3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Thái Thụy có diện tích 256,83 km2 nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình. Thái Thụy thuộc vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa; Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn. Với bờ biển dài 27 km và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 cửa sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa khiến cho vùng biển Thái Thụy có tiềm năng hải sản phong phú, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao (theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vùng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực, v.v...). Thái Thụy là huyện có địa hình đồng bằng duyên hải, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bù đắp phù sa bởi 2 con sông lớn là sông Thái Bình và Trà Lý (Hình 3.1).
- Tài nguyên thiên nhiên: Thái Thụy có diện tích đất nông nghiệp và diện tích nuôi trồng Thủy sản lớn. Điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng; nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là nước mặn, nước lợ.
- Khí hậu: Khí hậu huyện Thái Thụy thuộc vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 22 - 24c; độ ẩm trung bình 86-87%; lượng mưa trung bình 1.788 mm/năm.
Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung tại các xã ven biển, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển, có Cồn đen rộng hàng chục ha là khu vực có thể phát triển ngành du lịch biển.
Với đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình như vậy huyện Thái Thụy trở thành một huyện ven biển có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là phát triển khu kinh tế biển.
Hình 3.1. Bản đồ huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, kinh tế huyện Thái Thụy trong những năm vừa qua đã có sự phát triển khá ổn định. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 2.958 tỷ đồng, đạt 96,95% so với kế hoạch, tăng 10,12% so với năm
2010. Đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 11.946,3 tỷ đồng, tăng 14,26% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy sau 4 năm tổng giá trị sản xuất đã tăng 8.988,3 tỷ đồng. Theo đó, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng ngành CN, TTCN, XDCB tăng từ 34,1% (năm 2011) lên 34,36% (năm 2012), giảm xuống còn 32,93% (năm 2013), 31,2% (năm 2014) và lên 33,3% (năm 2015); tỷ trọng các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp giảm từ 38,1% (năm 2011) xuống còn 36,68% (năm 2012), tăng lên 40,25% (năm 2013), 39,5% (năm 2014) và 35,9% (năm 2015); tỷ trọng ngành Thương mại, Dịch vụ tăng từ 27,8% (năm 2011) lên 28,96% (năm 2012), giảm còn 26,82% (năm 2013), 29,3% (năm 2014) và 30,7 % (năm 2015).
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể và khá hơn trước về kinh tế và xã hội, đời sống của nhân dân dần được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung khác của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nhưng chưa mạnh. Nguồn sống chính của đại bộ phận dân cư vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất lao động còn thấp.
Trong bối cảnh đó với sự quyết tâm của cả bộ máy chính trị, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đến các cấp chính quyền cơ sở đã lãnh đạo, động viên sức mạnh toàn dân, chỉ đạo các ngành, các cấp trong toàn huyện, nhằm huy động tối đa nguồn lực, triển khai nhiều biện pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ thế đã tạo ra thế mạnh và nguồn lực mới cho tỉnh; đồng thời vượt qua thử thách, từng bước vươn lên và đạt những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, tạo tiền đề cơ bản cho phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
3.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Thái Thụy
Huyện Thái Thụy có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi: với Quốc lộ 39, Quốc lộ 37; Quốc lộ 37B, 47, 216, 456... chạy qua; đường thủy trên sông Trà Lý, Diêm Hộ, sông Hóa. Huyện có hai bến xe lớn là Chợ Lục, xã Thái Xuyên và thị trấn Diêm Điền. Đồng thời cũng là là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua. Tuy nhiên, Thái Thụy vẫn đang là một huyện nông nghiệp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thấp, thu ngân sách tại địa bàn bình quân giai đoạn 2012 - 2016 chỉ đáp ứng khoảng 31% nhiệm vụ chi, phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ ngân sách cấp trên, nên việc đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội xuống cấp nghiêm trọng.
Tuy vậy trong giai đoạn 2012 - 2016, huyện Thái Thụy đã tập trung huy động được các nguồn vốn ĐTXD các công trình quan trọng, thiết yếu liên quan đến phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện. Tổng số vốn ĐTPT 2012 -2016 của huyện đạt là 1.457.797 triệu đồng (chưa bao gồm vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ không qua ngân sách huyện), tăng bình quân 23,68%/năm. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã giúp huyện Thái Thụy xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học khang trang, cơ sở khám chữa bệnh được nâng cấp, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, cải tạo hệ thống sông, trục sông được nạo vét, hệ thống giao thông ngày càng được mở mang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhất là người dân khu vực nông thôn, việc đi lại, giao lưu kinh tế thuận lợi, tăng khả năng gắn bó của người dân đối với ruộng đồng trong điều kiện công nghiệp hóa hiện nay. Kết quả của việc huy động vốn đầu tư XDCB từ NSNN thể hiện trong các mặt sau:
Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện, xã giai đoạn 2012 -2016 là 1.635.320 triệu đồng, trong đó nguồn vốn quyết toán qua ngân sách huyện, xã là 1.222.778 triệu đồng, nguồn chi đầu tư XDCB không qua ngân sách huyện là 512.542 triệu đồng, kết quả thực hiện các dự án trên một số lĩnh vực trọng tâm của huyện cụ thể như sau:
- Về phát triển hệ thống giao thông: Kế hoạch vốn bố trí cho lĩnh vực giao thông: 439.100 triệu đồng, chiếm 26,85% kế hoạch vốn; đã tập trung hoàn thành một số tuyến đường: Đường ra Cồn Đen xã Thái Đô, Đường cứu hộ cứu nạn ĐH.91 từ xã Thái Giang đi xã Thái Dương, Đường từ trung tâm xã Mỹ Lộc đi Thái Đô, Đường cứu hộ, cứu nạn xã Thụy Tân, Đường Thái Hồng - Trà Linh, Đường Thái Nguyên - Thái An, Đường Thái Hưng - Thái Thụy... Ngoài ra còn một số dự án quan trọng vốn Ngân sách Trung ương như: Cầu Thái Hà, đường 39B từ thị trấn Thanh Nê đến thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy, Cầu Trà Linh.
Hệ thống giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, trong năm 2012-2016 huyện, xã đã tập trung toàn bộ nguồn lực khoảng 800 tỷ đồng để nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn, hệ thống giao thông nội đồng nhằm đáp ứng các tiêu chí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
(xây mới 22.640,3 m giao thông trục xã; 112.316 m giao thông trục chính nội đồng; 89.437,8 m giao thông trục thôn, mở rộng 9.540m2 giao thông trục thôn và 299.099,9 m giao thông nhánh trục thôn....).
- Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản: Có bước tiến đột phá trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi, với tổng kế hoạch vốn bố trí: 396.230 triệu đồng, chiếm 24,23% kế hoạch vốn ngân sách huyện, xã; hoàn thành các đoạn xung yếu thuộc đê sông Hồng, sông Diêm Hộ, sông Trà Lý. Cơ bản hoàn thành nâng cấp các trạm bơm nội đồng của các xã, nạo vét một số hệ thống sông trục chính cấp II và cứng hóa kênh cấp I, loại 3, giúp cải thiện môi trường, phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp.
Hoàn thành xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại cửa sông Trà Lý (xã Thái Đô) và cửa sông Diêm Hộ (xã Thái Thượng) để neo đậu cho 404 tàu cá với công suất mỗi tàu 300 CV nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Cơ bản hoàn thành hạ tầng 03 khu nuôi trồng giống thủy sản với quy mô trên 228 ha, gồm: Hạ tầng nuôi trồng thủy sản cánh đồng kênh 80, xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy (67,6 ha), Thụy Thanh - Thái Thụy (30ha); Thái Đô - Thái Thụy (130,5 ha) để từng bước chủ động cung cấp nguồn giống có chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất trong tỉnh; xây dựng kế hoạch triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thái Thụy nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung.
- Hạ tầng Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Hoàn thành cụm công nghiệp Thái Thọ, Thụy Tân, Mỹ Xuyên. Trong 5 năm, có 49 dự án được tỉnh, huyện tiếp nhận cho phép đầu tư. Đến nay có 23 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, trong đó có 4 dự án thuộc cụm công nghiệp, nhiều dự án lớn như: nhà máy bột cá xã Thụy Tân, kho chung truyển xăng dầu Hải Hà, nhà máy Amonitrat, trung tâm điện lực Thái Bình... đã và đang tạo động lực phát triển công nghiệp của huyện cho những năm tiếp theo.
- Lĩnh vực giáo dục & đào tạo, Y tế, Lĩnh vực văn hóa, thể thao, tài nguyên môi trường: Tổng kế hoạch vốn bố trí 799.990 triệu đồng, chiếm 48,92% kế hoạch vốn, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành 16 trường Tiểu học, Trung học cơ sở, 21 trường Mầm non và 15 công trình phụ trợ trường học; 12 trạm Y tế; 81 Nhà văn hóa thôn, 25 sân thể thao và công trình phụ trợ Nhà văn hóa thôn; 16 Trụ sở, 10 Hội trường UBND xã; 8 công trình Nghĩa trang liệt sỹ và 15 Khu xử lý rác thải tập trung..., và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.3.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Thứ nhất, xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và nguồn số liệu thống kê.
Thứ hai, tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội thảo, kết quả các đợt điều tra của các tổ chức, các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ ba, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực XDCB, Ban quản lý dự án, các doanh nghiệp thực hiện công tác tư vấn thi công trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Thu thập tài liệu thứ cấp trên cơ sở số liệu báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết từng khâu trong công tác quản lý của các đơn vị quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Nhà nước trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình như UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện và các Chủ đầu tư.
3.3.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Thực trạng công tác đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Thái Thụy giai đoạn năm 2012 - 2016 gồm rất nhiều chủ thể, doanh nhiệp liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện như: gồm 51 đơn vị đồng thời vừa là cấp quyết định đầu tư, vừa là chủ đầu tư (cấp huyện là 03; cấp xã là 48 xã, thị trấn); có 01 Ban quản lý chuyên trách thuộc UBND huyện quản lý, còn lại các xã, thị trấn thành lập Ban quản lý dự án kiêm nhiệm. Có khoảng trên 20 đơn vị thi công; 12 đơn vị tư vấn giám sát; 03 đơn vị tư vấn thiết kế dự toán và một số cán bộ phòng liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN: Kinh tế & Hạ tầng; Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Tài chính – Kế hoạch; Kho bạc Nhà nước huyện.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, do đó đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn điều tra khảo sát chọn điểm, mỗi đơn vị đến khảo sát điều tra và phỏng vấn 01 đồng chí Lãnh đạo đơn vị đó. Số lượng điều tra, phỏng vấn bằng 30% số đơn vị có liên quan như đã nêu ở trên.
Số lượng từng đơn vị liên quan Số phiếu điều tra 01 đơn vị =
3
Kết quả xác định số phiều điều tra, phỏng vấn như sau:
Bảng 3.1. Đối tượng điều tra khảo sát
TT Đối tượng điều tra Mẫu
điều tra Ghi chú
1 Chủ đầu tư 15 01 chủ đầu tư cấp huyện; 14 chủ đầu tư cấp xã, thị trấn
2 Ban quản lý công trình 01 01 Ban quản lý cấp huyện (Ban quản lý cấp xã, thị trấn vì chủ đầu tư không điều tra
cũng đồng thời là Ban quản lý)
3 Đơn vị thi công 06 02 đơn vị thi công công trình do huyện làm chủ đầu tư; 04 đơn vị thi công công trình do xã, thị trấn làm chủ đầu tư
4 Đơn vị tư vấn, giám sát 05 04 đơn vị tư vấn giám sát thi công; 01 đơn vị tư vấn lập Thiết kế - Dự toán
5 Các phòng chức
năng của huyện 4
01 phòng Tài chính - Kế hoạch; 01 ở Kho bạc Nhà nước huyện; 01 Phòng Kinh tế - Hạ tầng; 01 phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
6 Đơn vị thi công, đơn vị tư vấn 35 20 đơn vị thi công; 12 đơn vị tư vấn giám sát; 03 đơn vị tư vấn thiết kế dự toán
Tổng cộng 66
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Xử lý số liệu thứ cấp: So sánh, đối chiếu số liệu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các năm để phân tích.
- Xử lý số liệu sơ cấp: Thống kê các số liệu, tính toán và lượng hóa các kết quả thu được để từ đó kiểm định lại những kết quả rút ra từ việc phân tích dữ liệu thứ cấp so với kết quả thu thập từ dữ liệu sơ cấp. Phát hiện những vướng mắc, đồng thời phân tích, rút ra kết luận những tồn tại liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Đúc kết những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Nhà nước trong những năm tiếp theo.
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Trong Luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Để hiểu được nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB là gì, tìm hiểu khái niệm vốn đầu tư, các bước thực hiện dự án sử dụng vốn đầu tư, mối quan hệ các chủ thể được giao quản lý vốn.
- Phương pháp phân tích sử dụng đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận được sử dụng trong tất cả các chương nghiên cứu luận văn. Trong luận văn này, tác giả đã dựa trên các kết quả phân tích từ các khâu trong quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh, các mặt được, mặt hạn chế, nguyên nhân các hạn chế, các công trình đã được nghiên cứu, tổng hợp lại những vấn đề có liên quan công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Từ nhận định, đánh giá, rút ra từ quá trình