Các giải pháp khác để tăng cường công tác quản lý thuế SDĐPNN để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 86)

đảm bảo nguồn thu từ thuế SDĐPNN

Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp về quản lý hộ, quản lý công tác thu, Chi cục thuế huyện Gia Lâm còn thực hiện các biện pháp khác về tuyên truyền chính sách thuế SDĐPNN để đảm bảo số thu ngân sách hàng năm cũng như giảm nợ đọng, cụ thể:

- Hàng năm, trước kỳ thu thuế của năm, Chi cục thuế tổ chức Hội nghị tập huấn chính sách thuế SDĐPNN và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đối tượng tham gia là lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, các ủy nhiệm thu thuế SDĐPNN của xã, thị trấn (thông thường là các trưởng, phó thôn/xóm, chủ tịch các hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, ...). Các cán bộ ủy nhiệm thu này là những người trực tiếp làm việc với NNT (hướng dẫn kê khai, giải đáp thắc mắc, điều chỉnh, bổ sung thông tin, thu thuế, ...). Tại buổi tập huấn, cán bộ thuế hướng dẫn các nội dung cơ bản của chính sách thuế SDĐPNN cũng như giải đáp các vướng mắc của NNT (thông qua cán bộ ủy nhiệm thu thuế) để cán bộ ủy nhiệm thu nắm bắt được các thông tin và về địa phương có thể hướng dẫn, giải đáp được cho NNT biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thuế.

- Chi cục thuế phối hợp với các phòng, ban của huyện trong công tác tuyên truyền chính sách thuế SDĐPNN đến NNT: tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh của huyện, xã; phát loa truyền thanh tại trụ sở cơ quan thuế; trực tiếp giải đáp, hỗ trợ NNT tại bộ phận Một cửa của Chi cục thuế; đăng bài tuyên truyền trên website của UBND huyện; tổ chức các hội nghị tập huấn chính sách thuế cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện; ....

- Chi cục thuế phối hợp với UBND xã, thị trấn trong việc giải quyết các tồn tại trong 5 năm đầu triển khai chính sách thuế SDĐPNN: Do chính sách thuế mới triển khai trong khi khối lượng hộ quản lý rất lớn, chủ yếu là nông dân, lao động tự do nên còn hạn chế về nhận thức dẫn đến việc triển khai chính sách thuế SDĐPNN còn tồn tại nhiều hạn chế. Thêm vào đó, hầu hết các công việc được

triển khai từ cấp xã, vì vậy Chi cục thuế đã tích cực phối hợp với UBND xã, thị trấn để giải quyết các tồn tại. Chi cục thuế thường xuyên gửi công văn hướng dẫn UBND các xã, thị trấn cách thức giải quyết các tồn tại. Bên cạnh đó, trong các cuộc họp tại huyện về công tác quản lý thuế, Chi cục thuế báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện về các xã, thị trấn chưa tích cực phối hợp với Chi cục thuế để giải quyết các tồn tại.

- Ngoài ra, cán bộ phụ trách công tác quản lý thuế SDĐPNN thường xuyên nghiên cứu, học tập các giải pháp, sáng kiến của các đơn vị cùng ngành để áp dụng vào công tác quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Gia Lâm, góp phần quản lý tốt đối tượng thu, tăng số thu, giảm nợ đọng, giải quyết các tồn tại trong quá trình thực hiện.

Trên đây là một số các giải pháp trong công tác tuyên truyền chính sách thuế, nhằm nâng cao nhận thức và tính tuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của NNT, từ đó gia tăng hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế SDĐPNN.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Luật thuế Nhà đất, nay là Luật thuế SDĐPNN ra đời đã góp phần tích cực vào việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho NSNN và cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế của từng địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu, rộng hơn, các chính sách quản lý thuế cần phải phát huy tốt vai trò của mình trong việc tăng nguồn thu NSNN cũng như quản lý đối tượng. Là một chính sách mới nên công tác quản lý thu thuế SDĐPNN trên cả nước nói chung và tại các địa phương nói riêng, trong đó có huyện Gia Lâm còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Vì vậy, để phát huy tốt vai trò của sắc thuế này thì nâng cao chất lượng trong công tác quản lý đối tượng thu, quản lý công tác thu là nhiệm vụ hàng đầu cần được thực hiện.

Căn cứ vào số thu thuế SDĐPNN hàng năm trên địa bàn huyện Gia Lâm thì thấy rằng số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công tác quản lý thu thuế SDĐPNN đã được thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện tốt việc thu thuế thì vẫn còn một số tồn tại, bất cập chưa được giải quyết, đó là vẫn còn sót hộ chưa đưa vào quản lý, số hộ nợ thuế còn nhiều, một số tồn tại chưa được giải quyết triệt để.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả đã phân tích và giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về luật thuế SDĐPNN, công tác quản lý đối tượng nộp thuế và công tác thu thuế.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế SDĐPNN, trong đó trọng tâm là công tác quản lý đối tượng thu (đối tượng nộp thuế) và quản lý thu thuế đối với 02 đối tượng NNT là khối tổ chức và khối hộ gia đình, cá nhân.

- Tìm hiểu và đánh giá về nhận thức cũng như sự tuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của NNT.

- Tìm hiểu thêm về nhận xét của người nộp thuế về công tác quản lý thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

giải pháp cơ bản để quản lý chặt chẽ và đầy đủ đối tượng thu, góp phần thúc đẩy việc tăng số thu thuế SDĐPNN cao hơn nữa.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu cũng như những hạn chế nhất định cả về khách quan và chủ quan, luận văn khó tránh khỏi những sai sót nhất định cũng như chưa đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra trong công tác quản lý thu thuế SDĐPNN. Tác giả mong nhận được nhiều đóng góp của các Thầy, Cô giáo cũng như các nhà nghiên cứu về chính sách thuế và các bạn bè, đồng nghiệp với hi vọng có thể tiếp tục nghiên cứu và đưa ra được nhiều giải pháp hơn nữa để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế SDĐPNN trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nói chung.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị đối với UBND huyện Gia Lâm

UBND huyện Gia Lâm cần thường xuyên quan tâm hơn trong việc chỉ đạo sự phối hợp giữa các Phòng, Ban ngành, các xã, thị trấn thực hiện tốt Luật thuế SDĐPNN.Các ban, ngành, đoàn thể của huyện tiếp tục tăng cường phối hợp với cơ quan thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật về thuế SDĐPNN cũng như các văn bản pháp luật thuế khác.

Đặc biệt UBND huyện Gia Lâm cần thường xuyên chỉ đạo UBND xã, thị trấn – đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện luật thuế SDĐPNN hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn, đôn đốc NNT kê khai, nộp thuế theo đúng quy định. Cơ quan thuế là đơn vị đồng cấp với UBND xã, thị trấn nên không thể trực tiếp chỉ đạo UBND xã, thị trấn mà chỉ có thể phối hợp với UBND xã, thị trấn để làm tốt công tác quản lý thu thuế SDĐPNN. Chính vì vậy, Chi cục thuế thường xuyên báo cáo kết quả phối hợp giữa hai bên với UBND huyện Gia Lâm cũng như đưa ra các kiến nghị, đề xuất để UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chính sách thuế SDĐPNN cũng như các sắc thuế khác.

Do đặc thù của thuế SDĐPNN là khối lượng hộ quản lý lớn, phổ biến trên diện rộng, gần như là hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn huyện Gia Lâm, nên cần số lượng cán bộ quản lý thu thuế tương đối nhiều. Chi cục thuế cũng kiến nghị UBND huyện Gia Lâm quan tâm đến công tác nhân sự tại các xã, thị trấn đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm thu thuế của UBND xã, thị trấn đối với ngân sách nhà nước.

5.2.2. Kiến nghị đối với Cục thuế thành phố Hà Nội

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT: Do đặc thù về đối tượng nộp thuế SDĐPNN là lớn, trình độ dân trí chưa cao, Chi cục thuế đề xuất Cục thuế Thành phố Hà Nội nghiên cứu và đề xuất với cơ quan ban hành chính sách thuế thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho NNT tiếp cận chính sách thuế cũng như hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước theo đúng quy định.

Đơn giản hóa quy trình, quy định thực hiện giữa các cơ quan có liên quan: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được ban hành nhằm đảm bảo mục tiêu tổng quát đó là tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ về đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Số thu từ thuế SDĐPNN so với các sắc thuế khác là nhỏ, tuy nhiên quy định, quy trình thực hiện còn nhiều bất cập, tốn kém về tiền bạc cũng như công sức và cần một số lượng lớn cán bộ thuế cấp huyện, số lượng cán bộ ủy nhiệm thu cấp xã. Vì vậy, Chi cục thuế kiến nghị Cục thuế Thành phố Hà Nội nghiên cứu và kiến nghị điều chỉnh các quy định, đơn giản hóa quy trình thực hiện giữa các cơ quan có liên quan để công tác quản lý thuế SDĐPNN đạt hiệu quả cao, đảm bảo số tiền thuế thu vào NSNN cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra để quản lý thuế.

Thắt chặt các quy trình liên ngành trong công tác quản lý đất đai: Một số quy định về việc quản lý đất đai, quản lý việc biến động đất đai còn có nhiều sơ hở tạo điều kiện cho NNT ”lách luật”, trốn thuế dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước. Chi cục thuế kiến nghị Cục thuế Thành phố Hà Nội báo cáo UBND Thành phố Hà Nội sửa đổ, bổ sung các quy định, quy trình về việc đăng ký biến động đất đai để đảm bảo NNT hoàn thành trách nhiệm thuế trước khi hoàn thành các thủ tục đăng ký biến động đất đai.

Cục thuế thành phố Hà Nội cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc cho công chức viên chức thuế ở các chi cục thuế để họ không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt mà còn giỏi về chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thuế. Công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật thuế cả bề rộng và chiều sâu tới NNT là điều cần được các cơ quan thuế đặc biệt quan tâm. Đặc biệt cần chú ý đến việc điều tra khảo sát và nắm vững những thông tin phản hồi từ NNT, để từ đó nâng cao chất lượng quản lý thuế và thu thuế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2001). Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2.

2. Quốc hội khóa 12 (2010). Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010.

3. Bộ Tài chính (2011). Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/12/2011 Hướng dẫn về thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai, Hà Nội.

5. Chi cục thuế Quận Long Biên (2016). Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016. Chi cục thuế quận Long Biên - Cục thuế Thành phố Hà Nội.

6. Cục thuế Thành phố Hà Nội (2011). Đề án triển khai Luật thuế Sử dụng đất Phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội.

7. Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2015). Báo cáo tổng kết công tác thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2012-2015.

8. Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2013). Báo cáo kết quả triển khai Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

9. Chi cục thuế huyện Gia Lâm (2017). Báo cáo tổng kết công tác thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2012-2016.

10. Cục thuế TP Hà Nội (2011). Triển khai thực hiện cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

11. Đào Ngọc Sơn (2014). Hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế quốc dân. 12. Đỗ Đức Minh và Nguyễn Việt Cường (2005). Giáo trình Lý thuyết thuế. NXB Tài

chính, Hà Nội.

13. Gaston (2000). Tài chính công. NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

14. Hoàng Thị Tuyết Thanh (2015). Hoàn thiện công tác quản lý thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên. 15. Quốc hội Khóa 11 (2003). Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003. có

hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.

16. Chính phủ (2011). Nghị định số 53/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp.

17. Quốc hội Khóa 13 (2013). Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.

18. Quốc hội Việt Nam (2006). Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.

19. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật (2005). Lenin toàn tập, tập 15. NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

20. Tổng cục Thuế (2010a). Quyết định số 503/QĐ-TCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế, Hà Nội. 21. Tổng cục Thuế (2010b). Quyết định số 504/QĐ-TCT quy định chức năng, nhiệm

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA THU NHẬP THÔNG TIN VỀ NHẬN THỨC VÀ SỰ TUÂN THỦ CHÍNH SÁCH THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ LÀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN GIA LÂM - HÀ NỘI Phần I. Thông tin của hộ, cá nhân được phỏng vấn

1.1 Tên hộ/cá nhân:………. 1.2 Địa chỉ:……… 1.4. Giới tính: Nam Nữ 1.5. Tuổi:... 1.5. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp PTTH Chưa tốt nghiệp PTTH 1.6. Trình độ đào tạo:

Trên đại học Đại học/cao đẳng Trung cấp Khác 1.7. Nghề nghiệp: + Làm ruộng + Lao động tự do

+ Nhân viên, công chức, viên chức

Phần II. Hiểu biết về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và sự tuân thủ chính sách thuế

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế đối với người nộp thế, chúng tôi rất muốn nghe những ý kiến đóng góp của ông/bà. Các ý kiến này là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất cải tiến liên tục quá trình phục vụ của cơ quan thuế (Đánh dấu (X) vào các nội dung ông/bà cho là phù hợp).

2.1 Ông/Bà có biết về chính sách thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) không? + Không biết + Biết nhưng ít + Có Biết

2.2 Ông/Bà biết về chính sách thuế SDĐPNN thông qua phương tiện nào? + Thông qua TV, báo chí, internet

+ Thông qua các buổi tuyên truyền chính sách của cơ quan thuế; các phòng, ban, ngành của huyện; UBND xã, thị trấn

+ Thông qua người quen, hàng xóm

2.3. Ông/Bà có kê khai thuế SDĐPNN theo đúng quy định không:

+ Đúng quy định + Không đúng quy định

(Nếu kê khai đúng quy định thì bỏ qua câu 2.4)

2.4. Nguyên nhân khiến Ông/Bà không kê khai thuế SDĐPNN theo đúng quy định:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 86)