Khái quát khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở hà nội (Trang 39 - 43)

Chương 2: Thực trạng bảo hiể my tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nộ

2.2.1 Khái quát khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nộ

Hà Nội là đích đến của rất nhiều nguồn lao động di cư đến, họ có thể tham gia tất cả các hoạt động thông thường theo nhịp sống hàng ngày. Họ có thể là xe ơm, bán hàng rong, kinh doanh cửa hàng nhỏ lẻ hay là những nhóm nhỏ người làm với nhau về một công việc tạm thời kiếm thu nhập. Hà Nội mở rộng với số dân hơn

6,4 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động hơn 3,2 triệu. Đây là một nguồn lực quan trọng, tạo thế và lực cho kinh tế - xã hội Thủ đô tiếp tục lớn mạnh.

Đất đai canh tác ngày càng thu hẹp đặc biệt là tại các tỉnh đồng bằng xung quanh thành phố Hà Nội. Nơng nghiệp, nơng thơn nước ta chưa có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động đông đảo ở khu vực nông thôn. Dân làm việc ở vùng nông nghiệp nhập cư vào Hà Nội là một xu hướng đang gia tăng. Đó là nguồn gốc, cốt lõi của sự phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội. Hiện nay sự dư thừa lao động trong nông thôn lại bộc lộ gay gắt và phổ biến hơn, tạo ra sự căng thẳng xã hội. Sự dịch chuyển lao động ra Hà Nội ngày càng nhiều. Ở Hà Nội đã hình thành nhiều chợ lao động (ở Cầu Vượt Phạm Văn Đồng, Ngã Tư Sở, Giảng Võ, Bưởi, Trương Định, Giáp Bát,...). Khu vực phi chính thức là một khu vực hấp thụ phần lớn những người nhập cư này. Tất nhiên việc nhập cư của họ bổ sung cho lao động Hà Nội nhưng cũng tạo nhiều gánh nặng cho Hà Nội, ví dụ như cơng ăn việc làm, nhà ở, và các dịch vụ xã hội khác như giáo dục và y tế.

Tại Hà Nội khu vực phi chính thức vẫn là nguồn cung cấp việc làm lớn với khoảng 1/3 số lượng cơng việc, và ngày càng có xu hướng mở rộng quy mơ. Những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức là những lao động tự do, bao gồm: Thợ uốn tóc, thợ may tại nhà, bn bán rong, thợ xây dựng tự do, người hành nghề xe ôm, người giúp việc gia đình,… và những người tự nguyện làm cơng cho

người khác mà không được ký hợp đồng lao động. Những hoạt động này ở Hà Nội hiện thu hút được nhiều lao động. Nó cũng lấp được khoảng trống thiếu hụt về việc làm và thu nhập đối với một bộ phận lớn người dân.

Khu vực phi chính thức có quy mơ nổi trội, dẫn đầu trong cung cấp việc làm ở Hà Nội. Theo điều tra Lao động và Việc làm tại Hà Nội năm 2009 có 3.326.000 việc làm trong đó khu vực phi chính thức chiếm 32% tổng số việc làm. Hơn nữa nếu xét những việc làm mới trong năm 2009 thì khu vực phi chính thức vẫn dẫn đầu với 30% số việc làm mới, ngang với đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) gia tăng. Năm 2009 cả Hà Nội có 725.000 cơ sở SXKD phi chính thức, tăng 23% trong hai năm kế tiếp nhau [7, tr. 4]. Sự gia tăng chứng tỏ sự thích nghi và năng động của khu vực phi chính thức trong thời kỳ kinh tế thu hẹp lượng cầu, vừa mới bước qua thời điểm khủng hoảng 2008. Trong quá trình khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy làm mở rộng quy mô khu vực phi chính thức.

Bảng 2.5: Cơ cấu hộ SXKD và việc làm theo nhóm ngành nghề kinh tế

Nhóm ngành

Hộ SXKD chính thức Hộ SXKD phi chính thức Tỷ trọng hộ SXKD

chính thức (%)

Cơ cấu hộ SXKD phi

chính thức (%) Cơ cấu việc làm (%)

Hà Nội 2007 2009 Hà Nội cũ 2009 Nội mới 2007 2009 Hà Nội cũ 2009 Nội mới 2007 2009 Hà Nội cũ 2009 Nội mới Công nghiệp và xây dựng 11,6 7,3 6,9 18,2 18,3 24,8 27,8 24,8 37,3 Thương 29,1 21,9 19,8 37,3 30,1 40,3 32,6 26,9 33,5

mại

Dịch vụ 12,7 11,7 15,1 44,5 51,6 34,9 39,6 48,4 29,2

Chung: 19,5 14,3 15,4 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt Nam và Pháp)

Bảng 2.6: Bảng so sánh số liệu cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức (SXKD PCT), số lao động và tỉ lệ lao động khu vực phi chính thức với tổng lao động.

Thứ tự Cả nước Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Cơ sở SXKD PCT 8.400.000 725.000 750.000

Số lao động (người) 11.000.000 1.065.000 1.000.000

Tỉ trọng lao động % 24 32 32.9

(Nguồn: Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009)

Tầm quan trọng ngày càng tăng thêm của khu vực phi chính thức về phương diện kết quả sản xuất. Doanh thu năm 2009 của tồn bộ khu vực phi nơng nghiệp phi chính thức là 143.000 tỷ đồng ở Hà Nội (Bảng 2.7). Các hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội đã sản xuất được một khối lượng sản phẩm và dịch vụ tương ứng với 69.353 tỷ đồng và tạo ra 33.962 tỷ đồng giá trị tăng thêm. Mỗi nhóm ngành (sản xuất, thương mại, dịch vụ) tạo ra được khoảng một phần ba tổng giá trị tăng thêm trong khu vực này ở Hà Nội. Các hộ SXKD chính thức có vai trị ít quan trọng hơn so với các hộ SXKD phi chính thức về phương diện đóng góp vào giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm ở Hà Nội.

Bảng2.7: Tổng doanh thu, sản lượng và giá trị sản xuất năm 2009 tại Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng

Mức tổng theo năm (tỷ đồng)

Nhóm ngành Doanh thu Giá trị sản xuất Giá trị tăng thêm

Công nghiệp và xây dựng 37.004 36.873 11.684

Dịch vụ 22.173 19.501 10.825

Hộ SXKD phi chính thức 143.014 69.353 33.962

Hộ SXKD chính thức 85.566 40.595 28.059

Chung 228.580 109.948 62.021

(Nguồn: Việc làm, điều kiện làm việc và thu nhập trong khu vực phi chính thức; Các thách thức chính về chính sách cơng)

Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế của khu vực phi chính thức, 2007 và 2009. Giá trị tăng thêm bình quân một hộ SXKD và năng suất lao động Hà Nội.

Nhóm ngành Bình qn tháng (2009; 1.000 đồng)

Tốc độ tăng 2007-2009 (% - thực tế)

Công nghiệp và xây

dựng 5.997 -12,4% Thương mại 3.466 -7,0% Dịch vụ 3.746 -14,7% Hộ SXKD phi chính thức 4.192 -8,6% Hộ SXKD chính thức 19.318 73,1% Chung 6.503 10,8%

(Nguồn: Việc làm, điều kiện làm việc và thu nhập trong khu vực phi chính thức; Các thách thức chính về chính sách cơng)

Theo bảng 2.8 ta thấy sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm ngành khu vực phi chính thức và cả sự chênh lệch rõ ràng của khu vực chính thức với khu vực phi chính thức. Sự chênh lệch thu nhập giữa ngành trung bình lớn nhất (cơng nghiệp và xây dựng) với nhỏ nhất (ngành thương mại) là 173%, nhóm ngành có thu nhập trung bình cao nhất cao hơn 143% so với mức thu nhập trung bình của khu vực phi chính thức. Tính trung bình với thu nhập năm 2009 tỉ lệ thu nhập khu vực phi chính thức chỉ tương đương 22% đối với khu vực chính thức.

Khu vực kinh tế phi chính thức cũng đã “gánh đỡ” một phần cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời kỳ suy giảm kinh tế vừa qua. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở các nước đều tăng trước tác động của biến động kinh tế tồn cầu thì tại Việt Nam số đó lại giảm. Đặc biệt, nhờ khởi nguồn từ khu

vực này mà khơng ít doanh nghiệp cịn phát đạt, thành cơng. Khu vực kinh tế phi chính thức đã giải quyết được việc làm rất nhiều lao động cho Hà Nội, khơng những vậy cịn những cơng việc khu vực phi chính thức đã hỗ trợ cho sự phát triển và đóng góp vào sự ổn định tăng trưởng của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở hà nội (Trang 39 - 43)