Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 79 - 81)

4.4.1.1. Những yêu cầu và định hướng về đầu tư trong những năm tới

Định hướng đầu tư nói chung và đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng trong thời gian tới đã được UBND huyện thể chế bằng các quy hoạch phát triển kinh tế

xã hội, quy hoạch phát triển bền vững là cơ sở quan trọng các cấp các ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành đảng bộ huyện Thái Thụy khóa XIV tại đại hội đại biểu đảng bộ huyện lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020, có một số nội dung chủ yếu:

- Quan điểm phát triển: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển Kinh tế - Xã hội có tốc độ cao và bền vững, lấy phát triển kinh tế biển là khâu đột phá và xây dựng nông thôn mới là mục tiêu phát triển; đưa Thái Thụy trở thành trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh; coi trọng phát triển Văn hóa - Xã hội và phát triển con người mới; giữ vững ổn định chính trị, củng cố Quốc phòng an ninh, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thị trấn Diêm Điền trở thành đô thị loại IV vào năm 2020.

- Các trọng điểm phát triển: Tái cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; tạo đột phá trong phát triển kinh tế biển cụ thể là: Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, khuyến khích tích tụ ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đẩy mạnh cơ giới hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; phát triển mạnh kinh tế biển trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của huyện; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững; phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế ven biển; tập trung huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội đồng bộ, phấn đấu đưa thị trấn Diêm Điền trở thành đô thị loại IV; phát triển, đa dạng hóa các hoạt động Thương mại, Dịch vụ, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 8,53%/năm; thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai là tài nguyên môi trường; phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và thu hút đầu tư.

4.4.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian tới

Để thực hiện mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội trong giai đoạn 2016-2020, huyện Thái Thụy tiếp tục khai thác mọi nguồn lực, tranh thủ mọi thời cơ, phấn đấu mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, một số công trình hiện đại, tạo điều kiện phát triển nhanh, bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao

đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện đến năm 2020.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 2.903,6 tỷ đồng; dự kiến huy động từ các nguồn: Vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 82,57% (bao gồm vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, xã, chủ yếu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội, bảo đảm đời sống, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai); vốn nước ngoài (ODA) chiếm khoảng 6,0%; vốn khác khoảng 11,43%, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 1.429 tỷ đồng.

(Giao thông: Đề xuất hỗ trợ đầu tư xây dựng các tuyến đường huyện đã xuống cấp như: Đường cứu hộ cứu nạn ĐH.91 từ Thái Giang đi xã Thái Dương; Đường cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão, quốc phòng an ninh từ Cồn Đen - Thái Đô; Đường cứu hộ, cứu nạn ĐH.93 từ Thụy Trình lên đê biển 8; Đường cứu hộ cứu nạn xã Thái Thành đi Thái Phúc...

Nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản: Xây dựng vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản chăn nuôi tổng hợp xã Thụy duyên; Kè sông Cầu Dừa xã Mỹ Lộc, khu neo đậu tránh trú bão xã Thái Thượng giai đoạn 2; Hạ tầng giống thủy sản xã Thái Đô; nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng thủy lợi vùng nuôi trồng thủy sản ven biển Thái Thụy...

Văn hóa - Xã hội: Tu bổ, tôn tạo khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh; xây dựng khu lưu niệm 20/10 xã Thụy Dân)

- Vốn ngân sách huyện, xã: 687,2 tỷ đồng (trong đó: vốn từ thu tiền sử dụng đất là 355,4 tỷ đồng; vốn khác là 331,8 tỷ đồng).

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 115 tỷ đồng. - Vốn ODA: 174,2 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 383,2 tỷ đồng.

- Vốn chương trình mục tiêu Quốc gia: 115 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)