Nhóm giải pháp thơng tin tun truyền, vận động làm cho người lao động thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở hà nội (Trang 77 - 82)

Chương 3: Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển bảo hiể my tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội thời gian tới.

3.2.3 Nhóm giải pháp thơng tin tun truyền, vận động làm cho người lao động thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT

động thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, thời gian tới BHYT Hà nội tiếp tục duy trì, đẩy mạnh cơng tác tun truyền, xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Luật BHYT. Người dân chưa hiểu Luật BHYT, không biết Luật quy định những điều gì? Thơng tư liên tịch Bộ Y tế – Bộ Tài chính hướng dẫn như thế nào… cơ quan BHXH chỉ thực hiện đúng theo Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn Luật, khơng có một quy định nào gây phiền hà cho người tham gia BHYT, quan điểm của BHXH Hà Nội là luôn đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT. Từ đó họ sẽ cho rằng BHYT khơng gây khó khăn, phiền hà.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT, đổi mới nội dung với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và mọi người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT cũng như nghĩa vụ của mỗi người dân trong tham gia BHYT. Công tác tuyên truyền sẽ được phân công cụ thể cho các sở, ban ngành liên quan đến các nhóm đối tượng.

Cơng tác tuyên truyền sẽ chú trọng nội dung, đối tượng, hình thức tuyên truyền, nhất là những nội dung mới của Luật BHYT, nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia BHYT, trong việc thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT, tập trung thực hiện quy chế chuyên môn, chống lạm dụng quỹ BHYT. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện, quản lý BHYT, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, bảo đảm thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh...

Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động khu vực phi chính thức về BHYT tự nguyện, thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các báo, đài phát thanh, truyền hình, in ấn và phát hành các tờ rơi. BHXH Hà nội phối hợp với Sở Văn hóa thơng tin thể thao và du lịch về phương thức tuyên truyền mới bằng tranh cổ động. Tranh cổ động tuyên truyền về chính sách BHYT phải thể hiện được các nội dung như nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân tham gia BHYT, giới thiệu tầm quan trọng của chính sách BHYT, nội dung cơ bản của các chế độ trong chính sách BHYT, phản ánh được vai trị của Nhà nước trong việc hoạch định những chính sách này…

Tuy vậy, người có thẻ BHYT vẫn chưa hài lịng về quyền lợi KCB BHYT. Những người đi KCB ngoại trú với những bệnh thông thường như cảm sốt, viêm họng… khi đến trạm y tế yêu cầu phải được khám bác sĩ chứ không chịu để y sĩ kê đơn, có những trường hợp bệnh thơng thường như thế nhưng “nài” cho bằng được giấy chuyển viện từ trạm y tế lên tuyến trên, khi đến khám tại bệnh viện tuyến trên thì phàn nàn là phải chờ đợi lâu, thủ tục phiền hà rắc rối, bị đối xử phân biệt với bệnh nhân dịch vụ … ngay cả những người bị bệnh nặng, đã được hưởng BHYT với mức chi phí rất lớn vẫn chưa thấy hài lịng. Lúc mạnh khỏe không tham gia BHYT, khi phát hiện có bệnh mới chịu tham gia. Nhưng khi tham gia được một tháng thì lại u cầu được thanh tốn dịch vụ kỹ thuật cao (quy định tham gia 6 tháng trở lên), yêu cầu thanh toán thuốc điều trị ung thư (quy định tham gia 3 năm liên tục)…Theo suy nghĩ của nhiều người, khi tham gia BHYT thì được hưởng mọi thứ, kể cả tiền vận chuyển (tất cả các đối tượng) được đến bất kỳ bệnh viện nào mình muốn, sử dụng nhiều dịch vụ… Từ cách hiểu như thế, người bệnh thường cảm thấy khơng hài lịng khi đi KCB theo chế độ BHYT. Từ chỗ hiểu biết hạn chế và đơn giản về quyền lợi và nghĩa vụ của người có thẻ BHYT, một số người đến bệnh viện không đúng nơi đăng ban đầu đã ghi trên phiếu KCB của mình nhưng địi hưởng quyền lợi theo đúng quy định hiện hành, đến bệnh viện khơng trình thẻ KCB BHYT hoặc trình rất muộn, nhiều trường hợp khi ra viện mới trình thẻ BHYT. Có

một số người thực sự khơng biết rõ quy định vì chưa đi KCB bao giờ, nhưng có nhiều người chủ tâm khơng trình thẻ vì sợ khơng được KCB kịp thời, sợ không được cấp thuốc tử tế.

Những vấn đề cần tập trung ưu tiên để thực hiện các chương trình BHYT là: Tập trung mở rộng phạm vi, nâng mức độ bao phủ của BHYT, đặc biệt chú ý đến đối tượng là lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Rà sốt, hồn thiện các quy định về chế độ BHYT cho các đối tượng tham gia. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tài chính đối với BHYT đảm bảo cho sự bền vững của nguồn tài chính BHYT. Nghiên cứu hỗ trợ tài chính từ NSNN cho đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức, nhất là đối tượng lao động phi chính thức tham gia BHYT và BHXH tự nguyện.

Trên con đường tiến tới BHYT toàn dân năm 2014, để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe bằng chế độ BHYT, đồng thời người tham gia BHYT phải hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, hưởng được gì và thực hiện như thế nào?. Thiết nghĩ công tác tuyên truyền cần phải được chú trọng hơn, được triển khai thường xuyên liên tục, đa dạng và phong phú. Công việc này khơng thể một mình cơ quan BHXH các cấp tiến hành mà phải cả cộng đồng cùng chung tay góp sức.

KẾT LUẬN

Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng BHYT toàn dân sớm hơn các địa phương khác, bằng cách thực hiện sớm việc mở rộng một số diện BHYT, trong đó đặc biệt

quan tâm tới đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Thực hiện BHYT đối với những lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức nhằm bảo đảm cho những tầng lớp lao động nghèo này có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách xứng đáng, và từng bước giảm bớt tình trạng bất bình đẳng trong sự thụ hưởng phúc lợi y tế.

Mức độ bao phủ BHYT đối với lao động khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội hiện nay cịn thấp. Khơng có BHYT, đại bộ phận người lao động ở khu

vực này phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe. Thu nhập của người lao động khu vực kinh tế phi chính thức thấp, bấp bênh gần như là chưa có tiết kiệm và tích

lũy. Vì vậy mỗi khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn họ khơng có thu nhập và việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Việc bảo đảm quyền lợi BHYT cho nhóm đối tượng này ngày càng trở thành một địi hỏi bức thiết để phát triển kinh tế bền vững và duy trì sự ổn định xã hội.

Để có thể nhanh chóng phát triển BHYT trong khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn tập trung luận giải một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Phải tạo cơ hội việc làm để có thu nhập ngày càng tốt hơn

cho người lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Khi có thu nhập ổn định để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, có tiết kiệm và tích lũy được thì người lao động khu vực kinh tế phi chính thức mới có thể nghĩ tới việc tham gia BHYT để chăm lo tới sức khỏe của bản thân mình cũng như cộng đồng.

Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nói chung và

BHYT nói riêng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì BHYT Hà Nội vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập từ xây dựng cơ chế chính sách đề tổ chức thực hiện. Cần chú ý tới đổi mới phương thức chi trả, tránh phương thức phí dịch vụ, đối với bệnh nhân ngoại trú áp dụng phương pháp khám định suất, bệnh nhân nội trú thì chi theo nhóm chuẩn đốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đây là bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc thực hiện BHYT toàn dân của Thái Lan. Nếu làm được những việc này sẽ giảm lãng phí, tăng hiệu quả việc sử dụng quỹ BHYT, với cùng một khoản tiền đang sử dụng có thể phục vụ nhiều người hơn.

Thứ ba: Phát triển đội ngũ cán bộ BHYT có đủ về số lượng và trình độ

đảm bảo năng lực thực thi chính sách BHYT.

Thứ tư: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHYT. Phải

làm cho người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHYT, trong việc thực hiện cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh.

Đó chỉ mới là một số giải pháp cơ bản, để BHYT có thể bao phủ tồn bộ lao động khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội thì cần phải có sự kết hợp của các Bộ, ngành, cần nhiều giải pháp đan xen, hỗ trợ.

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở hà nội (Trang 77 - 82)