Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tựnhiên trên ảnh viễn thám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Các đối tượng tự nhiên của bề mặt trái đất, có thể chia các đối tượng này thành 3 nhóm chính:

- Nhóm lớp phủ thực vật - Nhóm phi thực vật - Nhóm đối tượng nước

Khi nghiên cứu phổ phản xạ của các đối tượng cần làm rõ hai vấn đề: - Cơ chế phản xạ phổ của các nhóm đối tượng

- Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng thu nhận được trên một loại tư liệu ảnh viễn thám cụ thể.

Hình 2.4. Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên

2.2.3.1. Đặc trưng phản xạ phổ của lớp phủ thực vật

Bức xạ mặt trời khi tới bề mặt lá cây, vùng sóng đỏ và chàm bị chất diệp lục hấp thụ phục vụ cho quá trình quang hợp, vùng sóng lục và vùng sóng hồng ngoại sẽ phản xạ khi gặp chất diệp lục của lá.

• • • • • 2 4 6 0 • • • • • • 0 1 1 1 2 2 λ( rλ(%) • • • 0 1 1 2 2 Thực Đất N

Sự khác nhau về đặc trưng phản xạ của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố cấu tạo trong và ngoài của cây (hàm lượng sắc tố diệp lục, cấu tạo mô bì, thành phần và cấu tạo biểu bì, hình thái lá...), thời kỳ sinh trưởng (tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng...) và các tác động ngoại cảnh (điều kiện sinh trưởng, điều kiện chiếu sáng, thời tiết, vị trí địa lý...). Tuy vậy đặc trưng phản xạ phổ của lớp phủ thực vật vẫn mang những đặc điểm chung: phản xạ mạnh ở vùng sóng cận hồng ngoại (λ> 0,720µm), hấp thụ mạnh ở vùng sóng đỏ (λ = 0,680 ÷ 0,720µm).

2.2.3.2. Đặc trưng phản xạ phổ của nước

Phần lớn năng lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bị nước hấp thụ cho quá trình làm tăng nhiệt độ nước. Năng lượng phản xạ của nước bao gồm năng lượng phản xạ trên bề mặt và phần năng lượng phản xạ sau khi tán xạ với các vật chất lơ lửng trong nước. Vì vậy năng lượng phản xạ của các loại nước khác nhau là rất khác nhau, đặc biệt là nước trong và nước đục. Nhìn chung khả năng phản xạ của nước là thấp và giảm dần theo chiều tăng của bước sóng. Bức xạ mặt trời hầu như bị hấp thụ hoàn toàn ở sóng hồng ngoại và cận hồng ngoại. Nước đục phản xạ mạnh hơn nước sạch, đặc biệt ở vùng sóng đỏ. Việc sử dụng các ảnh thu nhận trong kênh sóng dài cho ta khả năng giải đoán thủy văn, ao hồ. Ví dụ các đường bờ nước sẽ được giải đoán dễ dàng trên kênh ảnh hồng ngoại và cận hồng ngoại.

2.2.3.3. Đặc trưng phản xạ phổ của thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng là nền của lớp phủ thực vật, cùng với lớp phủ thực vật tạo thành một thể thống nhất trong cảnh quan tự nhiên. Một phần bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất sẽ phản xạ ngay trên bề mặt, phần còn lại sẽ đi vào bề dày của lớp phủ thổ nhưỡng, trong đó một phần sau khi tán xạ gặp các hạt nhỏ và bị phản xạ trở lại.

Đường biểu diễn đặc trưng các phản xạ phổ của lớp phủ thổ nhưỡng có dạng tăng dần từ vùng tử ngoại đến hồng ngoại một cách đơn điệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)