tỉnh Bình Dương
Những năm qua, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã làm tốt công tác đầu tư xây dung cơ bản (XDCB) góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh, trong giai đoạn 2011- 2015, UBND tỉnh ban hành các quyết định phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển với số vốn đã phân bổ 2.111 tỷ đồng; tổng số vốn được giải ngân 2.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011-2015 đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 316 công trình; trong đó có 134 công trình trường học các cấp, 29 công trình nâng cấp, mở rộng, sửa chữa, xây mới các tuyến đường, 19 dự án ứng dụng công nghệ thông tin…
Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2015, các dự án được phê duyệt trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương do được khảo sát, tư vấn thiết kế phù hợp và sát với điều kiện thực tế của địa phương; công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nên đã không thực hiện điều chỉnh, cắt giảm quy mô, tổng mức đầu tư các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh.
Trong thời gian qua, các giải pháp về quản lý đầu tư XDCB, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm soát; thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển (chiếm 6,7%) nhưng được tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, tạo động lực thu hút các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác, việc thực hiện công tác phân cấp vốn đầu tư XDCB trong thời gian qua đã tạo được sự chủ động, linh hoạt việc bố trí vốn cho các công trình, dự
án quan trọng, bức xức, đáp ứng kịp thời nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của các cấp. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư công trình trong hạn mức quy định đã tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án đầu tư, chủ động thực hiện dự án, giảm bớt các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Đồng thời, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin cho”, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn và quản lý đầu tư xây dựng. Công tác quản lý ngân sách đầu tư cũng như khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện, cấp xã từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý đầu tư xây dựng. Giảm bớt áp lực cho các đơn vị cấp tỉnh trong việc quản lý, giám sát, cân đối bố trí vốn cho các công trình cấp huyện, cấp xã.
Công tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ. Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên cho những công trình quan trọng, bức xúc, các công trình chuyển tiếp, hạn chế tối đa khởi công mới. Công tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh (Nguyễn Thị Bình, 2012).