Tình hình quản lý, sửdụng đất trên địa bàn huyệnĐôngAnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 55 - 61)

4.1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Anh được thể hiện ở bảng 4.3.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 18.213,90 ha, trong đó đất nông nghiệp có 9112,38 ha chiếm 50,03%; đất phi nông nghiệp có 8794,92 ha chiếm 48,29%; đất chưa sử dụng có 306,60 ha chiếm 1,68%. Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc của thủ đô Hà Nội nên sản xuất nông nghiệp mang lại nguồn thu chủ yếu cho người dân. Nhìn chung, đất đai của huyện khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm tới để phù hợp với xu thế hiện đại hóa nông thôn cần có sự chuyển dịch cơ cấu thích hợp giữa các loại đất.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Đông Anh

STT Chỉtiêu DT (ha) Cơ cấu (%) Tổngdiệntíchđấttựnhiên 18213,90 100 1 Đấtnôngnghiệp NNP 9112,38 50,03 1.1 Đấtsảnxuấtnôngnghiệp SXN 8461,94 46,46 1.1.1 Đấttrồngcâyhàngnăm CHN 8262,01 45,36 1.1.1.1 Đấttrồnglúa LUA 7364,83 40,44 1.1.1.2 Đấttrồngcây hàngnămkhác HNK 897,18 4,93 1.1.2 Đấttrồngcâylâunăm CLN 199,93 1,10 1.2 Đấtnuôitrồngthủysản NTS 638,54 3,51 1.3 Đấtnôngnghiệpkhác NKH 11,90 0,07 2 Đất phi nôngnghiệp PNN 8794,92 48,29 2.1 Đất ở OTC 2176,75 11,95 2.1.1 Đất ở tạinôngthôn ONT 2072,41 11,38 2.1.2 Đất ở tạiđôthị ODT 104,34 0,57 2.2 Đấtchuyêndùng CDG 4343,75 23,85 2.2.1 Đấttrụsởcơquan, côngtrìnhsựnghiệp CTS 251,51 1,38 2.2.2 Đấtquốcphòng CQP 97,06 0,53 2.2.3 Đất an ninh CAN 4,59 0,03

2.2.4 Đấtsảnxuất, kinhdoanh phi nôngnghiệp CSK 930,12 5,11

2.2.5 Đấtcómụcđíchcôngcộng CCC 3060,47 16,80 2.3 Đấttôngiáo, tínngưỡng TTN 21,05 0,12 2.4 Đấtnghĩatrang, nghĩađịa NTD 173,80 0,95 2.5 Đấtsôngsuốivàmặtnướcchuyêndùng SMN 2002,92 11,00 2.6 Đất phi nôngnghiệpkhác PNK 76,65 0,42 3 Đấtchưasửdụng CSD 306,60 1,68 3.1 Đấtbằngchưasửdụng BCS 306,60 1,68

4.1.4.2. Tình hình quản lý đất đai tại huyện Đông Anh

Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện hiện đã có trên 100 doanh nghiệp trung ương, thành phố và huyện, trong đó có 4 liên doanh với nước ngoài đang hoạt động. Trong thời gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.

Theo quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến 2020 đã ưu tiên đầu tư cho các khu vực Bắc sông Hồng. Tại đây sẽ hình thành một Hà Nội mới với các khu vực: Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên. Hướng ưu tiên này đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai luôn được UBND huyện Đông Anh chú trọng và dần đi vào nề nếp, ngày càng quản lý tốt hơn theo yêu cầu của Luật đất đai năm 2003 như công tác quản lý đất công, đất chưa sử dụng , xử lý thu hồi và đề nghị thu hồi đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang đất, vi phạm luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân đang sử dụng ổn định, nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất và tăng nguồn thu ngân sách về đất.

(a) Công tác quản lý địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Hiện tại, UBND huyện Đông Anh còn lưu trữ được đầy đủ bộ hồ sơ địa giới hành chính kèm theo bản đồ địa giới hành chính 364. Tuy nhiên một số mốc và điểm đặc trưng bị thất lạc hoặc bị thay đổi do quá trình thực hiện các dự án đến nay chưa được khôi phục lại. Một số vị trí thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính chưa phù hợp với thực tế dẫn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương gặp một số khó khăn nhất định.

(b) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

UBND huyện Đông Anh đã thực hiện việc khảo sát, định giá các loại đất theo đường phố, vị trí, khu vực nông thôn, khu vực đô thị để xây dựng bảng giá đất hàng năm, được ban hành áp dụng từ ngày 01/01 hàng năm cùng với bảng giá đất toàn thành phố. Việc đánh giá, phân hạng đất đến từng thửa đất chưa thực hiện được.

Đối với xã bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập vào các kỳ kiểm kê đất đai 5 năm một lần, bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập vào kỳ quy hoạch sử dụng đất 10 năm 1 lần.

(c) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất

Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các xã:

- Ưu điểm: Trình tự lập, trình duyệt đúng quy định, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, bám sát vào các Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm do HĐND huyện ban hành.

- Hạn chế: Triển khai quy hoạch sử dụng đất của huyện chậm, điều chỉnh nhiều lần, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt trước quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bổ sung không được thông qua HĐND, UBND huyện, không xét duyệt kế hoạch sử dụng đất cho các xã, giao cho thuê đất một số xã đối với một số loại đất không có trong kế hoạch…

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: một số dự án thuê đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt, có dự án giao mặt bằng cho chủ đầu tư khi chưa có quyết định cho thuê đất, UBND xã ký hợp đồng thuê đất không đúng quy định, có dự án sử dụng không đúng mục đích, vượt diện tích được thuê…

UBND huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra, phối hợp các sở của thành phố kiểm tra các dự án trên địa bàn, đặc biệt là các dự án chậm triển khai, dự án sử dụng đất chưa đúng quy định của pháp luật đất đai. Từ đó báo cáo và kiến nghị với thành phố. Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân thuê đất chuyển sang hình thức công ty cổ phần.

(d) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo số liệu thống kê tại văn phòng đăng ký QSD đất huyện Đông Anh, tổng số giấy chứng nhận QSD đất ở, đất ao và đất vườn liền kề cần phải cấp lần đầu trên địa bàn là 66.808 GCNQSD đất (tương đương với 66.808 ô đất). Trong đó, tính đến hết tháng 12 năm 2013, toàn huyện Đông Anh đã cấp được 66.681 GCNQSD đất ở, đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCNQSD đất cho các trường hợp đủ điều kiện cấp.

Đối với đất nôngnghiệp, thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân đến hết năm 2000 huyện Đông Anh đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.

Thực hiện việc lập hồ sơ địa chính theo quy định của Thành phố, UBND huyện Đông Anh đã chọn làm thí điểm tại thị trấn Đông Anh và việc lập hồ sơ địa chính đã hoàn thành, đã được phê duyệt theo quy định. Hiện nay đang hoàn thiện hồ sơ địa chính của 4 xã: Nam Hồng, Võng La, Đại Mạch, Cổ Loa.

(e) Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2003 được triển khai thực hiện và báo cáo đầy đủ theo các chỉ tiêu, biểu mẫu quy định. Từ đó góp phần quan trọng trong việc giám sát, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên đất đai sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

(f) Quản lý tài chính về đất đai

Hàng năm, Phòng tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu cho UBND huyện phối hợp với UBND các xã, các phòng ban lien quan và đơn vị tư vấn điều tra, khảo sát, trình UBND thành phố ban hành làm cơ sở trong việc thu tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.

Nguồn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giao đất giãn dân xử lý hợp thức đất, chuyển quyền, lệ phí trước bạ… đóng góp tỷ lệ lớn trong GDP của huyện.

Tuy nhiên, việc xây dựng giá đất ở trung bình và xác định giá đất sát với thị trường trong điều kiện bình thường gặp nhiều khó khăn như: quy định của pháp luật không cụ thể về các tiêu chí, điều kiện, nguyên tắc, phương pháp xác định.

(g) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai được tiến hành thường xuyên. Năm 2012, đoàn kiểm tra của UBKT thành ủy Hà Nội kiểm tra huyện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện. Huyện thành lập đoàn thanh tra công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn một số xã như xã Nguyên Khê, Nam Hồng, Kim Chung. Ngoài ra thanh tra huyện thẩm tra một số trường hợp cấp GCNQSD đất ở các xã qua đó huyện đã ban hành 44 quyết định thu hồi và hủy GCNQSD đất, 02 quyết định kỷ luật về đảng, 06 quyết định xử lý về chính quyền.

(h) Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai

UBND huyện chỉ đạo bộ phận tiếp công dân, các phòng, ban ngành của huyện và UBND các xã tập trung xử lý, giải quyết các đơn thư kiến nghị, phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội của địa phương. Huyện và các xã quan tâm bổ sung, đào tạo cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư. Do vậy, số lượng đơn thư vượt cấp đã được hạn chế, tuy nhiên tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn diễn ra phức tạp, còn có một số đơn thư tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.

(i) Những kết quả đạt được và tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Kết quả đạt được

- Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là công tác phối hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thanh tra kiểm kê đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và xử lý kịp thời. Nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện, góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình, dự án kinh tế - xã hội. Những chủ trương là phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- UBND huyện đã chú trọng hoàn thiện ngành Tài nguyên và Môi trường từ cấp huyện đến cấp xã đủ về lực lượng, nắm vững chuyên môn, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Những tồn tại cần khắc phục

- Quan niệm và nhận thức về sở hữu đất đai của người dân còn hạn chế, gây khó khăn cho việc thu hồi đất, quản lý mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

- Việc sử dụng đất ở một số nơi còn lãng phí, không hiệu quả.

- Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra như: lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch…

- Thị trường về quyền sử dụng đất còn tự phát, Nhà nước chưa hình thành được các tổ chức để quản lý và điều tiết giá đất, đất đai mang giá ảo, không phù hợp với giá thực tế.

- Việc quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng còn bất cập, hiện tượng tự chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch còn xảy ra ở một số nơi.

- Sự thay đổi về tổ chức cán bộ ngành quản lý đất đai nhất là ở cơ sở, dẫn đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không liên tục nên số liệu, tài liệu đất đai một số nơi chưa phản ánh đúng với thực tế sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 55 - 61)