Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyê ̣n Yên Dũng giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 94)

2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4.3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Yên Dũng đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng huyê ̣n Yên Dũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, phát triển theo hướng văn minh, bền vững, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng kinh tế Yên Dũng phát triển nhanh, bền vững; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tạo tiền đề vững chắc để phát triển Yên Dũng ở giai đoạn tiếp theo, xây dựng Yên Dũng đảm bảo được chức năng là vùng động lực cho sự phát triển chung của tỉnh.

Với 03 khâu đột phá: (1) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cấp; đảm bảo tính kết nối với các vùng trong tỉnh, các đô thị, các trung tâm phát triển trong vùng Thủ đô, vùng Trung du Miền núi phía Bắc và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội với việc xác định các hướng, khu vực, trục phát triển chủ yếu, tạo tiền đề để mở rộng Yên Dũng trong giai đoạn tiếp theo. (2) Thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, trong đó trọng tâm là thu hút đầu tư

theo quy hoạch với các dịch vụ thương mại, khách sạn, tài chính; quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng, hướng tới hình thành và phát triển dịch vụ . Phát triển dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng lưu niệm, đặc sản của tỉnh cho khách du lịch tại khu đô thị, khu tâm linh. (3) Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; cải cách tổ chức bộ máy, con người, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành, tạo ra chuyển biến mạnh trong hoạt động dịch vụ công, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp có tác phong chuyên nghiệp, có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đổi mới công tác chỉ đạo điều hành từ huyện đến cơ sở.

* Phương hướng tổ chức không gian:

Yên Dũng phát triển theo 4 hướng chính. (1) Hướng Tây, hình thành trục đô thị theo hướng Đông Tây: kết nối các chức năng Trung tâm Hành chính, đô thị hiện hữu và đô thị dịch vụ thương mại tổng hợp; (2) Hướng Đông Bắc, phát triển khu du lịch tâm linh; (3) Hướng Nam - Đông Nam, phát triển khu đô thị gắn với dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các khu sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch gắn với núi Nham Biền; (4) Hướng Tây Bắc, phát triển khu đô thị sinh thái, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, các khu du lịch gắn với núi Nham Biền.

Tổ chức không gian đô thị: Khu trung tâm được bố trí tại những vị trí thuận lợi về giao thông, kết nối thuận lợi với các khu chức năng đô thị khác, khu vực trung tâm có không gian kiến trúc đặc trưng, đa dạng và có ý nghĩa văn hoá; Không gian đô thị được tổ chức thành các trục chủ đạo là các công trình trụ sở cơ quan, văn phòng, khách sạn, công viên vui chơi giải trí lớn và trục cảnh quan tự nhiên; Điều chỉnh địa giới hành chỉnh, nâng cấp 02 xã lên thi ̣ tứ.

Không gian khu vực nông thôn: Xây dựng không gian nông thôn trên cơ sở giữ gìn bản sắc đặc trưng của từng địa phương, làng xã; xây dựng các thôn, xã với đầy đủ các hạ tầng cơ bản như nhà văn hóa, sân thể thao…

4.3.2.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện của huyê ̣n Yên Dũng giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tiếp tục duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy những thắng lợi của Yên Dũng đảm bảo

phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ Yên Dũng khóa XXI; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, du lịch; xuất khẩu, tăng thu ngân sách.Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị, tăng tỷ lệ dân số thành thị. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá; tiểu thủ công nghiệp, nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạynghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội,giảm nghèo bền vững. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; tăng cường ứng dụng khoa học,công nghệ trong mọi lĩnh vực. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Để thực hiện các mục tiêu cơ bản của nhiệm kỳ tới, thúc đẩy kinh tế huyê ̣n Yên Dũng tăng trưởng thì công tác quản lý ngân sách trên địa bàn cần thiết phải được xây dựng và hoàn thiện những định hướng chung sau:

Việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp, Luật NSNN và các chính sách, chế độ quản lý NSNN và phải gắn với tổng thể cơ chế quản lý kinh tế nói chung.

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho các xã, thi ̣ trấn theo hướng: phân cấp quản lý NSNN phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế xã hội, gắn với sự phân chia quyền lợi về kinh tế xã hội; phải đảm bảo tính tập trung thống nhất, đồng thời phải đảm bảo phát huy cao độ tính tự chủ, năng động, sức sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở, đảm bảo thực quyền cho HĐND các cấp. Phân định từ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cường tính chủ động của cấp ngân sách địa phương, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm xá, bệnh viện.

Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách theo hướng: thu NSNN trong sự phát triển bền vững, thu nhưng không làm suy yếu nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế nhằm tạo môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết hài hòa được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội,

phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN. Chi ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, huy động mọi nguồn lực xã hội để bớt gánh nặng chi tiêu NSNN, đồng thời nâng cao tính chủ động và hiệu quả của từng ngành, từng địa phương: đổi mới chính sách phân phối NSNN nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức tỷ trọng NSNN chi cho đầu tư phát triển: phát triển văn hóa xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện.

Thực hiện quản lý và điều hành một cách chặt chẽ các giai đoạn của chu trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN, đảm bảo NSNN được quản lý chặt chẽ, hiệu quả.

Chấp hành tốt Luật NSNN: thực hiện tốt Luật tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; từng bước tăng số xã, thi ̣ trấn thị trấn tự cân đối ngân sách.

Để triển khai tốt những quy định trên cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 94)