Tích hợp viễn thám và GIS để thành lập bản đồ biến động sửdụng đất ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

ở Việt Nam

Từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX (vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phóng lên quỹ đạo) đến nay trong không gian đang tồn tại hàng trăm vệ tinh khác nhau của các quốc gia.Khả năng khai thác vệ tinh là vô cùng to lớn, từ mục đích quân sự đến viễn thông, thương mại, phát triển kinh tế. Đặc biệt là những bức ảnh do vệ tinh chụp giúp con người điều tra tài nguyên thiên nhiên, giám sát được sự biến động của thời tiết, thiên nhiên, môi trường…Sự biến động khác thường của tự nhiên trong những năm qua đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và ứng dụng các công nghệ hiện đại trên thế giới nhằm dự báo sớm nhất những thảm họa có thể xảy ra do sự biến động tiêu cực của thiên nhiên. Việt Nam - đất nước đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng cho nên việc giám sát biến động phức tạp về tài nguyên, môi trường ngày càng vô cùng quan trọng đặc biệt là với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Trước nhu cầu cấp bách của thực tế Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp đã ký một nghị định thư tài chính để thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường

thám - hệ thống thông tin địa lý đủ mức hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam trong giai đoạn 10 năm trước mắt, có khả năng cung cấp cho giai đoạn sau; nhằm thu nhận các loại ảnh vệ tinh chủ yếu, xử lý ảnh; thành lập hệ thống thông tin; nâng cấp hệ thống viễn thám ứng dụng cho các ngành ở nước ta phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Sau hơn 3 năm xây dựng, ngày 09/7/2009 Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam và Trung tâm dữ liệu viễn thám Quốc gia chính thức đi vào hoạt động. Đây là hai sản phẩm chính của dự án “Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường tại Việt Nam”. Nó không chỉ là niềm tự hào của những cơ quan, đơn vị tham gia xây dựng, cung cấp thiết bị công nghệ, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng mà còn là niềm tự hào của đất nước ta. Có thể nói đây là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cơ bản cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở tầm Quốc gia. Là trạm thu thứ 5 trong khối ASEAN nhưng Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam được lắp đặt các thiết bị kỹ thuật sử dụng công nghệ mới nhất từ Châu Âu, Mỹ và những thiết bị chuyên ngành do Tập đoàn hàng không vũ trụ quốc phòng EADS-DSC (Pháp) lập riêng cho dự án, đã tạo ra tính năng tự động cao. Hầu như toàn bộ quá trình thu nhận tín hiệu, xử lý tín hiệu và dữ liệu ảnh ban đầu đều tự động. Trạm thu được 5 loại ảnh vệ tinh là SPOT 2, SPOT 4, SPOT 5, ENVISAT ASAR và ENVISAT MERIS có độ phân giải 2,5m; 10m; 20m; 30m…có thể phục vục cho nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Ngoài ra sự kết hợp giữa viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) còn đem lại nhiều ứng dụng to lớn như:

- Trong nghiên cứu lâm nghiệp:

Ngày 25 tháng 6 năm 2005, Công ty GeoInfo và Trung tâm Tài nguyên & Môi trường, Viện điều tra quy hoạch rừng đã phối hợp thực hiện hợp đồng: Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong việc thiết kế hệ thống hỗ trợ ra quyết định kế hoạch trồng rừng 5 năm của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bồ.

- Trong quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB):

Từ tháng 9 năm 2000 dự án Việt Nam - Hà Lan về quản lý tổng hợp đới bờ (VNICZM) do Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cục Bảo vệ Môi trường phối hợp với tập đoàn tư vấn NEDECO bắt đầu được triển khai tại 3 tỉnh ven biển

hướng tới xây dựng một chương trình QLTHĐB dài hạn nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quy hoạch và phát triển một cách bền vững đới bờ cùng với tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực này. Việc áp dụng các phương tiện tiên tiến hỗ trợ cho QLTHĐB như viễn thám và GIS được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thuộc kế hoạch hoạt động của dự án trong những năm qua.

- Trong quản lý dải ven biển:

Dự án do Trung tâm Viễn thám thực hiện từ tháng 2/2000 đến tháng 6/2002. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực cho Trung tâm Viễn thám trong việc ứng dụng công nghệ viễn thám để thành lập bản đồ phục vụ công tác quản lý dải ven biển, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và phát triển bền vững dải ven biển. Kết quả thực hiện dự án là đã cung cấp tư liệu và phần mềm xử lý ảnh vệ tinh. Đã nhận 67 cảnh ảnh vệ tinh radar của cơ quan vũ trụ Châu Âu và 19 cảnh ảnh vệ tinh Landsat 7; đã tiếp nhận 3 phần mềm ENVI xử lý ảnh vệ tinh radar và ảnh quang học. Việc kết hợp tư liệu ảnh viễn thám và dữ liệu GIS đã thành lập được bộ bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý dải ven biển tại 3 vùng là: Vùng 1 (vùng Miền Bắc) bao gồm dải ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, vùng 2 (vùng Miền Trung) bao gồm dải ven biển tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, vùng 3 (vùng Miền Nam) bao gồm dải ven biển Bà Rịa Vũng Tàu - TP.Hồ Chí Minh - Tiền Giang và Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu. Bản đồ được thành lập ở tỷ lệ 1/100.000 trong hệ quy chiếu HN-72 với 9 chủ đề là địa lý chung, hiện trạng sử dụng đất, đô thị hóa và cơ sở hạ tầng, đất ngập nước, rừng ngập mặn và rừng tràm, bồi tụ - xói lở dải ven biển, ngập lụt, sinh thái dải ven bờ và nhạy cảm môi trường.

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên khoảng 33.121,2 nghìn ha, diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới, đất canh tác chỉ khoảng 0,113 ha/người trong khi Thái Lan 0,3 ha/người. Trong khi những mảnh đất màu mỡ cứ ít đi, nhường chỗ dần cho những khu công nghiệp, sân golf thì mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người.

Tuy trước mắt Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lương thực khá ổn định, an ninh lương thực cấp quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại nhưng cứ với tốc độ chuyển đổi đất như hiện nay sẽ đặt cho tương lai nhiều thách thức.

Từ trước đến nay, việc ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tiến tới thành lập bản đồ biến động sử dụng đất đã được quan tâm, triển khai. Có khá nhiều công trình, đề tài nghiên cứu đã được thực hiện cho kết quả khả quan về khả năng ứng dụng của viễn thám trong lĩnh vực này như: Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Ứng dụng viễn thám thành lập bản đồ sử dụng đất toàn quốc tỷ lệ 1/250.000” của tập thể các tác giả, Luận văn thạc sĩ :“Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian để nghiên cứu biến động đường bờ biển nước ta” của Nguyễn Văn Hùng, Luận văn thạc sỹ: “Ứng dụng ảnh viễn thám và phần mềm ArcGis để xác định hiện trạng các loại đất ngập nước ven biển” của Lê Thị Hải Như...

Như vậy, viễn thám và GIS đã và đang được ứng dụng thành công ngày càng nhiều trong hầu hết các lĩnh vực về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.Trong thời gian tới, viễn thám và GIS sẽ là công cụ chủ đạo giám sát nguồn tài nguyên trong công cuộc hiện đại hoá nước nhà. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đạt chất lượng cao chưa nhiều, mặt khác giá thành ảnh vệ tinh còn cao nên trong tương lai cần chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ chuyên môn và chuyển giao công nghệ giữa các cơ quan nghiên cứu KH-CN và các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ vũ trụ trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)