Đánh giá về nhận thức và sự thuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)

NNT là tổ chức

Tác giả đã tiến hành điều tra 20 đơn vị để đánh giá về nhận thức và sự tuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của NNT là khối tổ chức. Kết quả điều tra đã được phân tích như sau:

- Có 60% đối tượng đã nắm bắt được các nội dung cơ bản của chính sách thuế SDĐPNN, còn 40% đối tượng có biết nhưng không rõ ràng về các quy định của chính sách thuế SDĐPNN. Đối với các doanh nghiệp, việc tìm hiểu và tuân thủ các chính sách về thuế, trong đó có chính sách thuế SDĐPNN là trách nhiệm của đơn vị. Vì vậy 85% các đơn vị được phỏng vấn đều xác định đơn vị mình tự tìm hiểu về chính sách thuế SDĐPNN, 15% các đơn vị còn lại không nắm bắt rõ về chính sách thuế mà được cơ quan thuế hướng dẫn, thông báo, đôn đốc kê khai nộp thuế. Như vậy, về cơ bản các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất đều nắm bắt được thông tin về việc kê khai, nộp thuế SDĐPNN. Bên cạnh đó vẫn

còn một phần nhỏ NNT chỉ biết đến việc kê khai nộp thuế SDĐPNN sau khi được cơ quan thuế hướng dẫn, đôn đốc.

- Trong số các đơn vị được phỏng vấn thì có 5% NNT đã bị cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính chậm nộp hồ sơ khai thuế. Lí do NNT bị xử phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế là do không biết về chính sách thuế SDĐPNN, đến khi được cơ quan thuế hướng dẫn, đôn đốc kê khai thì đã bị chậm theo quy định. NNT khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa chủ động tìm hiểu các nghĩa vụ thuế liên quan đến phần đất được nhà nước giao, cho thuê. Số lượng NNT vi phạm chậm nộp hồ sơ khai thuế tuy rất nhỏ nhưng số lượng NNT chậm nộp tiền thuế lại tương đối lớn, chiếm 35% trên tổng số NNT. Nguyên nhân dẫn đến việc NNT chậm nộp tiền thuế là không biết thời hạn nộp thuế hoặc quên mất việc nộp thuế do thuế SDĐPNN chỉ là một sắc thuế nhỏ, số tiền phải nộp không lớn và một năm chỉ nộp một lần. 50% số người NNT được hỏi đồng ý với quy định ”NNT có trách nhiệm tự kê khai, tự nộp tiền thuế SDĐPNN hàng năm”, 50% số người NNT được hỏi không đồng ý với quy định trên. Lí do khiến NNT không đồng ý với quy định này là do sắc thuế này không phải loại thuế mà doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo kỳ (giống như thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Bảo vệ môi trường, thuế Tài nguyên, ...) nên NNT thường quên mất nghĩa vụ nộp thuế hàng năm. Thêm vào đó số thuế phải nộp không lớn, thời hạn nộp thuế là giữa năm chứ không phải đầu năm hay cuối năm, vì vậy doanh nghiệp không nhớ để nộp thuế cho đúng kỳ hạn chứ doanh nghiệp không có ý định trốn thuế.

Căn cứ vào kết quả điều tra đối với NNT là khối tổ chức, tác giả đưa ra nhận định rằng: Đa số NNT đều tự giác nắm bắt được thông tin về chính sách thuế SDĐPNN, chỉ có một số ít đối tượng chưa chủ động tìm hiểu về chính sách thuế về đất đai khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Hầu hết NNT đều tuân thủ việc nộp tiền thuế vào NSNN, không có ý định trốn thuế, tuy nhiên do đặc thù của chính sách thuế nên một số doanh nghiệp để xảy ra tình trạng “quên” nghĩa vụ nộp thuế. Chính vì vậy, NNT mong muốn được cơ quan thuế “hướng dẫn, nhắc nhở” về nghĩa vụ thuế để doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định, tránh phải nộp tiền chậm nộp.

4.2.2. Đánh giá về nhận thức và sự thuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của NNT là hộ gia đình, cá nhân NNT là hộ gia đình, cá nhân

đình, cá nhân phải nộp thuế SDĐPNN. Huyện Gia Lâm có 22 xã, thị trấn, chia làm 6 cụm (cụm Bắc Đuống1, cụm Bắc Đuống 2, cụm Nam Đuống 1, cụm Nam Đuống 2, cụm Trung tâm và cụm Sông Hồng). Mỗi cụm tác giả tiến hành điều tra 30 NNT, tại trụ sở cơ quan thuế thực hiện điều tra 20 NNT ngẫu nhiên. Kết quả điều tra được phân tích như sau:

- Các thông tin cơ bản của NNT: có 114 NNT là nam giới, chiếu 57% tổng số NNT được điều tra, còn lại là 86 NNT là nữ giới. Trong đó có 97 NNT trên 50 tuổi, chiếu 48,5%, số NNT từ 30 tuổi đến 50 tuổi chiếm 36,5%, còn lại 15% NNT là có độ tuổi dưới 30 tuổi. Trong số 200 NNT chỉ có 32,5% NNT có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, còn 67,5% là không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong số 67,5% NNT không có trình độ thì có đến gần 50% là chưa tốt nghiệp Phổ thông trung học. Nghề nghiệp chủ yếu của NNT là làm ruộng (chiếm 59%), lao động tự do chiếm 22%, còn lại nhân viên, công chức, viên chức chiếm 19% còn lại. Như vậy, căn cứ vào các thông tin của NNT có thể thấy rằng đa phần NNT tuổi cao trên 40 tuổi và có trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng nên nhận thức còn hạn chế.

- Khi được hỏi về chính sách thuế SDĐPNN, có đến 41,5% NNT không biết đến chính sách thuế này, 40% biết nhưng ít và chỉ có 18,5% là nắm bắt được một số nội dung cơ bản của chính sách thuế. Hầu hết NNT biết về thuế SDĐPNN là thông qua các buổi tuyên truyền chính sách thuế của cơ quan thuế, UBND xã, thị trấn hoặc thông qua hàng xóm, láng giềng. Có 72/200 NNT biết về chính sách thông qua tivi, báo chí, mạng internet. Như vậy chỉ có một số ít NNT chủ động tìm hiểu thêm về chính sách thuế SDĐPNN.

- Trong số 200 NNT được điều tra có đến 10,5% NNT chậm nộp hồ sơ khai thuế (các đối tượng này chủ yếu rơi vào các trường hợp được phỏng vấn trực tiếp tại cơ quan thuế khi trực tiếp đến nộp hồ sơ khai thuế SDĐPNN). Lí do chính của việc chậm kê khai hồ sơ khai thuế SDĐPNN là do NNT không sinh sống tại nơi có thửa đất chịu thuế nên đã không biết để kê khai đúng quy định hoặc đã biết nhưng chưa bố trí được thời gian về địa phương để kê khai nộp thuế nên dẫn đến chậm kê khai. Tất cả các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế này đều bị Chi cục thuế xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

- Có 87% NNT nộp thuế đúng hạn, khi cán bộ đi thu thuế là thực hiện nộp ngay tiền thuế theo đúng quy định. Có 13% NNT không nộp thuế đúng quy định. Nguyên nhân của việc chậm nộp tiền thuế là (i) Không đồng ý với số thuế phải

nộp (NNT cho rằng cơ quan thuế tính sai tiền thuế) (chiếm 34% số NNT nộp chậm tiền thuế); (ii) NNT không sinh sống tại địa phương nên đã không nộp thuế đúng thời gian theo quy định (chiếm 66% tổng số NNT nộp chậm tiền thuế).

Căn cứ vào kết quả điều tra nêu trên, tác giả đưa ra một số nhận định như sau:

- Do trình độ dân trí, trình độ học vấn của đại đa số NNT thấp, sống ở nông thôn nên hiểu biết về chính sách thuế không nhiều. Bên cạnh đó, hầu hết NNT là người đã có tuổi nên chưa chủ động cập nhật các thông tin về chính sách. Chính vì vậy, việc NNT có nắm bắt được chính sách cũng như tuân thủ pháp luật thuế hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan chức năng, ở đây chủ yếu là Chi cục thuế và UBND xã, thị trấn.

- NNT về cơ bản chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với Nhà nước. Có một số ít trường hợp bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (chậm kê khai thuế, chậm nộp tiền thuế). Như vậy, Chi cục thuế và UBND xã, thị trấn cần phối hợp tích cực hơn nữa trong việc hướng dẫn cũng như đôn đốc để NNT nắm bắt được quy định về việc kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 74)