 2016 (tr.đ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015

A Ngân sách Yên Dũng cấp 474.940 456.823 505.587 96,19 110,67

I Chi đầu tư xây dựng cơ bản 307.540 225.500 228.250 73,32 101,22 II Chi thường xuyên 167.400 231.323 277.337 138,19 119,89

Trong đó

1 Chi sự nghiệp kinh tế 26.879 53.593 59.780 199,39 111,54 2 Chi sự nghiệp VHTT-TDTT 2.192 2.929 3.170 133,62 108,23 3 Chi sự nghiệp PT truyền Hình 905.000 1.275 1.483 0,14 116,31 4 Chi đảm bảo xã hội 5.486 10.066 11.458 183,49 113,83 5 Chi sự nghiệp y tế 4.460 5.200 1.320 116,59 25,38 6 Chi quản lý hành chính 14.971 20.155 26.510 134,63 131,53 7 Chi An ninh-Quốc phòng 2.013 2.593 3.492 128,81 134,67 8 Chi SN Khoa học 300.000 300.000 300.000 100,00 100,00 9 Chi SN Giáo dục 94.600 115.702 149.946 122,31 129,60 10 Chi SN đào tạo dạy nghề 693.000 820.000 910.000 118,33 110,98 11 Chi SN môi trường 6.574 9.274 9.900 141,07 106,75 12 Chi khác 8.327 9.416 9.068 113,08 96,30

B Chi ngân sách Thi ̣ trấn, Xã 40.217 56.760 61.115 141,13 107,67 1 Chi đầu tư XDCB 7.895 17.408 11.750 220,49 67,50 2 Chi thường xuyên 32.322 39.352 49.365 121,75 125,44 Tổng cộng chi 515.157 513.583 566.702 99,69 110,34 Nguồn: UBND huyện Yên Dũng (2014-2016)

Dự toán chi ngân sách Nhà nước do phòng Tài chính- Kế hoạch huyện tổng hợp, quy trình thực hiện theo Luật ngân sách và quy định của nhà nước giống như của lập dự toán thu đã nêu ở trên.

Công tác phân bổ dự toán được triển khai vào cuối năm, thời điểm này các cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế của huyện đang tập trung phấn đấu hoàn thành kế hoạch đồng thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND xã và thị trấn đối chiếu số liệu để tiến hành khóa sổ kế toán. Do nhiều việc dồn vào thời gian cuối năm nên công tác phân bổ dự toán không tránh khỏi các sai sót xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)