Thực trạng phát triển kinh tế xãhội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

(a) Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1.Cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh qua một số năm

Đơn vị:%

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 So sánh

2014/2005

Tổng 100 100 100 0

1. Nông nghiệp - Thuỷ sản 11,6 4,3 3,3 -8,3

2. Công nghiệp - Xây dựng 75,8 82,4 82,8 +7,0

3. Dịch vụ - Thương mại 12,6 13,3 13,7 +1,1

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2014) Từ bảng 4.1 cho thấy cơ cấu kinh tế của các ngành chuyển dịch đáng kể. Ngành nông nghiệp - thuỷ sản có xu hướng giảm, ngành công nghiệp - xây dựng,

dịch vụ - thương mại tăng nhưng tăng chậm, chưa có bước tăng đột phá. Ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm còn 3,3% (năm 2014), giảm 8,3% so với năm 2005 (11,6%) phù hợp với sự phát triển của huyện và vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu lương thực của người dân.Ngành công nghiệp - xây dựng đạt 82,8% (năm 2013), tăng 7,0% so với năm 2005 (75,8%). Ngành dịch vụ - thương mại đang có hướng tăng trong những năm gần đây do con người đã quan tâm hơn đến đời sống tinh thần nhằm giảm bớt những áp lực trong cuộc sống. Do vậy cơ cấu của ngành tăng 1,1%, từ 12,6% (năm 2005) lên 13,7% (năm 2014).

Sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, các ngành công nghiệp Trung Ương và công nghiệp địa phương phát triển mạnh, ngành dịch vụ - thương mại những năm gần đây đã có bước phát triển tương đối khá nhờ công nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn.

(b) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp - thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp năm 2014 của huyện tiếp tục được quan tâm chỉ đạo nên dù diện tích có bị thu hẹp đi so với các năm trước nhưng vẫn phát triển tốt và đi vào chiều sâu với năng suất, chất lượng ngày càng cao. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi - thuỷ sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao được nhân dân tiếp thu triển khai và cho hiệu quả cao như: giống lúa BC15, TBR45, RVT, HDT8 cho năng suất 55-58 tạ/ha, giống ngô HN88, NK 4300, khoai tây đức và nhiều giống rau mới. Số diện tích chuyển đổi mới tăng thêm là 81 ha (KH 60 ha), đạt 134,9% kế hoạch.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản và công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo; Tuy giá cả thị trường bấp bênh (giá đầu vào tăng, giá đầu ra giảm mạnh), ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi song đàn gia súc, gia cầm vẫn được duy trì ổn định ở mức 70000 con lợn; 5.586 con trâu, bò; trên 2,2 triệu con gia cầm, thuỷ cầm các loại và trên 500 ha nuôi trồng thuỷ sản với sản lượng thu được ước 2.086 tấn. Nhiều mô hình chăn nuôi và nuôi thuỷ sản tập trung cho hiệu quả cao như: nuôi lợn siêu nạc, lợn rừng, cá chép V1...

-Ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản

Ngành công nghiệp của huyện trong những năm qua là ngành phát triển nhanh và mạnh nhất trong các ngành kinh tế, chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP của huyện (82,8%) , ngành tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Về lĩnh vực xây dựng, trên địa bàn huyện có một số doanh nghiệp xây dựng của Trung ương và thành phố, ngoài ra lực lượng xây dựng tư nhân cũng phát triển khá mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng của người dân, nhu cầu cải tạo cơ sở hạ tầng của huyện, đặc biệt là việc xây dựng các trung tâm thương mại và khu đô thị tại vị trí di dời các cơ sở công nghiệp.

-Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch

Các loại hàng hoá , dịch vụ trên thị trường đa dạng về chủng loại, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là trong dịp các ngày lễ, tết. Nhằm đảm bảo nhu cầu mua sắm của nhân dân, huyện đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn và thành phố tổ chức các hội chợ thương mại, các đợt bán hàng lưu động nhằm kích thích tiêu dùng và tích cực đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động ''Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam''. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ trên địa bàn ước đạt 14.133 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước.

Huyện Đông Anh đang đẩy nhanh phát triển các hoạt động thương mại và dịch vụ. Các hoạt động này ngày càng khẳng định vị trí trọng yếu trong cơ cấu kinh tế huyện.

(c) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số

Tình hình dân số của huyện Đông Anh được thể hiện qua bảng 2.

Từ bảng 2 cho thấy, tính đến cuối năm 2014 dân số huyện Đông Anh là 374883 người tăng khoảng 8,5 vạn người so với năm 2007, trong đó dân số đô thị là 28642 người, chiếm 7,64% tổng dân số. Dân sồ tăng mạnh chủ yếu là tăng dân số cơ học đến địa bàn huyện làm việc và sinh sống.

-Lao động, việc làm và thu nhập

Lao động và việc làm là một trong những vấn đề bức xúc cùa nhiều địa phương cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2013 của huyện là 213270,93 người, chiếm 56,89% dân số. Lao động nông

xuất hàng hoá thật sự cũng như đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 1/2 thời gian trong ngày, hiệu quả kinh tế thấp.

Về thu nhập, hiện nay thu nhập trung bình của huyện nhìn chung mới đạt ở mức trung bình so với toàn thành phố.

Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình dân số từ năm 2009 đến năm 2014

STT Xã, thịtrấn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Thịtrấn ĐA 25387 25854 26662 27453 27307 27661 28250 28642 2 Mai Lâm 10355 10510 10961 11151 12292 12494 13582 13726 3 ĐôngHội 9348 9472 9663 9791 9957 10212 10955 11143 4 XuânCanh 9523 9598 9746 9918 10185 10379 10792 10899 5 TàmXá 4056 4096 4144 4181 4229 4289 4455 4538 6 VĩnhNgọc 11594 11781 12012 12479 12803 13120 13783 14281 7 HảiBối 12175 12287 15802 16052 16143 16496 19003 19756 8 Kim Chung 14403 18597 25308 26052 29507 35039 35220 30801 9 Võng La 6660 6781 7081 8216 9111 11394 13138 11350 10 ĐạiMạch 9217 9368 9538 10073 9813 10249 13194 16561 11 Nam Hồng 10692 10873 11077 11304 12580 12756 13164 13429 12 Kim Nỗ 11014 11140 14837 15084 12442 12673 13582 13891 13 VânNội 9912 10121 10323 10927 10682 10941 11573 11780 14 TiênDương 14575 14771 15232 15733 15787 16181 16933 17629 15 UyNỗ 13539 13705 13867 14167 16195 16478 16956 17276 16 Cổ Loa 15674 15821 16166 16407 16750 17118 17592 17838 17 DụcTú 14467 14702 15087 15367 16260 16514 17128 17456 18 VânHà 8810 8967 9134 9339 9485 9755 10509 10818 19 LiênHà 14122 14408 14756 15084 15544 15993 16558 16742 20 ThụyLâm 16105 16370 16714 17108 17019 17538 18263 18761 21 ViệtHùng 13721 14089 14409 14786 15347 15621 16131 16401 22 XuânNộn 11672 11956 12193 12384 12880 13107 13724 14023 23 NguyênKhê 11950 12107 12345 12541 12507 12693 13562 13887 24 BắcHồng 10745 10874 11004 11217 11808 12020 12791 13255 Tổngcộng 289716 298248 318061 326814 336633 350541 370838 374883

(d) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện đã được đầu tư, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới.Có nhiều công trình, hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản, khang trang.Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, khu dịch vụ thương mại đã được xây dựng đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)