Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Cùng với thành phố Thái Bình, huyện Đông Hưng nằm giữa trung tâm tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, phía Bắcgiáp huyện Quỳnh Phụ, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hưng Hà, phía Tây Nam giáp huyện Vũ Thư, chính giữa phía Nam giáp thành phố Thái Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kiến Xương. Con sông Trà Lý chảy men theo ranh giới phía Nam của huyện với các huyện Vũ Thư và Kiến Xương.

Trên địa bàn huyện có một mạng lưới nhằng nhịt các con sông nhỏ lấy nước từ hai con sông là sông Luộc và sông Trà Lý để cấp nước cho sông Diêm Hộ. Trong đó con sông lớn nhất là con sông Tiên Hưng, là nhánh lớn của sông Diêm Hộ, lấy nước từ sông Luộc, chảy qua thị trấn huyện lỵ Đông Hưng. Cực Đông của huyện là xã Đông Kinh, cực Bắc là xã Đô Lương, cực Tây là xã Bạch Đằng.Huyện có diện tích tự nhiên là 191,76 km², toàn bộ là đồng bằng.

Dân số: 246.335 người (2007).

Với vị trí địa lý trên, huyện Đông Hưng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, nông nghiệp v.v. . và đang vươn lên, trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực vùng Nam đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ.

Đông Hưng có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng cấy lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển TTCN.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Đông Hưng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng thời tiết khí hậu của vùng đồng bằng Bắc bộ, lạnh về mùa đông, nóng và mưa nhiều về mùa hè. Nằm trong khu vực của vịnh Bắc bộ, hàng năm chịu ảnh hưởng nhiều cơn bão nhiệt đới. Mùa mưa trùng với mùa bão lụt, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000- 1200mm/năm nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, nên nguồn lợi mặt nước vùng ao hồ nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Lượng mưa phân bổ theo mùa rõ rệt trong năm, nên đòi hỏi phải có

biện pháp và có hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu đồng bộ để điều tiết nước cho phù hợp. Độ ẩm trung bình của huyện Đông Hưng tương đối cao. Độ ẩm không khí hàng năm trung bình đạt 83% trong mùa mưa, vào mùa nồm độ ẩm có thể lên đến trên 90%. Nhiệt độ trung bình trong năm là 220C, tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 7 đến tháng 9, nhiệt độ lên đến 380C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông có thể xuống dưới 100C. Như vậy thời tiết của Đông Hưng có nhiều thuận lợi cho việc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết, khí hậu biến động như vậy, quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Đông Hưng cũng gặp không ít khó khăn đòi hỏi chính quyền các cấp phải có biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro trong việc hoạch định các chính sách kinh tế.

Đông Hưng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội một cách đa dạng. Tuy nhiên, cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước, Đông Hưng không tránh khỏi việc phải hứng chịu những diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai gây ra do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những biểu hiện ngày càng rõ nét như: áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy… Từ năm 2000 đến nay, sau 15 năm đã có hơn 30 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến địa bàn huyện. Rét đậm, rét hại kéo dài với cường độ mạnh (điển hình là mùa đông năm 2008) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, mưa lớn bất thường xảy ra nhiều gây úng lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình đất đai 3.1.2.1. Tình hình đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2016 là 22.604 ha; trong đó đất nông nghiệp là 14.260 ha, đất lâm nghiệp 991 ha, đất chuyên dùng 4.215 ha, đất ở là 1.821 ha, đất chưa sử dụng 908 ha (Bảng 3.1).

Số liệu Bảng 3.1 cũng cho thấy, về cơ bản Đông Hưng vẫn là một huyện nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện có xu hướng tương đối ổn định qua 3 năm và chiếm khoảng 63% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất nông nghiệp bình quân tính cho một hộ cũng như một nhân khẩu nông nghiệp của huyện Đông Hưng là tương đối lớn. Diện tích đất nông nghiệp bình quân tính cho một hộ nông nghiệp khoảng 4.400 m2, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp bình quân của một khẩu nông nghiệp cũng đạt khoảng 1.200 m2.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Đông Hưng trong giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu Số

lượng Cơ cấu

Số

lượng Cơ cấu 15/14 16/15 BQ

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)

I. Diện tích đất tự nhiên 22.604 100 22.604 100 22.604 100 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 14.364 63,5 14.359 63,5 14.260 63,1 99,97 99,31 99,64 2. Đất lâm nghiệp 985 4,4 985 4,4 991 4,4 100,00 100,61 100,30 3. Đất chuyên dùng 3.918 17,3 4.112 18,2 4.215 18,6 104,95 102,50 103,72 4. Đất ở 1.795 7,9 1.805 8 1.821 8,1 100,56 100,89 100,72 5. Đất chưa sử dụng 917 4,1 916 4,1 908 4 99,89 99,13 99,51 II. Một số chỉ tiêu BQ BQ đất NN/nhân khẩu (m2) 1,275 - 1,267 - 1,253 - 99,37 98,90 99,13 BQ đất NN/hộ NN (m2) 4,458 - 4,439 - 4,388 - 99,57 98,85 99,21

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Hưng (2016)

3.1.2.2 . Dân số và lao động

Huyện Đông Hưng gồm 44 xã và 2 thị trấn, tính đến tháng 12 năm 2016 tổng dân số của toàn huyện là 236.785 người trong đó nam là 116.851 người chiếm 49,3% (Bảng 3.2). Năm 2016 toàn huyện có 67.235 hộ gia đình, trong số đó có tới 57,9% số hộ (38.929 hộ) thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ lớn và tương đối ổn định qua các năm, điều này cho thấy phần lớn dân cư của huyện Đông Hưng đều tập trung sản xuất nông nghiệp và có đời sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 59,6%; 59,4%; và 59,3%. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có xu hương tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của huyện Đông Hưng năm 2016 là 17,9%, trong khi đó lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chỉ chiếm 7,7% trong tổng số lao động của toàn huyện.

3.1.2.3. Phát triển kinh tế

Năm 2016 Đông Hưng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tốp đứng đầu của tỉnh, giá trị sản xuất đạt 11.271 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 12,5% so với năm 2014 (Bảng 3.3).

Giá trị ngành nông nghiệp, thuỷ sản năm 2016 đạt 4.017 tỷ đồng tăng 4,2% so với năm 2015, bình quân giai đoạn 2014 - 2016 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản của huyện tăng 3,7%. Nông nghiệp, thủy sản vẫn là ngành kinh tế đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện.

- Trồng trọt: Tổng dịên tích gieo trồng là 28.311 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm đạt 20.810 ha, lúa chất lượng cao chiếm 45% diện tích, năng suất cả năm đạt 129,2 tạ/ha. Huyện tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hoá, chú trọng cấy giống lúa phục vụ cho xuất khẩu. Nhờ có sự quan tâm sâu sát chỉ đạo của ngành nông nghiệp, trong những năm qua sản lượng lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu ngày càng tăng.

Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Đong Hưng giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ I. Tổng số hộ Hộ 63.689 100,0 65.449 100.0 67.235 100,0 102,8 102,7 102,7

1. Nông, lâm, thủy sản Hộ 38.786 60,9 38.842 59,4 38.929 57,9 100,1 100,2 100,1

2. Công nghiệp, XD Hộ 9.043 14,2 9.097 13,9 9.211 13,7 100,6 101,2 100,9

3. Thương mại, dịch vụ Hộ 4.394 6,9 4.778 7,3 4.874 7,2 108,7 102,0 105,3

4. Hộ khác Hộ 11.466 18,0 12.732 19,4 14.221 21,2 111,0 111,7 111,3

II. Tổng dân số Người 233.874 100,0 235.535 100,0 236.785 100,0 100,7 100,5 100,6

1. Nam Người 115.099 49,3 116.118 49,3 116.850 49,3 100,8 100,6 100,7

2. Nữ Người 118.775 50,7 119.417 50,7 119.935 50,7 100,5 100,4 100,4

III. Tổng lao động Người 124.288 100,0 124.834 100,0 125.496 100,0 100,2 100,4 100,3

1. Nông, lâm, thủy sản Người 68.736 59,6 68.620 59,4 68.780 59,3 99,8 100,2 100,0

2. Công nghiệp, XD Người 18.927 16,4 19.730 17,1 20.716 17,9 104,2 105,0 104,6

3. Thương mại, dịch vụ Người 7.922 6,9 8.514 7,4 8.930 7,7 107,5 104,9 106,2

4. Ngành khác Người 19.780 17,1 18.710 16,2 17.594 15,2 94,6 94,0 94,3

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Người 3,67 - 3,60 - 3,52 - - - -

2. Lao động/hộ Người 1.95 - 1,90 - 1,86 - - - -

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Hưng (2016)

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%)

2015/2014 2016/2015 BQ

I. Tổng GTSX (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 9.154 10.015 11.271 109,4 112,5 110,9

1. Nông nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 3.730 3.853 4.017 103,3 104,2 103,7

2. Công nghiệp, tiểu thủ CN Tỷ đồng 3.038 3.454 4.196 113,7 121,5 117,5

3. Xây dựng Tỷ đồng 824 955 1.129 103,3 118,2 110,5

4.Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 1.608 1.753 1.929 109,0 110,0 109,5

II. Tỷ lệ tăng dân số % 0,72 0,71 0,71 - - -

III. Tỷ lệ đói nghèo % 5,98 3,50 2,97 - - -

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Tổng GTSX/hộ Trđ/ hộ 143,7 153,0 167,6 106,5 109,5 113,2

2. Tổng GTSX/ khẩu Trđ/ khẩu 39,1 42,5 47,6 108,7 112,0 116,5

3. Tổng GTSX/LĐ Trđ/LĐ 73,6 80,2 89,8 108,9 111,9 110,4

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Hưng (2016)

- Chăn nuôi: Huyện tập trung chỉ đạo đẩy mạnh, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, quy mô lớn, công nghệ cao. Toàn huyện đến cuối năm 2016 đã có 393 trang trại tăng 5 trang trại so với năm 2015; 1.654 gia trại tăng 14 gia trại so với năm 2015, nhiều mô hình trang trại liên doanh với nước ngoài (CPI) làm ăn có hiệu quả, trong đó có trang trại mang lại thu nhập trên 01 tỷ đồng/ năm, giải quyết việc làm cho 20 lao động/01trang trại. Đi đôi với phát triển mở rộng trong chăn nuôi, công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm ngày càng được quan tâm đúng mức vì vậy đã hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

- Giá trị ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 2016 đạt 4.196 tỷ đồng tăng 21,5% so với năm 2015. Trong thời gian gần đây, nhờ có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện cho nên các doanh nghiệp đã đầu tư thuê đất sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi, giá trị sản xuất hàng năm đạt 200 tỷ đồng/ năm. Huyện cũng tập trung chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề, khôi phục nghề truyền thống, đồng thời duy trì và phát triển những làng nghề đã được tỉnh công nhận.

Đến nay trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp, trong đó có 79 dự án đầu tư và đăng ký đầu tư, tăng 17 dự án so với năm 2010, giải quyết việc làm cho 17.500 lao động. Huyện chủ trương tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng và khai thác các khu, cụm công nghiệp hiện có, mở rộng cụm công nghiệp Đông Xuân để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp lớn như công ty: MAXPORT, Lam Sơn, Hưng Cúc, Thành Long. Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tụcđược quan tâm, 5 năm qua đã phát triển 25 doanh nghiệp mới.

Nghề và làng nghề được củng cố, duy trì và phát triển. Toàn huyện có 27 làng nghề (tăng 5 làng nghề so với năm 2010), tạo việc làm cho 32.000 lao động. Giá trị sản xuất nghề, làng nghề chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, huyện cũng đứng trước thách thức không nhỏ, đó là nguồn nguyên liệu phải nhập từ tỉnh ngoài, quy hoạch chưa đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường bị đe doạ, tai nạn, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Đây cũng là những nguyên nhân làm tác động đến nền kinh tế của huyện. Do đó đòi hỏi huyện phải có biện pháp đồng bộ để tập trung chỉ đạo trong những năm tới.

1.929 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2015, bình quân giai đoạn 2014 - 2016 giá trị sản xuất của lĩnh vực này tăng 9,5%. Hoạt động thương mại dịch vụ dần được thích ứng theo cơ chế thị trường, toàn huyện có 245 doanh nghiệp và gần 5 ngàn hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ; thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng. Để mở rộng thị trường và tăng cường xúc tiến thương mại, huyện đã đầu tư nâng cấp cải tạo và quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn huyện.

Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển rộng khắp; toàn huyện có 36 chợ vùng, 5 chợ xã; một số chợ nông thôn được đầu tư nâng cấp, xây mới theo hình thức BOT như: chợ Chùa xã Đông Á, chợ Phủ xã Đông Phong phù hợp với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới; di chuyển một số chợ để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông. Hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm được quan tâm chỉ đạo và đẩy mạnh. Các dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân phát triển.

Sự phát triển kinh tế của huyện Đông Hưng đã mang lại mức sống tương đối cao cho người dân tại địa bàn. Số liệu Bảng 3.3 cho thấy, giá trị sản xuất bình quân tính cho 1 hộ, 1 nhân khẩu, 1 lao động, và 1 ha đất nông nghiệp trên địa bàn Đông Hưng đạt được là rất cao và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Giá trị sản xuất tính bình quân cho 1 hộ năm 2014 là 143,7 triệu đồng, đến năm 2016 con số này đã tăng lên đạt 167,6 triệu đồng. Giá trị sản xuất tính bình quân cho 1 nhân khẩu giai đoạn 2014 - 2016 tăng 16,5%/năm. Giá trị sản xuất tính bình quân cho 1 lao động tăng cao (năm 2014 đạt 73,6 triệu đồng/lao động, đến năm 2016 con số này tăng cao, đạt 89,8 triệu đồng/lao động).

3.1.2.4. Đặc điểm văn hoá, giáo dục, y tế

- Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; phổ cập giáo dục tiểu học cho người lao động đến tuổi 35 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho thanh niên đến tuổi 25. Toàn huyện đã có 93/124 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 75%. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực theo chuẩn hoá, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Cơ sở vật chất trường, lớp được đầu tư xây dựng, nâng cấp theo chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 7 trường Trung học cơ sở liên xã (18 xã), đã góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục. Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)