Các giải pháp về công tác thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

4.4.2.1. Giải pháp về công tác thu đối với khối tổ chức

Theo quy định của Luật thuế SDĐPNN thì đối với NNT là tổ chức thì doanh nghiệp có trách nhiệm tự kê khai, tự nộp thuế. Vì vậy, hàng năm cơ quan thuế không phát hành thông báo thuế gửi NNT. Quy định này nhằm nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT cũng như giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ thuế. Tuy nhiên, không phải NNT nào cũng tự giác chấp hành pháp luật thuế theo đúng quy định. Vì vậy, quy định này vô hình làm ảnh hưởng đến số thu ngân sách hàng năm do một số NNT quên không nộp tiền thuế đúng hạn (hoặc một số đối tượng NNT cố tình chây ỳ không nộp thuế). Để đảm bảo số thu ngân sách hàng năm, Chi cục thuế huyện Gia Lâm đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường công tác thu thuế SDĐPNN như sau:

- Trước thời hạn nộp thuế hàng năm, thông thường là cuối tháng tư hàng năm, Chi cục thuế ban hành Thư nhắc nộp tiền thuế SDĐPNN. Trong Thư nhắc có nêu rõ số tiền thuế nợ năm trước chuyển sang, số tiền thuế phát sinh trong năm, số tiền thuế miễn, giảm (nếu có), số tiền thuế phải nộp trong năm và thời hạn nộp thuế. Việc phát hành Thư nhắc nộp tiền thuế này vừa đảm bảo không vi phạm quy định ”NNT tự khai, tự nộp” mà vẫn có thể nhắc nhở NNT hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo đúng quy định.

- Sau khi hết hạn nộp thuế, hàng tháng Chi cục thuế phát hành Thông baó tiền thuế nợ và tiền chậm nộp (Gọi tắt là Thông báo mẫu 07) gửi NNT. Trong Thông báo mẫu 07 có thể hiện rõ số tiền thuế nợ, số tiền chậm nộp để NNT hoàn thành nghĩa vụ thuế. Các trường hợp nợ càng lâu thì số tiền chậm nộp bị tính càng nhiều. Hầu hết các đơn vị nhận được thông báo mẫu 07 đều tự giác nộp đủ tiền thuế nợ và tiền chậm nộp vào NSNN. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị chây ỳ không nộp tiền thuế, tiền chậm nộp theo đúng quy định.

- Đối với các trường hợp NNT chây ỳ không nộp tiền thuế, bộ phận phụ trách quản lý thuế SDĐPNN sẽ kiểm tra xem các đơn vị này thuộc Cơ quan thuế nào quản lý. Nếu cơ quan thuế quản lý đơn vị là Chi cục thuế huyện Gia Lâm thì Đội thuế phụ trách quản lý thuế SDĐPNN (Đội Trước bạ và Thu khác) sẽ chuyển các thông tin về nợ thuế SDĐPNN lên Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để

thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ theo quy định. Đối với các trường hợp NNT không thuộc quyền quản lý của Chi cục thuế huyện Gia Lâm, Đội Trước bạ & Thu khác tham mưu Ban lãnh đạo Chi cục gửi Thông báo về tiền thuế SDĐPNN mà NNT còn nợ đến Cơ quan quản lý đơn vị để thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ theo quy định.

- Một biện pháp nữa đã được Chi cục thuế huyện Gia Lâm thực hiện ngay từ năm 2013 đó là Xử phạt vi phạm hành chính chậm nộp hồ sơ khai thuế. Các đơn vị bị xử phạt có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp (nếu có) vào NSNN theo đúng quy định. Biện pháp xử phạt, truy thu tiền thuế này tuy số thu không lớn nhưng lại có hiệu quả cao trong việc thu hồi tiền thuế mà doanh nghiệp đang có dấu hiệu trốn thuế. Biện pháp này có tính răn đe cao đối với các đơn vị vi phạm cũng như làm gương đối với các trường hợp khác. Cơ quan thuế thực sự không ”ưa thích” sử dụng biện pháp này, tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng giữa các NNT cũng như đảm bảo việc pháp luật thuế được tuân thủ đúng quy định thì việc sử dụng biện pháp này là cần thiết.

4.4.2.2. Giải pháp về công tác thu đối với khối hộ gia đình, cá nhân

Theo như số liệu mà tác giả đã trình bày ở phần trên, nợ thuế SDĐPNN của khối hộ gia đình cá nhân tuy không phải là lớn nhưng chiếm tới 30% tổng số thuế SDĐPNN phải thu hàng năm – một con số không hề nhỏ. Để góp phần tăng thu NSNN, giảm nợ đọng, Chi cục thuế huyện Gia Lâm đã thực hiện nhiều biện pháp, cụ thể:

- Tăng thu thông qua công tác tăng cường việc quản lý đối tượng thu: Như đã trình bày trong công tác tăng cường các đối tượng thu nêu trên, việc tăng đối tượng thu sẽ tăng nguồn thu NSNN. Khi đối tượng thu thuế được quản lý đầy đủ đồng nghĩa với việc tránh được việc thu sót hộ, cũng như đảm bảo sự công bằng giữa các NNT với nhau.

- Rà soát, điều chỉnh giảm nợ ảo, nợ sai: Khi NNT kê khai trùng lắp thì NNT chỉ nộp một lần tiền thuế theo đúng quy định, dẫn đến phần tiền thuế nợ của NNT mà thực tế NNT không nợ bị đội lên, làm ảnh hưởng đến số tiền thuế nợ. Bên cạnh đó, các trường hợp bị tính sai tiền thuế (do các căn cứ tính thuế không đúng) cũng dẫn đến tình trạng NNT chỉ nộp số tiền thuế mà họ cho là đúng hoặc không chấp nhận nộp tiền thuế do nghi ngờ số tiền thuế phải nộp là sai. Việc này dẫn đến số nợ tiền thuế bị tăng lên, phần lớn là do nợ sai, nợ ảo.

Ngay từ đầu năm 2013, khi xác định được có một số đối tượng kê khai trùng lắp thì Chi cục thuế đã phối hợp với UBND xã, thị trấn tiến hành rà soát các đối tượng kê khai trùng lắp này. Căn cứ vào danh sách đề nghị xóa bộ các trường hợp kê khai trùng lắp mà UBND xã, thị trấn gửi Chi cục thuế, Chi cục thuế thực hiện xóa bộ, điều chỉnh giảm nợ của các đối tượng này. Đối với các trường hợp phản ánh về việc số tiền thuế cơ quan thuế tính là không đúng, Chi cục thuế đề nghị UBND xã, thị trấn lập danh sách nêu rõ các căn cứ tính thuế của các trường hợp này. Vì chi cục thuế thực hiện lập bộ, tính thuế dựa trên các căn cứ tính thuế trên hồ sơ khai thuế của NNT mà UBND xã, thị trấn chuyển về Chi cục thuế. Vậy nên, Chi cục thuế sẽ kiểm tra lại hồ sơ khai thuế và so sánh với danh sách đề nghị điều chỉnh của UBND xã, thị trấn. Nếu có sai lệch thông tin trong các căn cứ tính thuế thì Chi cục thuế thực hiện điều chỉnh lại tiền thuế phải nộp, in lại thông báo thuế gửi NNT thông qua UBND xã, thị trấn để tổ chức thu nộp. Đối với các trường hợp không có sai lệch các căn cứ tính thuế thì Chi cục thuế thông báo để UBND xã, thị trấn thông báo, giải thích cho NNT hiểu và tổ chức thu nộp theo đúng quy định.

- Tích cực phối hợp với UBND xã, thị trấn (là đơn vị ủy nhiệm thu thuế) trong việc đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ: Theo quy định, UBND xã, thị trấn tổ chức thu thuế hàng năm, nộp tiền vào NSNN và thanh toán biên lai về Chi cục thuế. Căn cứ vào biên lai thuế, Chi cục thuế thực hiện chấm bộ và rút nợ đọng. Đầu năm tiếp theo, Chi cục thuế gửi UBND xã, thị trấn sổ thu nộp thuế SDĐPNN, căn cứ vào đó UBND xã, thị trấn tổ chức thu nợ đọng theo quy định.

- Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế, chậm nộp tiền thuế: Tương tự như đối với khối tổ chức, đối với các hộ gia đình, cá nhân chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Hầu hết các trường hợp này đều chậm nộp hồ sơ khai thuế trên 90 ngày và bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế, bị xử phạt 01 lần tiền thuế trên số thuế trốn.

- Nghiên cứu các biện pháp có hiệu quả trong việc tính tiền chậm nộp, phát hành ”Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp” đối với khối hộ gia đình. Việc tính tiền chậm nộp đối với khối hộ gia đình, cá nhân là rất cần thiết để đảm bảo công bằng giữa các hộ gia đình cũng như tránh được việc NNT tái phạm trong các năm tiếp theo.

- Tăng cường công tác quản lý thu bằng nhiều biện pháp khác nhau: + Đối với các trường hợp còn nợ đọng tiền thuế, chây ỳ không chịu nộp tiền thuế: Chi cục thuế phối hợp với UBND xã, thị trấn công khai danh sách các trường hợp còn nợ thuế tại trụ sở UBND xã, thị trấn; nhà văn hóa các thôn, tổ. UBND xã, thị trấn thường xuyên phát thanh trên đài phát thanh của xã, của thôn các trường hợp còn nợ tiền thuế để NNT biết và nghiêm túc chấp hành pháp luật thuế. Đối với các trường hợp chây ỳ không chịu nộp thuế, các cơ quan, đoàn thể của xã phối hợp để giải thích, hướng dẫn và động viên NNT hoàn thành nghĩa vụ thuế.

+ Đối với các trường hợp NNT không sinh sống tại địa phương nên UBND xã, thị trấn gặp khó khăn trong việc thu tiền thuế: UBND xã, thị trấn tìm hiểu thông tin của NNT (như số điện thoại, địa chỉ liên hệ) từ hàng xóm, người quen của NNT để liên lạc với NNT và thông báo với NNT số tiền thuế phải nộp cũng như thời hạn nộp thuế. Bên cạnh đó, cán bộ ủy nhiệm thu có thể trao đổi với hàng xóm của NNT hiện đang sinh sống tại địa phương để nhắc nhở NNT về nghĩa vụ thuế SDĐPNN khi NNT có mặt tại địa phương.

- Áp dụng các sáng kiến, cải tiến trong công tác thu thuế: năm 2016, tác giả đã trực tiếp tham gia và viết sáng kiến trong công tác thu hồi nợ đọng tiền thuế. Sáng kiến có tên: “Giải pháp trong công tác kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận lần đầu hoặc thực hiện việc đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm” (Sáng kiến đã được Cục thuế TP Hà Nội xếp loại trung bình, Quyết định công nhận Số 67185/QĐ-CT ngày 28/10/2016 của Cục thuế TP Hà Nội). Nội dung cơ bản của sáng kiến này như sau:

+ Căn cứ pháp lý: Khoản 3, Điều 98, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội; Khoản 1, Điều 44, Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND TP Hà Nội; Khoản 1, Điều 43, Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND TP Hà Nội; Điểm 3.3, Khoản 3, Điều 17, Thông tư 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp; Khoản 1, Điều 44, Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

GCN quyền SDĐ lần đầu (đất ở, đất tái định cư, đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất) và các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp GCN thực hiện chuyển quyền SDĐ phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính (lệ phí trước bạ, thuế TNCN, tiền SDĐ, thuế SDĐPNN, tiền thuê đất, ...).

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hộ gia đình, cá nhân đã được cấp GCN lần đầu hoặc hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về thuế SDĐPNN nhưng đã được cấp GCN quyền SDĐ và được thực hiện chuyển quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất.

+ Nội dung cơ bản: NNT trước khi nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền SDĐ phải đến cơ quan thuế để làm phiếu xác nhận tình trạng hoàn thành nghĩa vụ thuế SDĐPNN. Chỉ khi nào NNT nhận được phiếu xác nhận tình trạng hoàn thành nghĩa vụ thuế SDĐPNN của Cơ quan thuế, trong đó xác nhận NNT không nợ tiền thuế thì Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai mới tiếp nhận hồ sơ để giải quyết theo quy định.

+ Hiệu quả mang lại: Việc áp dụng sáng kiến này đã đạt được hiệu quả cao trong việc thu hồi nợ đọng của NNT (đối với trường hợp đã kê khai nhưng còn nợ đọng tiền thuế); truy thu tiền thuế nợ và xử phạt vi phạm hành chính chậm nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chưa kê khai, nộp thuế trước khi chuyển quyền SDĐ.

+ + Sáng kiến này được thực hiện kể từ ngày 15/11/2015, tính đến hết năm 2016 đã thực hiện kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế SDĐPNN đối với 2.037 hộ gia đình, cá nhân, trong đó số hộ gia đình đã hoàn thành nghĩa vụ thuế SDĐPNN là 1.297 hộ; số hộ còn nợ thuế là 758, số tiền thuế nợ thu được là 264.405.135 đồng;

+ + Chi cục thuế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 42 hộ gia đình, cá nhân; số tiền thuế phạt do hành vi trốn thuế là 8.735.235 đồng; số tiền thuế truy thu là 17.470.470 đồng.

++ Việc thực hiện công tác xác nhận tình trạng hoàn thành nghĩa vụ thuế SDĐPNN và công tác hướng dẫn, đông đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế SDĐPNN là góp phần:Tuyên truyền và phổ biến lan tỏa rộng rãi Luật thuế SDĐPNN đến người sử dụng đất; Nâng cao nhận thức, hiểu biết cũng như trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế (mà chủ yếu là các hộ gia đình ở

nông thôn); Quán triệt việc tuân thủ pháp luật về thuế SDĐPNN; Góp phần quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm; Đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế, chính sách pháp luật về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)