Đánh giá biến động sửdụng đất huyệnĐôngAnh trong giai đoạn nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 79 - 91)

nghiên cứu

Để đánh giá biến động sử dụng đất của huyện trong giai đoạn nghiên cứu ta dựa trên bảng dữ liệu thuộc tính của lớp sơ đồ biến động sử dụng đất với khả năng truy xuất thông tin trên phần mềm ArcGIS.

Sau khi đã có các bảng dữ liệu biến động đất đai giai đoạn 2009 – 2015 ta xuất các bảng dữ liệu này sang Excel để tính toán biến động từng loại đất trong giai đoạn nghiên cứu. Ta thành lập bảng thống kê biến động đất đai trong giai đoạn 2009 – 2015.

Bảng 4.7. Thống kê biến động các loại đất huyện Đông Anh giai đoạn 2009 – 2015 2009 2015 Đất xây dựng Đất lúa Đất HNK Mặt nước Tổng hàng Đất xây dựng 4953,08 0 0 0 4953,08 Đất lúa 634,00 7439,00 189,00 12,54 8274,54 Đất HNK 417,12 75,64 1483,58 5,43 1981,77 Mặt nước 206,85 43,39 182,81 2571,46 3004,51 Tổng cột 6211,05 7558,03 1855,39 2589,43 18213,90

Dựa vào bảng thống kê có thể nhận thấy: Trong giai đoạn 2009 – 2015 quá trình đô thị hóa tại quận Đông Anh diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng rõ rệt đến cơ cấu các loại đất trên địa bàn. Trừ diện tích mất đất nông nghiệp (LUC + HNK) rất khó phân biệt chính xác, có thể thấy biến động đất đai giai đoạn này là không cao.

Bảng 4.8. Bảng so sánh diện tích đất giải đoán 2015 với diện tích đất kiểm kê huyện Đông Anh năm 2014

Loại đất Diện tích giải đoán

(ha)

Diện tích kiểm kê

(ha) Chênh lệch (1) (2) (3) (4) = (3) – (2) Đất mặt nước 2589,43 2641,46 52,03 Đất xây dựng 6211,05 7098,60 887,55 Đất trồng lúa 7558,03 7364,83 -193,20 Đất HNK 1855,39 1109,01 -746,38 Tổng diện tích 18213,90 18213,90 0

Bảng 4.9. Bảng so sánh diện tích đất giải đoán 2009 với diện tích đất kiểm kê huyện Đông Anh năm 2010

Loại đất Diện tích giải đoán

(ha)

Diện tích kiểm kê

(ha) Chênh lệch (1) (2) (3) (4) = (3) – (2) Đất mặt nước 3004,51 2602,29 -402,22 Đất xây dựng 4953,08 6679,57 1726,49 Đất trồng lúa 8274,54 7822,98 -451,56 Đất HNK 1981,77 1109,06 -872,71 Tổng diện tích 18213,90 18213,90 0

Có sự chênh lệnh về diện tích đất trồng lúa và đất NHK so với kiểm kê. Nguyên nhân là do đây đều là thực vật, màu sắc rất khó đoán biết. Ngoài ra còn có sai số phạm phải do độ phân giải ảnh vệ tinh không được tốt (có chất lượng xấu vì tác giả tải ảnh miễn phí). Tuy nhiên đây không hẳn là điều bất hợp lý vì ngành nông nghiệp Đông Anh giai đoạn 2009-2015 là quá trình tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. ‘’Đông Anh không phải vùng chuyên canh sản xuất lúa nên sản lượng lúa bình quân đầu người thấp và đang có xu hướng giảm.’’ (UBND huyện Đông Anh 2016). Một phần đất trồng lúa được chuyển sang trồng rau và huyện có sản lượng rau bình quân đầu người tương đương sản lượng lúa (UBND huyện Đông Anh 2016).

Diện tích đất xây dựng theo diện tích kiểm kê giai đoạn này chỉ tăng nhẹ (466,83 ha) do địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy có những khó khăn nhất định nhưng nền kinh tế của huyện vẫn phát triển theo chỉ tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước.

Đất chưa sử dụng của huyện có 360 ha (2015) chiếm khoảng 2% tổng diện tích đất. Đây là con số khá lớn cần được chính quyền địa phương quy hoạch hợp lý cùng với đất nông nghiệp.

Đất nuôi trồng thủy sản có 638,54 ha (2015), chỉ chiếm 24,17% diện tích đất sông suối, mặt nước, có thể mở rộng quy mô nếu điều kiện kinh tế cho phép.

Bảng 4.10. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2015 huyện Đông Anh

Loại đất Năm 2009 (ha) Năm 2015 (ha) Diện tích thay đổi

(ha) Đất trồng lúa 8274,54 7558,03 -716,51 Đất xây dựng 4953,08 6211,05 +1257,97 Đất mặt nước 3004,51 2589,43 -415,08 Đất HNK 1981,77 1855,39 -126,38 Tổng diện tích tự nhiên 18213,90 18213,90 0

Dựa vào bảng thống kê ta có thể nhận thấy:Các loại biến động diễn ra ở hầu hết các loại hình sử dụng đất và rõ ràng nhất là đất trồng lúa(-716,51 ha), đất HNK (-126,38 ha) và đất xây dựng (+1257,97 ha). Đất xây dựng – đất ở tăng +1257,97 ha. Có thể thấy sự thay đổi các loại hình sử dụng đất này phù hợp với phương hướng phát triển KT – XH của huyện: ‘’Cơ cấu kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý trong giai đoạn 2011-2020 chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm mạnh tỷ trọng nông - lâm - thủy sản.’’ (UBND huyện Đông Anh, 2016). Tuy nhiên, về cơ bản diện tích đất nông nghiệp của Đông Anh vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại đất (8473,84 ha trên tổng số 18213,90 ha năm 2015, chiếm 46,52% diện tích đất tự nhiên). Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong các ngành sản xuất của huyện. Mặt khác, với chừng ấy ha đất nông nghiệp mà phần lớn có thể chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, Đông Anh có thuận lợi lớn. Vấn đề đặt ra là phải quy hoạch và sử dụng thật hữu hiệu nguồn lực quan trọng này phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện.

Có thể kể đếnmột số công trình xây dựng mới tiêu biểu cho sự phát triển KT – XH của huyện Đông Anh trong giai đoạn biến động đất đai 2009 – 2015 như sau:

- Trung tâm thương mại tài chính Bắc Sông Hồng (nằm phía trái tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tại địa bàn xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc);

- Chợ rau an toàn Vân Nội ở xã Vân Nội;

- Khu công nghiệp tập trung Đông Anh với quy mô 600 ha (nằm trên địa bàn các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm và thị trấn Đông Anh);

- Bệnh viện Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới (nằm cạnh trục đường Bắc Thăng Long - Nội Bài trên địa bàn huyện).

- Các tuyến đường giao thông:

+ Quốc lộ 3 chạy qua xã Tiên Dương, Nguyên Khê.

+ Trục cầu Nhật Tân – Nội Bài thành lập ngày 4/1/2015 chạy qua xã Vinh Ngọc.

+ CT07 chạy dọc xã Vân Hà, Thụy Lâm.

Bảng 4.11. Thay đổi diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2015

Sự thay đổi đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp => Đất khác 1069,09 5,87

Đất khác => Đất nông nghiệp 226,20 1,24

Biến động 1295,29 7,11

Diện tích mất đất nông nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2015 là 1069,09ha và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp là 226,20 ha. Như vậy tổng diện tích đất nông nghiệp thay đổi là 1295,29ha, chiếm 7,11% tổng diện tích đất đai. Diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang. Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị là 1051,12 ha (đất trồng lúa + đất HNK), chiếm tỷ trọng khá lớn thể hiện mức độ phát triển KT –XH của huyện; đất nông nghiệp chuyển sang đất mặt nước là 17,97 ha, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Dựa vào bản đồ biến động đất đai, ta có thể thấy diện tích biến động đất nông nghiệp chủ yếu tập trung tại các xã Nam Hồng, Kim Chung, Kim Nỗ, Cổ Loa, Vân Hà, Mai Lâm (chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất nông nghiệp), Liên Hà, Vân Hà (LUC => đất nuôi trồng thủy sản), Xuân Nộn, Đại Mạch (đất sông suối => HNK).

Diện tích giải đoán đất nông nghiệp năm 2015 của huyện Đông Anh là 9413,42 ha (lệch 939,58 ha so với diện tích kiểm kê), diện tích giải đoán đất nông nghiệp năm 2009 là 10256,31 ha (lệch 1324,27 ha so với diện tích kiểm kê). Có thể thấy phương pháp giải đoán ảnh sử dụng công nghệ viễn thám và GIS cho kết quả tương đối tốt, dù để giải đoán chi tiết các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ta cần các phương pháp mới cho độ chính xác tốt hơn.

Tổng diện tích đất nông nghiệp thay đổi chiếm 7,11% tổng diện tích đất đai. Đây là con số khá lớn, thể hiện sai sót trong quá trình giải đoán ảnh. Để nâng cao độ chính xác của quá trình giải đoán, chúng tôi đề nghị tăng số lượng ảnh lên 4 thay vì 2, sử dụng ảnh có độ phân giải cao hơn đồng thời sử dụng ảnh vệ tinh

có nhiều kênh cho các chế độ phân giải khác nhau để ta có thể phân tích nhiều loại ảnh (thay vì chỉ một loại có kích thước pixel 30x30).

4.3. NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP

Qua kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai thời điểm 2009 và 2015 cũng như bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2009 - 2015 huyện Đông Anh, tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

4.3.1. Ưu điểm

- Ảnh vệ tinh có độ phân giải không gian đa dạng từ 0,6m đến 30m cho phép ta có nhiều lựa chọn để tiến hành đánh giá biến động với độ chính xác khác nhau, tùy thuộc nguồn dữ liệu ảnh, kinh phí cũng như địa hình và điều kiện hiện có của từng địa phương.

- Có thể phân tích và xử lý các đối tượng trên mặt đất mà không cần tiếp xúc trực tiếp đến đối tượng, do đó có thể xây dựng được các loại bản đồ đa thời gian (từ quá khứ đến hiện tại).

- Ảnh viễn thám phản ánh trung thực thảm phủ bề mặt đất tại thời điểm chụp ảnh, vì vậy bản đồ giải đoán luôn chính xác về mặt hình dạng thửa đất.

- Có độ chính xác cao đối với việc xử lý những khu vực lớn về không gian hay nói cách khác có hiệu quả đối với tầm vĩ mô.

- Xử lý ảnh viễn thám diễn ra theo 2 quá trình xử lý trên 2 phần mềm Erdas và Arcgis cho thấy khả năng kết hợp rất tốt giữa dữ liệu ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đây đưa ra những tổng hợp, thống kê số liệu cần thiết về diện tích biến động, thay đổi mục đích sử dụng đất và xu hướng biến động sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu và tương lai.

- Kết hợp với GIS, GPS có thể cho chúng ta một công cụ hoàn chỉnh để quản lý các nguồn tài nguyên trên bề mặt trái đất.

- Giảm bớt thời gian thực địa, tiết kiệm thời gian, tiền của, đặc biệt khi nghiên cứu ở khu vực đồi núi, đi lại khó khăn.

4.3.2. Nhược điểm

- Phương pháp sử dụng tư liệu viễn thám sẽ không đem lại kết quả mong muốn nếu ảnh viễn thám có độ phân giải không phù hợp. Trong đề tài, chúng tôi sử dụng ảnh vệ tinh Landsat có độ phân giải mặt đất 30 m thì không thể giải đoán

ảnh đến từng cấp độ loại cây trồng cũng như đối với vật thể có kích thước nhỏ hơn 30m (như đường giao thông và nhiều công trình) và không xây dựng được bản đồ sử dụng đất có tỷ lệ lớn. Khi giải đoán ảnh sẽ bị nhầm lẫn giữa đất xây dựng và đất trồng cây hàng năm khác, đất chuyên trồng lúa với đất trồng cây hàng năm khác.

- Sẽ gặp khó khăn khi ảnh viễn thám có mây. - Các trang thiết bị, phần mềm đắt tiền.

- Quá trình đánh giá biến động sử dụng đất bằng tích hợp dữ liệu ảnh viễn thám và GIS đòi hỏi cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại từ máy tính có cấu hình tốt, phần mềm giải đoán, xử lý và máy GPS cho thấy để thực hiện phương pháp này tuy có nhiều lợi thế so với phương pháp truyền thống nhưng cần có thờigian để từ từ đưa vào thực tiễn áp dụng rộng rãi.

- Độ chính xác của quá trình thực hiện đề tài phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của người tiến hành giải đoán ảnh.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2015 có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Huyện Đông Anh ở phía đông Bắc Thủ đô Hà Nội, có đầu mối giao thông thuận lợi nối liền thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta. Như vậy, huyện có rất nhiều thuận lợi giúp cho kinh tế - xã hội toàn huyện thay đổi theo chiều hướng thuận lợi. Tuy vậy, huyện Đông Anh vẫn là huyện thuần nông, kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, tuy rằng các ngành công nghiệp khác của huyện đang chuyển mình mạnh mẽ. Dù là huyện thuần nông nhưng khoa học công nghệ huyện Đông Anh cũng được đầu tư tương đối đồng đều từ huyện tới xã, có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào các công việc cụ thể. 2. Từ tư liệu ảnh viễn thám và các tư liệu khác đã thu thập được, chúng tôi đã xây dựng được tệp dữ liệu mẫu gồm 4 loại hình sử dụng đất đặc trưng gồm: Đất trồng lúa, đất HNK, đất xây dựng và đất sông suối với độ chính xác khá cao. Bằng phương pháp số và kỹ thuật GIS đã giải đoán ảnh viễn thám 2 năm 2009 và 2015 huyện Đông Anh – Hà Nội với độ chính xác lần lượt là 96% và 88%, trên cơ sở đó thành lập 2 bản đồ sử dụng đất tương ứng, tiến hành chồng xếp xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2015, qua đó đánh giá biến động đất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu.

3.Giai đoạn 2009 -2015 có 1069,09ha đất nông nghiệp chuyển sang đất khác và 226,20ha đất khác chuyển sang đất nông nghiệp. Kết quả bản đồ sử dụng đất năm 2009 và 2015 do được thể hiện trên nền GIS nên cho phép tiến hành các phép phân tích không gian, nếu kết hợp được với các dữ liệu khác như kinh tế xã hội thì có thể theo dõi được xu thế và tác động của phát triển kinh tế xã hội lên tài nguyên đất đai. Những kết quả nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng để đánh giá xu thế biến động sử dụng đất có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện.

5.2. KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu có thể khuyến cáo sử dụng cho các địa phương khác, đặc biệt là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng hiện đại và nhân lực trình độ cao.

Để phát triển đề tài cũng như các đề tài tương tự nên sử dụng ảnh có độ phân giải cao, ảnh ở nhiều thời điểm gần nhau và trong cùng mùa, cùng tháng.

Nghiên cứu này có thể mở rộng với việc sử dụng tư liệu viễn thám thu được tại nhiều năm khác nhau để có thể đánh giá xu thế biến động sử dụng đất có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Hoàng Mạnh Linh (2015). Tích hợp viễn thám và GIS đánh giá biến động đất đai

giai đoạn 2005 – 2015 huyện Thiệu Hóa – Tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

2. Lâm Ngọc Tú (2009). Ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để thành lập bản

đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2004 – 2009 trên địa bàn xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak. Luận văn thạc sĩ. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

3. Lê Duy Nhật (2014). Hướng dẫn bài toán biến động. Truy cập ngày 2/12/2015 tại

http://123doc.org/document/2896581-huong-dan-bai-toan-bien-dong-le-duy- nhat.htm.

4. Lê Đại Ngọc (2013). Tổ hợp màu để giải đoán ảnh vệ tinh Landsat 7 phục vụ hiện

chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000. Truy cập ngày 2/12/2015 tại http://ledaingoc.blogspot.com/2013/04/to-hop-mau-e-giai-oan-anh-ve-tinh.html.

5. Nguyễn Thùy Dung (2015). Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015). Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp

quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Luận án tiến sĩ. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

7. Nguyễn Khắc Thời, Trần Quốc Vinh (2006). Bài giảng viễn thám. Học viện nông

nghiệp Việt Nam.

8. Phạm Vọng Thành (2001). Công nghệ viễn thám. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

9. Trần Thị Băng Tâm (2006). Giáo trình hệ thống thông tin điạ lý. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Trần Trọng Khôi (2015). Tích hợp viễn thám và GIS đánh giá biến động đất đai

giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Học viện nông nghiệp Việt Nam.

11. UBND huyện Đông Anh (2016). QD 124-UB Phê duyệt Quy hoạch KT-XH Đông

Anh. Truy cập ngày 3/4/2016 tại http://donganh.hanoi.gov.vn/quy-hoach-kt-xh/- /news/vBHy1dwGYM5h/1/1722.html.

12. Vũ Phương Mai (2011). Thesis Abstract. Truy cập ngày 22/8/2016 tại

Tiếng Anh:

13. BelwardA.S., J. O. Skøien (2015). Who launched what, when and why; trends in

global land-cover observation capacity from civilian earth observation satellites. ISPRS Journal of Photogrammetry and Remote Sensing 103 (2015) 115–128

14. Community (2016). Sentinel - 2. Retrieved on 24 August 2016 at

http://en.wikipedia.org/wiki/Sentinel-2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 79 - 91)