Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyê ̣n Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 91)

Dũng, tỉnh Bắc Giang

trong nước cũng như của thế giới và khu vực là những yếu tố quyết định đến phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Yên Dũng trong giai đoạn tiếp theo.

4.3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong thời gian tới

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế được dự báo vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen lẫn vào nhau; kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy nhanh; cạnh tranh về kinh tế, thương mại rất gay gắt. Công cuộc đổi mới đất nước và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo ra những nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn về phát triển kinh tế xã hội.

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế của mình và những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, huyê ̣n Yên Dũng có bước đệm vững chắc để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tiếp theo.

Theo Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng giai đoạn 2007 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, mục tiêu đặt ra là xây dựng huyê ̣n Yên Dũng phát triển nhanh, có trọng tâm và bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp và Xây dựng - Nông nghiệp - Thủy sản; đời sống của người dân được nâng cao; kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại. Đây cũng là yếu tố thuận lợi thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội của Yên Dũng trong thời gian tới.

Huyê ̣n Yên Dũng là huyện có tốc độ công nghiệp hóa cao, đất đai thuận lợi cho việc xây dựng các khu đô thị và tiềm năng phát triển còn rất lớn, hệ thống giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều nghành kinh tế đang tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; lợi thế của từng ngành, từng vùng đang được phát huy; chất lượng tăng trưởng đã có những bước cải thiện đáng kể; các doanh nghiệp đã bước đầu thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế, đã tự chủ hơn trong cơ chế thị trường. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện và đang phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, huyê ̣n Yên Dũng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường ảnh hưởng đến công việc làm ăn của người dân và ảnh hưởng đến việc thực hiện kinh tế xã hội của Huyê ̣n. Quá trình hợp tác phát triển tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước.

Đồng thời, công tác quy hoạch chưa đồng bộ, triển khai ở nhiều lĩnh vực còn chậm; hạ tầng giao thông còn bộc lộ những bất cập nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực còn có những hạn chế thiếu lao động có tay nghề và lao động chất lượng cao, tác động đan xen giữa sự phát triển công nghiệp với các ngành kinh tế khác.

Quy mô sản xuất một số ngành còn nhỏ bé, phân tán, chất lượng hàng hóa chưa cao, vẫ còn kém về tính cạnh tranh; sản xuất nông nghiệp manh mún, giá trị sản xuất thấp, chưa cao, chưa tận dụng hết tiềm năng lợi thế về đất đai và vị trí địa lý. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các đơn ví sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 91)