Tình hình Bảo hiể my tế ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở hà nội (Trang 31 - 35)

Chương 2: Thực trạng bảo hiể my tế khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nộ

2.1.1 Tình hình Bảo hiể my tế ở Việt Nam thời gian qua

Năm 2012 vừa trịn 20 năm Việt Nam triển khai thực hiện chính sách BHYT. Từ những thành cơng cũng như khó khăn, thách thức ban đầu, đến nay BHYT đã dần đi vào cuộc sống và trở thành một trong những chính sách ASXH quan trọng. Chính sách BHYT đã khẳng định được đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Là một trong những chính sách trong chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, y học, các lĩnh vực khác của quốc gia. Người lao động tham gia BHYT được đảm bảo các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, bệnh tật.

Bên cạnh những kết quả bước đầu, quá trình thực hiện Luật BHYT vẫn cịn một số khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT cịn chậm, tính tn thủ pháp luật về BHYT chưa cao, ngoài những đối tượng được ngân sách Nhà nước bảo đảm, tỷ lệ tham gia BHYT người lao động trong khu vực phi chính thức, tự nguyện tham gia BHYT cịn thấp.

Đến 31/12/2011, cả nước có 55,9 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 63,7% dân số, tăng 11 triệu người so với năm 2009 - thời điểm Luật BHYT chưa có hiệu lực [3, tr.12]. Quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo theo đúng quy định và phạm vi dịch vụ ngày càng mở rộng theo sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y tế. Từ năm 2012, Bộ Y tế nâng mức hỗ trợ thẻ BHYT cho người cận nghèo, nhưng người dân vẫn không mặn mà với BHYT. Thực tế cho thấy, kể từ năm 2010, Nhà nước hỗ trợ cho hộ cận nghèo 50% phí bảo hiểm nhưng họ vẫn không mặn mà tham gia. Tại nhiều tỉnh, thành, bên cạnh việc Nhà nước hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho các hộ cận nghèo, một số dự án, tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ lên đến 80% mức đóng và người dân chỉ đóng góp 20%, nhưng tỷ lệ tham gia vẫn thấp. Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ y tế cho biết, năm 2010 mới chỉ có 692.000 người trên tổng số khoảng 6 triệu người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế. Như vậy, số người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế mới chỉ chiếm 11,5%, còn lại

88,5% người cận nghèo chưa được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ từ bảo hiểm y tế [4, tr.25].

Quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện từ khi ra đời năm 2003 đến nay, không năm nào không bị vỡ quỹ từ 1.000 – 2.000 tỉ đồng, phải bù đắp bằng các quỹ dự phòng khác [15, tr.2]. Người bệnh có thẻ BHYT được KCB ngay từ tuyến cơ sở là trạm y tế xã, phường và được tiếp tục điều trị ở tuyến cao hơn như tuyến tỉnh hay tuyến Trung ương tùy theo tình trạng bệnh tật (nặng hay nhẹ), được điều trị không giới hạn thời gian, khơng giới hạn chi phí. Hàng trăm nghìn người mắc bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời như: chạy thận nhân tạo chu kỳ, bệnh nội tiết, điều trị ung thư, sử dụng thuốc chống thải ghép… vẫn được hưởng BHYT đều đặn. Bộ Y tế đã phê duyệt nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, nhiều vật tư y tế đặc biệt được đưa vào thanh tốn theo chế độ BHYT, chi phí điều trị vì thế tăng lên, có nhiều trường hợp chi phí đến hàng trăm triệu đồng, nếu khơng có chế độ BHYT, đa số những người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính khó có khả năng chi trả và những trường hợp như thế sẽ rơi vào cảnh đói nghèo. Nếu khơng có thẻ BHYT nhiều trường hợp khó tiếp cận với dịch vụ kỹ thuật cao. Một người có mức lương trung bình phải tham gia liên tục hàng chục năm mới đủ chi phí cho một đợt điều trị kỹ thuật cao, chi phí lớn. Phải có hàng trăm, hàng nghìn người khỏe mạnh đóng BHYT gom lại mới đủ cho một người điều trị khi mắc bệnh hiểm nghèo.

Mới đây, việc điều chỉnh giá 400 dịch vụ y tế đã được áp dụng từ tháng 8.2012, mặc dù Bộ Y tế khẳng định sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dân vì đã có khoảng 64% dân số tương ứng tham gia BHYT. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn 36% các đối tượng “trắng” BHYT [18, tr.4], trong số đó đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức khơng tham gia BHYT rất lớn. Các đối tượng khơng bị ảnh hưởng lần này chính là người có cơng với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi khám - chữa bệnh thanh tốn 100% chi phí. Các đối tượng hưu trí, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng

kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước bảo đảm kinh phí để mua thẻ BHYT (14,7 triệu người thuộc đối tượng này đã được cấp thẻ BHYT, chiếm 17% dân số), được thanh toán 100% khi KCB tại trạm y tế xã; trường hợp phải chuyển lên tuyến trên được thanh toán tiền vận chuyển và được thanh tốn 95% khi KCB tại các bệnh viện cơng lập (từ tuyến huyện trở lên). Học sinh, sinh viên (đã được Nhà nước hỗ trợ 30% để tham gia BHYT) khi KCB phải chi trả 20% chi phí (BHYT trả 80%).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, khi áp dụng giá viện phí mới, người bệnh sẽ được BHYT thanh tốn tồn bộ mà khơng phải đóng thêm bất cứ một khoản thu nào khác; nhưng vẫn còn 36% dân số chưa có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng do tăng giá lần này. Do chỉ điều chỉnh giá của 445/3.000 dịch vụ, nên các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thuộc đối tượng này trong trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn sẽ khó có thể chi trả khi giá viện phí tăng. Thậm chí, các đối tượng người nghèo, diện gia đình chính sách... khi áp dụng viện phí mới vẫn phải đồng chi trả 5% chi phí KCB BHYT. Ở một khía cạnh khác cần phải nhìn nhận, đó chính là tính đến thời điểm này, 90% đối tượng lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia tham gia BHYT. Việc tăng viện phí sẽ là gánh nặng lớn khi họ chẳng may bị tật bệnh trong việc phải tự bỏ tiền túi ra chi trả.

Với đề án BHYT tồn dân, Chính phủ đã đồng ý nâng mức hỗ trợ tối thiểu đến 70% (thay vì 50% như hiện hành) đối với các đối tượng cận nghèo khi tham gia BHYT trong số này có một số lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức. Tuy lý thuyết là thế nhưng trên thực tế, việc tuyên truyền để đối tượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức tham gia mua BHYT là điều khơng dễ.

Ngồi ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá viện phí lần này, ngành y tế cũng cần phải điều chỉnh lại thái độ ứng xử trong việc khám, điều trị, cải

cách thủ tục hành chính để tránh sự phân biệt khám bệnh với những người sử dụng thẻ BHYT. Trên thực tế, lâu nay, nhiều người có BHYT nhưng khơng bao giờ sử dụng đến vì chất lượng dịch vụ quá kém. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2010, quy định KCB cho bệnh nhân có bảo hiểm phải đúng tuyến để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, khiến bệnh nhân gặp khá nhiều rắc rối, phiền hà. Tại các bệnh viện ở Hà Nội: Bệnh Viện Nhi, Việt Đức, Bạch Mai, Thanh Nhàn, Xanh Phôn, Bưu Điện, 108, 103, ... nhiều người bệnh đến khám và điều trị có thẻ BHYT vẫn khơng sử dụng thẻ và chấp nhận khám, điều trị dịch vụ.

Việt Nam đặt ra mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân vào năm 2014 thể hiện trong điều 51 Luật BHYT (số 25/2008/QH12 thơng qua ngày 14/11/2008) có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009 và đổi mới phương thức chi trả theo hướng định suất và chi trả theo trường hợp bệnh trong vịng 10 năm tới nhằm đạt mục tiêu cơng bằng, hiệu quả và để nâng cao sức khỏe của người dân. Ngày 02/8/2012, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng Đề án thực hiện lộ trình BHYT tồn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 khu vực phía Bắc. Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì Hội thảo. Luật BHYT quy định từ 01/01/2014 là thời điểm các đối tượng đều có trách nhiệm tham gia BHYT. Nhưng để mọi người dân nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình, cần có một chiến lược dài hơi, từ hồn thiện cơ chế chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật đến tổ chức thực hiện… Đề án thực hiện lộ trình BHYT tồn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 đặt ra mục tiêu tới năm 2015 đạt 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt trên 90% dân số có BHYT. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức lớn nhất trong BHYT là đối với những lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Nhóm đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư. Đây khơng chỉ là khó khăn với chúng ta mà là thách thức của nhiều nước trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước có các điều kiện tương tự.

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế khu vực kinh tế phi chính thức ở hà nội (Trang 31 - 35)