Tóm tắt tổng quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Viễn thám được định nghĩa như một khoa học công nghệ mà nhờ nó các tính chất của vật thể quan sát được xác định hoặc phân tích mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức xạ từ vật thể thường là nguồn tư liệu chủ yếu trong viễn thám.Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được gọi là bộ cảm (Remote Sensor). Các máy chụp ảnh hoặc máy quét là những ví dụ về bộ cảm. Vệ tinh có mang bộ cảm viễn thám gọi là vệ tinh viễn thám. Có thể kể đến các loại vệ tinh: Landsat, Spot, Ikonos, World View… Công nghệ viễn thám đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cả về bộ cảm và vật mang, tạo nên khối lượng tư liệu viễn thám khổng lồ, ngày càng dễ tiếp cận.

Hệ thống thông tin Địa lý là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất. Một hệ thống

thông tin địa lý được kết hợp bới 5 thành phần chính là: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người, phương pháp.

Để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất, đại khái người ta so sánh 2 ảnh viễn thám đã phân loại rồi sử dụng phương pháp chồng xếp 2 ảnh với nhau để lập bản đồ biến động sử dụng đất.

Việc sử dụng kết hợp viễn thám và GIS cho nhiều mục đích khác nhau đã trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới trong thời đại ngày nay, do hiệu quả to lớn và tính kinh tế mà nó có được. Ở Việt Nam, công nghệ viễn thám và GIS đã bước đầu được đưa vào sử dụng. Ngày 09/7/2009 Trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam và Trung tâm dữ liệu viễn thám Quốc gia chính thức đi vào hoạt động.Trạm thu được 5 loại ảnh vệ tinh là SPOT 2, SPOT 4, SPOT 5, ENVISAT ASAR và ENVISAT MERIS có độ phân giải 2,5m; 10m; 20m; 30m… Sự kết hợp giữa viễn thám và thông tin địa lý đem lại những ứng dụng to lớn trong nghiên cứu lâm nghiệp, quản lý tổng hợp bờ đới, quản lý dải ven biển. Tuy nhiên do có nhiều điều kiện hạn chế, nhất là trình độ nhân lực chưa cao, những ứng dụng đó chỉ đem lại một số kết quả nhất định. Nắm bắt được những hạn chế đó, tác giả sẽ trình bày các bước giải đoán ảnh và thành lập bản đồ dưới đây, từ đó so sánh phương pháp tích hợp viễn thám và GIS với phương pháp truyền thống để chỉ ra những ưu điểm nhược điểm giúp các chuyên gia có thể khai thác tối ưu lợi thế của phương pháp ứng dụng viễn thám và GIS để thành lập bản đồ biến động đất nông nghiệp.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)