Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 89)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý ngân sách của Yên Dũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan.

4.2.2.1 Hạn chế trong công tác lập dự toán ngân sách Nhà nước

Công tác lập dự toán thu, chi NSNN chất lượng chưa cao, hầu hết các xã, thi ̣ trấn trong Yên Dũng chưa tự cân đối được ngân sách của cấp mình. Việc lập dự toán ngân sách của cấp xã, thi ̣ trấn còn có những bất cập như: dự toán ngân sách của xã thi ̣ trấn còn chưa sát với tình hình thực tế phát sinh nhiều khoản cấp bổ sung chưa căn cứ theo tiêu chuẩn định mức nhà nước dẫn đến không chủ động trong việc cân đối nguồn thu với nhiệm vụ chi, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao,

nhiều chỉ tiêu xây dựng kế hoạch thu ngân sách thấp, còn che dấu các nguồn thu khác để hưởng trợ cấp và hưởng phần thu vượt kế hoạch.

- Công tác thu:

+ Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý thu chưa có biện pháp tı́ch cực để tăng thu ngân sách nhà nước.

+ Giao đất có thu tiền sử dụng đất còn có nơi chưa thực hiện theo hình thức đấu giá qui định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ; Thu tiền cho thầu đất lâu dài còn trái với Luật Đất đai và Luật Ngân sách nhà nước .

+ Việc lập dự toán xác định nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương tại một số đơn vị chưa sát với thực tế; Khi giao dự toán cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu còn có đơn vị chưa sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế đô ̣ (Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%) để thực hiện cải cách tiền lương theo qui định; Ngân sách một số huyện chưa sử dụng 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do tỉnh giao để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

+ Quá trình tổ chức thu thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp thực hiện chưa đúng mức thu, đối tượng thu; chưa thực hiện tốt công khai mức thu; phản ánh còn chưa đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vào sổ kế toán, báo cáo tài chính

+ Công tác phối hợp của các đơn vị ở một số huyện còn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời ở một số lĩnh vực về thu thuế phương tiện vận tải, thu thuế xây dựng cơ bản, dẫn đến còn bị thất thu .

+ Một số đơn vị không thực hiện việc kê khai thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và văn bản hướng dẫn thi hành.

- Công tác chi:

+ Việc chi NSNN cho đầu tư xây dựng ở nhiều huyện còn dàn trải, manh mún, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, giảm hiệu quả vốn đầu tư. Phê duyệt dự án đầu tư tràn lan, vượt khả năng nguồn vốn, dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách địa phương, nợ đọng về xây dựng lớn (đặc biệt là đối với cấp xã). Trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng: Công tác lập, thẩm định, phê

duyệt dự toán các công trình XDCB chưa thực hiện tốt; Công tác quản lý, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng của các đơn vị quản lý dự án, chủ đầu tư còn nhiều sai phạm (đặc biệt là đối với cấp xã); Công tác thẩm định dự toán, thẩm tra quyết toán của cấp huyện còn chưa được chặt chẽ.

+ Việc sử dụng dự phòng ngân sách còn sử dụng cho nhiệm vụ không thật cấp bách, như: mua sắm tài sản, chi thường xuyên.

+ Trong công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp: Một số đơn vị được thanh tra chưa xây dựng được qui chế chi tiêu nội bộ theo qui định; Còn một số đơn vị thực hiện chưa đúng quy định việc sử dụng tiền, tài sản nhà nước trong việc thưởng, biếu tặng ; Thanh toán công tác phí, hội nghị, điện thoại chưa đúng quy định; Mua sắm tài sản, hàng hoá chưa thực hiện việc thẩm định, phê duyệt giá theo quy định; mua sắm tài sản còn chưa đúng qui định.

+ Chi ngân sách địa phương hỗ trợ các đơn vị ngoài nhiệm vụ, không đúng chế độ.

4.2.2.2 Hạn chế trong chấp hành ngân sách Nhà nước

Về thu ngân sách: Công tác thu ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyê ̣n Yên Dũng còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém cần được củng cố và hoàn thiện Chính sách thu một mặt chưa bao quát được hết nguồn thu, mặt khác chưa có kế hoạch động viên và nuôi dưỡng nguồn thu. Hình thức thu, biện pháp quản lý thu thuế còn nhiều điểm chức hợp lý dẫn đến thất thoát nguồn thu cho ngân sách. Những quy định về thu phí, lệ phí và các khoản huy động đóng góp tự nguyện của Nhân dân vẫn chưa thực sự rõ ràng dẫn tới khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiê ̣n tại địa phương. Số thu của các xã, thi ̣ trấn mặc dù các năm đều giữ mức tăng trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên của địa phương và vẫn phải trợ cấp từ ngân sách cấp trên.

Việc thất thu từ thuế từ các hộ kinh doanh đến các doanh nghiệp vẫn còn do các hộ chưa thực hiện việc mở sổ kế toán đầy đủ theo quy định, thực hiện sai chế đô ̣ ghi hóa đơn bán hàng, giấu doanh thu thuế.

Công tác quản lý nguồn thu còn hạn chế, công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế chưa được đẩy mạnh và quyết liệt dẫn đến tình trạng thất thu dưới các hình thức như: nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kê khai nộp thuế, dẫn đến việc thất thu thuế còn nhiều, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh chưa kê khai

đúng số thuế phải nộp; hầu hết các hộ thực hiện theo thuế khoán, mức thuế khoán phải nộp thường thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế phát sinh; nhiều cá nhân đăng ký hành lập doanh nghiệp nhưng không thực hiện kinh doanh mà để buôn bán bất hợp pháp để thu lợi, nhiều doanh nghiệp chây ỳ, dây dưa, nợ đọng thuế, cố tình hạch toán sai chi phí sai quy định để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNCN vẫn còn thất thu, đặc biệt là với những người hành nghề tự do. Cụ thể một số doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể đóng trên địa bàn các thi ̣ trấn, xã còn nợ thuế trong năm 2016 như bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tình trạng nợ thuế năm 2016 của các đơn vị trên địa bàn huyê ̣n Yên Dũng

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tên đơn vị Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế Môn bài Cộng

1 Thi ̣ trấn Neo 1.590 1.567 20 3.177 2 Thi ̣ trấn Tân Dân 786 675 18 1.479 3 Xã Nô ̣i Hoàng 256 236 25 517 4 Xã Tiền Phong 1.356 621 15 1.992 (Nguồn số liệu Chi cục thuế huyê ̣n Yên Dũng năm 2017)

Việc quản lý nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn tuy đã từng bước chấn chỉnh song công tác thu vẫn còn chưa chặt chẽ, chưa phản ánh đầy đủ vào ngân sách theo đúng quy định. Vẫn còn tình trạng ở một số nơi thu ngân sách không nộp vào kho bạc, phản ánh sai nội dung thu. Công tác quản lý hộ gia đình kinh doanh chưa được quan tâm, chưa có biện pháp hoặc sử dụng những biện pháp thu nợ.

- Về chi ngân sách: Chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn Yên Dũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các khoản chi còn dàn trải, hiệu quả còn thấp chưa cao và chưa chú trọng đến kết quả đầu ra, công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế văn hóa, thể dục thể thao thực hiện còn chậm, kết quả còn thấp. Vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên.

Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dàn trải, hiệu quả còn hạn chế chưa thực sự dựa trên cứ nguồn lực của địa phương để bố trí. Việc thực hiện quy trình đầu tư (thẩm định, phê duyệt đề án, đấu thầu…) còn nhiều hạn chế, tồn tại. Một số khoản chi sự nghiệp (sự nghiệp y tế, văn hóa thể thao, đào tạo dạy nghề…) còn

mang tính chất đầu tư vẫn chưa được quản lý theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước gây lãng phí và thất thoát tiền của Nhà nước. Nhiều công trình thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm (như chương trình giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương…) các địa phương cũng chưa làm tốt được công tác huy đô ̣ng, đóng góp của nhân dân, dẫn đến sự kéo dài, khó khăn trong thanh quyết toán vốn đầu tư. Cụ thể một số công trình đã được quyết toán nhưng chưa được thanh toán hết cụ thể trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Một số công trình chưa thanh toán hết

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên công trình Giá trị công trình Giá trị đã thanh toán

Giá trị chưa thanh toán

1 Nâng cấp đường đê xã Tiến Dũng, Đức Giang, Đòng Việt 6 12.25 10.856 1.400 2

Cải tạo nâng cấp đường Pháp Loa 2 18.56 18.262 300 3 Công trình Kè hồ Ba Tổng 2.854 2.450 404 (Nguồn số liệu Phòng Kế hoạch – Tài chính huyê ̣n Yên Dũng năm 2017)

Chi thường xuyên ở một số đơn vị dự toán, một số xã, thị trấn còn chưa thực hiê ̣n đúng chế độ tài chính, chưa hiệu quả. Một số đơn vị chưa nghiêm túc trong việc thực hiện các chế độ chi tiêu hội nghị, tiếp khách, hội họp… còn phô trương, hình thức và không thiết thực. Nhiều nội dung chi chưa đưa vào quy chế chi tiêu của đơn vị. Một số xã, thi ̣ trấn trong quá trình điều hành ngân sách không bám sát vào dự toán nên dẫn đến chi lạm nguồn kinh phí từ nguồn chi xây dựng cơ bản sang chi thường xuyên cụ thể như bảng 4.11.

Bảng 4.11. Tình trạng chi sai nội dung của một số đơn vị trên địa bàn Huyê ̣n

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên đơn vị Năm 2014 Năm 2015

1 Thi ̣ trấn Tân Dân 8,56

2 Thi ̣ trấn Neo 39,52

3 xã Tiền Phong 25,6

Công tác quản lý tài sản công tại cơ quan hành chính sự nghiệp, các xã, thi ̣ trấn còn nhiều vướng mắc như theo dõi hồ sơ, danh mục tài sản không liên tu ̣c; việc kiểm kê đánh giá lại tài sản chưa thực hiện đúng quý định, một số tài sản chưa đưa vào sổ sách, việc quản lý tài sản công chưa được theo dõi và tổng hợp đầy đủ tı̀nh hình tài sản của các đơn vị dự toán cấp dưới, việc mua sắm tài sản còn tùy tiện, không sát với nhu cầu thực tế, còn có tình trạng mua sắm vượt định mức quy định.

4.2.2.3. Hạn chế trong quyết toán ngân sách nhà nước

Công tác quyết toán NSNN của các xã, thi ̣ trấn trên địa bàn huyê ̣n Yên Dũng hiện nay vẫn còn một số những hạn chế như: một số đơn vị dự toán và ngân sách xã lập báo cáo quyết toán còn chậm so với quy định, nội dung một số mục thu, chi không đúng mục lục NSNN. Chất lượng đội ngũ kế toán tại một số xã, thị trấn còn yếu và chưa nắm rõ các quy định về tài chính. Một số nơi còn chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật Kế toán thống kê về chế độ, chứng từ kế toán, nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán. Cán bộ kế toán chưa thực sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, báo cáo quyết toán còn chậm nộp chưa đúng hạn. Theo quy định của Bộ Tài chính thời gian gửi báo cáo quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán cấp I chậm nhất ngày 25 sau khi kết thúc quý (đối với báo cáo quý), chậm nhất là ngày 15/2 năm sau đối với cấp xã. Nhưng các xã thường báo cáo sang tháng 3 và sau tháng 3 của năm sau, điều này cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo ngân sách của Huyê ̣n.

Cán bộ tài chính có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ song còn thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, hạn chế kiến thức về quản lý Nhà nước. Quản lý ở cơ sở còn mang tính hình thức, chưa đi sâu, sát cơ sở, sử lý công việc có lúc có nơi còn chưa kịp thời, đúng tiến độ mặc dù có đề ra thời gian thụ lý và giải quyết công việc đặc biệt là quyết toán xây dựng cơ bản.

Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán vẫn còn mang tính hình thức, nhiều khi chỉ là thủ tục cho hợp lý hóa số liệu thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành còn chậm dẫn đến số lượng công trình còn tồn đọng chưa được kiểm tra và phê duyệt.

4.2.2.4 Hạn chế trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN của các cơ quan quản lý Nhà nước đã được chú trọng, tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt

ra. Số lượng cán bộ chuyên môn của các phòng Tài chính – Kế hoạch của Yên Dũng ı́t nên không làm thường xuyên theo quý, thường các đơn vị phải một năm mới được kiểm tra tài chính được một lần. Bên cạnh đó vẫn có sự chồng chéo lẫn lộn chức năng kiểm tra, thanh tra ngân sách giữa các cơ quan Tài chính, thanh tra tài chính, thanh tra thuế, thanh tra kho bạc.

Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước đặc biệt là ở Yên Dũng nhiều khi cán bộ không hiểu hết chính sách, chế độ, làm sai chức năng, thẩm quyền, máy móc dập khuôn nên gây ra không ít khó khăn, ách tắc trong quá trình thu - chi ngân sách của các đơn vị dự toán.

Công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; công khai dự toán năm của một số đơn vị còn chưa thực hiện theo qui định.

Một số đơn vị dự toán thực hiện hạch toán kế toán chưa chính xác, chấp hành chưa tốt về chế độ chứng từ, sổ sách theo qui định tại Luật kế toán .

Tóm lại, bên cạnh những kết quả đã làm được, công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyê ̣n Yên Dũng vẫn còn những hạn chế cần phải sớm khắc phục và hoàn thiện trong việc phân cấp quản lý ngân sách, cải tiến hoàn thiện các khâu của chu trình ngân sách nhằm làm cho hoạt động của địa phương ngày càng hiêu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian tới.

4.2.2.5 Nguyên nhân

Do Yên Dũng còn coi nhẹ công tác quản lý tài chính ngân sách, chưa chú trọng thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm; đội ngũ cán bộ tài chính ngân sách xã, thị trấn ở một số đơn vị năng lực còn yếu; việc triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện các chủ trương, chı́nh sách pháp luật về tài chính ngân sách chưa thường xuyên…

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do tác động của tình hình kinh tế thế giới, biến động giá cả trong và ngoài nước cũng như thay đổi các chính sách thu ngân sách.

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong một số lĩnh vực, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong bố trí sử dụng cán bộ, công chức… chưa được hoàn thiện đồng bộ; nhiều tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

+ Các năm qua các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến tỉnh, huyện đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành việc sử dụng ngân sách của các huyện, đơn vị dự toán và các xã thị trấn, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quản lý điều hành và chấp hành việc chi tiêu ngân sách nhằm thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 89)