Khả năng ăn mồi (loài sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi) của trưởng thành (bọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 71)

4.4. Đặc điểm hình thái của loài Mythimna loreyi

4.6. Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm E.annulat a, mối quan hệ giữa

4.6.1. Khả năng ăn mồi (loài sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi) của trưởng thành (bọ

QUAN HỆ GIỮA DIẾN BIÊN MẬT ĐỘ SÂU CẮN LÁ NÕN NGÔ

M.LOREYI VÀ BỌ ĐUÔI KÌM E. ANNULATA VỤ XUÂN NĂM 2016 TẠI MINH PHÚ - SÓC SƠN - HÀ NỘI

4.6.1. Khả năng ăn mồi (loài sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi) của trưởng thành (bọ đuôi kìm E.annulata (bọ đuôi kìm E.annulata

Mỗi loài thiên địch đều có những vai trò riêng của mình trong điều hòa quần thể sinh vật. Sức ăn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá vai trò này. Để hiểu thêm về vai trò của bọ đuôi kìm chúng tôi tiến hành thí nghiệm thử sức ăn của nó và thu được kết quả sau:

Bảng 4.18. Sức ăn mồi của trưởng thành bọ đuôi kìm E.annulata Tuổi SN

M.loreyi Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3

Nhiệt độ TB0C Ẩm độ % 1 7,67a ± 0,067 7,47a ± 0,104 7,27a ± 0,667 26,65 88,90 2 5,53b ± 0,067 5,40b ± 0,115 5,20b ± 0,115 3 3,35c ± 0,067 3,33a ± 0,067 3,00c ± 0,115 4 1,87d ± 0,067 1,60d ± 0,115 1,40d ± 0,115 5 0,00e ± 0,000 0,00e ± 0,000 0,00e ± 0,000 6 0,00e ± 0,000 0,00e ± 0,000 0,00e ± 0,000 CV% 2,00 4,30 5,10 LSD0,05 0,168 0,273 0,265

Ghi chú: CV%: hệ số biến động; LSD: Sự sai khác có ý nghĩa; SE: Sai số chuẩn; Nhiệt độ: 26,650C, ẩm độ: 88,90 %; n = 40, số liệu xử lý theo cột.

Chúng tôi tiến hành xử lý IRRISTAT 5.0 để kiểm tra sự sai khác giữa các tuổi, kết quả cho thấy số lượng sâu cắn lá nõn bị bọ đuôi kìm ăn sau 3 ngày quan sát giữa các tuổi sai khác có ý nghĩa.

Nhìn vào kết quả thực nghiệm sức ăn của bọ đuôi kìm E.annulata thấy chúng ăn đến tuổi 4 của sâu cắn lá nõn ngô. Tuy nhiên, chúng ăn sâu tuổi 1 nhiều nhất cụ thể : Ngày thứ 1 ăn (7,67a ± 0,067); ngày thứ 2 (7,47a ± 0,104); ngày thứ 3 (7,27a ± 0,667). Sức ăn giảm dần khi tuổi của sâu cắn lá nõn ngô tăng dần. Bọ đuôi kìm ăn các tuổi 1, 2, 3, 4 ; đến tuổi 5, 6 sâu cắn lá nõn ngô không bị bọ đuôi kìm ăn. Điều này khẳng định bọ đuôi kìm E.annulata loài thiên địch rất quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Nếu chúng có mặt tại sinh quần ở mật độ ngưỡng hữu hiệu thì chính chúng là một trong những quần thể thiên địch quan trọng trong việc điều hòa số lượng loài có hại mà không cần đến biện pháp diệt trừ khác. Chính các loài sâu hại ở dưới ngưỡng gây hại có mặt trong sinh quần là nguồn thức ăn nuôi sống những tập đoàn thiên địch có ích này bởi các mối quan hệ dinh dưỡng ràng buộc chặt chẽ thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Chính vì vậy, việc hạn chế sử dụng thuốc hóa học sẽ tạo điều kiện tốt cho các loài thiên địch phát huy được tác dụng của nó trong quy luật hoạt động tự nhiên. 4.6.2. Mối quan hệ giữa diễn biến mật độ loài M.loreyi và bọ đuôi kìm

E.annulata vụ xuân năm 2016 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

Diễn biến mật độ sâu hại và kẻ thù tự nhiên của chúng trên ruộng ngô luôn có mối quan hệ nhất định. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu non của sâu cắn lá nõn ngô và bọ đuôi chúng tôi tiến hành điều tra trên ruộng ngô trên hai giống để thu được kết quả chính xác nhất.

Diễn biến mật độ sâu cắn lá nõn ngôvà bọ đuôi kìm đen trên ruộng ngô nếp HN88 và ngô tẻ NK4300 vụ xuân năm 2016 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội chúng tôi điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.19 và hình 4.19; 4.20:

Bảng 4.19. Diễn biến mật độ của sâu cắn lá nõn M.loreyi và bọ đuôi kìm

E.annulata vụ xuân năm 2016 tại Minh Phú Sóc Sơn, Hà Nội.

Giai đoạn sinh trưởng Mật độ con/m2 Ngô nếp HN88 Ngô tẻ NK4300 Sâu cắn lá nõn ngô Bọ đuôi kìm Ngày điều tra Sâu cắn lá nõn ngô Bọ đuôi kìm Ngày điều tra Mọc mầm – 3 lá 0 0 13/2/2016 0 0 13/2/2016 18/2/2016 18/2/2016 3 – 5 lá 2,5 1,0 23/2/2016 2,4 0,9 23/2/2016 28/2/2016 4/3/2016 9/3/2016 5 – 7 lá 5,3 1,5 28/2/2016 5,1 1,2 14/3/2016 19/3/2016 24/3/2016 7 – 9 lá 5 0,5 4/3/2016 4,8 0,4 29/3/2016 9/3/2016 3/4/2016 9 – 11 lá 4,6 0,4 14/3/2016 4,4 0,3 8/4/2016 19/3/2016 12/4/2016 Loa kèm 3,8 0,3 24/3/2016 3,7 0,2 17/4/2016 29/3/2016 22/4/2016 Trỗ cờ phun râu 2,6 0,2 3/4/2016 2,4 0,1 27/4/2016 Tung phấn phun râu 1,6 0,2 8/4/2016 1,5 0,1 2/5/2016 Thâm râu chín sữa 0 0,1 12/4/2016 0 0,1 7/5/2016 17/4/2016 12/5/2016 Chín sáp 0 0,1 22/4/2016 0 0,1 17/5/2016 Chín hoàn toàn (chín sinh lý) 0 0 0 0 0 22/5/2016 Trung bình 2,31 0,39 0 2,21 0,31

Hình 4.17. Mối quan hệ giữa diễn biến mật độ sâu cắn lá nõn ngô M. loreyi

và bọ đuôi kìm E. annulata vụ xuân năm 2016 trên giống ngô nếp HN88 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

Hình 4.18. Mối quan hệ giữa diễn biến mật độ sâu cắn lá nõn ngô M. loreyi và bọ đuôi kìm E. annulata vụ xuân năm 2016 trên giống ngô tẻ

NK4300 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

Qua bảng 4.19 và hình 4.17, 4.18 cho thấy sâu non sâu cắn lá nõn ngôvà bọ đuôi kìmxuất hiện cùng lúc vào giai đoạn ngô 3 -5 lá trên cả hai giống ngô nếp HN88 và ngô tẻ NK4300 (trên ngô nếp HN88 mật độ sâu cắn lá nõn ngô là 2,5 con/m2, ngô tẻ NK4300 mật độ 2,4 con/m2). Trên ngô nếp HN88 mật độ sâu cắn lá nõn ngô đạt cao nhất 5,3 con/m2 còn mật độ bọ đuôi kìm cao nhất là 1,5 con/m2; trên ngô tẻ NK4300 mật độ sâu cắn lá nõn ngô đạt cao nhất 5,1 con/m2 còn mật độ bọ đuôi kìm cao nhất là 1,2 con/m2.

Khi xây dựng đường biểu diễn về mối quan hệ giữa mật độ sâu cắn lá nõn ngô và bọ đuôi kìm trên ngô nếp HN88 và ngô tẻ NK4300 vụ xuân năm 2016 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy chúng đều có quan hệ tương đối chặt với giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, ta có phương trình hồi quy tuyến tính :

- Trên ngô nếp HN88 là: y = 0,15x + 0,044 với r = 0,688 - Trên ngô tẻ NK4300 là: y = 0,121x + 0,04 với r = 0,639.

Kết quả cho thấy sự biến động về mật độ sâu cắn lá nõn tác động đến sự thay đổi của bọ đuôi kìm trên cả hai giống ngô vụ xuân năm 2016 đó là mối quan hệ thể hiện rõ quan hệ giữa vật bắt mồi và vật mồi.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Kết quả điều tra thành phần sâu hại tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội trên ngô trong 3 vụ liên tiếp (vụ xuân 2016, vụ hè 2016, vụ đông 2016 - 2017) chúng tôi đã thu thập được 18 loài sâu hại thuộc 5 bộ, trong đó bộ cánh vẩy có số lượng loài nhiều nhất chiếm 44,44% tổng số loài sâu hại thu được và ít nhất là các loài sâu hại thuộc bộ cánh đều (1 loài, chiếm 5,56 %). Cũng trong thời gian đó phát hiện thấy 14 loài thiên địch thuộc 9 họ và 6 bộ, trong đó bộ cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất chiếm 42,86 %.

2. Mức độ xuất hiện của sâu cắn lá nõn ngô trong năm 2016 - 2017 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội. Sâu cắn lá nõn ngô điều tra trên 2 giống ngô ở 3 vụ điều tra, cho thấy chúng gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng và trên các giống ngô là khác nhau, gây hại nặng nhất khi cây ngô ở giai đoạn 5 - 7 lá trên giống ngô nếp HN88 với mật độ (5,3 con/m2). Chúng xuất hiện ở vụ xuân năm 2016 cao nhất, sau đó đến vụ đông - xuân năm 2016 - 2017 và thấp nhất là vụ hè năm 2016. Trên giống ngô nếp HN88 mức độ nhiễm sâu cao hơn trên giống ngô tẻ NK4300. Cụ thể, trong 3 vụ điều tra (vụ xuân năm 2016: mật độ sâu hại trung bình trên giống ngô nếp HN88 là 2,31 con/m2,, giống ngô tẻ NK4300 là 2,21 con/m2; vụ hè năm 2016: ngô nếp HN88 là 1,81 con/m2; ngô tẻ NK4300 là 1,61 con/m2; vụ đông - xuân năm 2016 - 2017: ngô nếp HN88 là 2,15 con/m2; ngô tẻ NK4300 là 1,99 con/m2).

3. Vòng đời của sâu cắn lá nõn Mythimna loreyi trong điều kiện nhiệt độ trung bình 24,210C và ẩm độ 88,66 % là 37,57 ± 0,045 ngày. Một trưởng thành cái đẻ trung bình 184,45 ± 8,17 quả ở nhiệt độ 28,140C và ẩm độ 88,86%.

Ở hai điều kiện nhiệt độ và ẩm độ là (24,210C, 88,66% và 27,10C; 89,18%) thời gian phát dục các pha và tỷ lệ sống của sâu trên giống ngô nếp HN88 dài và cao hơn trên giống ngô tẻ NK4300.

Thức ăn thêm ảnh hưởng đến thời gian sống và khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái. Khi cung cấp mật ong nguyên chất thời gian trưởng thành cái sống dài nhất, khả năng đẻ trứng cao nhất, thời gian sống trung bình của trưởng thành cái là : 7,30 ± 0,94 (ngày), khả năng đẻ trứng trung bình 270,89 ± 0,778

(quả/TT cái); tiếp đến là mật ong 50%: 7,00 ± 0,96 (ngày), 222,61 ± 0,772 (quả/TT cái); mật ong 10%: 5,60 ± 0,73 (ngày), 182,44 ± 0,772 (quả/TT cái); thấp nhất đối với thức ăn thêm là nước lã: 4,40 ± 0,52 (ngày), 176,27 ± 0,020 (quả/TT cái);

4. Mối quan hệ giữa sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi và bọ đuôi kìm

Euborellia annulata là mối quan hệ tương đối chặt (trên ngô nếp HN88: r = 0,688; ngô tẻ NK4300: r= 0,639) thể hiện rõ mối quan hệ giữa vật mồi và vật bắt mồi. Trưởng thành bọ đuôi kìm ăn sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi nhiều nhất là sâu non tuổi 1, trung bình là (7,67a ± 0,067 con/ngày), ở các tuổi 2, 3, 4 sức ăn giảm dần và tuổi 5, 6 sâu hại không bị bọ đuôi kìm ăn.

5.2. KIẾN NGHỊ

Điều tra diễn biến mật độ sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi, từ đó làm cơ sở xác định được thời điểm chúng gây hại, từ đó cần chú trọng khi cây ngô ở giai đoạn loa kèm, tung phấn phun râu nhằm hạn chế được sự gây hại giúp ổn định và nâng cao được chất lượng, năng suất ngô.

Bảo vệ và khích lệ các loài thiên địch sẵn có trong tự nhiên nhằm mục đích kìm hãm sự phát sinh gây hại của sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi. Từ đó, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí cho người nông dân.

Do thời gian có hạn chế nên việc nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót cần được nghiên cứu bổ sung thêm cho tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ NNPTNT (2014). QCVN 01 - 167: 2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô. tr. 38-42.

2. Bộ môn côn trùng (2004). Côn trùng chuyên khoa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 85-90.

3. Cao Anh Đương, Hà Quang Hùng (1999). Đặc tính sinh học, sinh thái học của bọ đuôi kìm kẹp sọc. Tạp chí bảo vệ thực vật, Số 2(164). tr 16-20.

4. Cao Anh Đương, Hà Quang Hùng (2005). Thành phần và vai trò thiên địch của sâu đục thân mía ở vùng Bến Cát (Bình Dương) và phụ cận. Báo cáo hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội 11-12/04/2005. tr 357-362.

5. Đặng Thị Dung (2003). Thành phần sâu hại ngô vụ xuân 2001 tại Gia Lâm - Hà Nội, một số đặc điểm sinh thái học của sâu cắn lá ngô Mythimna loreyi (Duponchel) (Noctuidae: Lepidoptera). Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tập I số I/2003, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. tr. 23-27.

6. Đặng Xuân Hưng (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân ngô Ostrinia Furnacalis Guenee và biện pháp phòng chống vụ đông 2009 và hè thu 2010 tại Gia Lâm - Hà Nội. Luận Văn Thạc sỹ. Đại học Nông Nghiệp I. tr.70.

7. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng và Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây lương thực. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 8-14.

8. Dương Thị Vân Anh (2006). Nghiên cứu sâu hại ngô và thiên địch của chúng ở huyên Nam Đàn - Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ sinh học. Đại học Vinh. tr. 42-77. 9. Hồ Khắc Tín (1982). Côn trùng nông nghiệp, tập 02. Nhà xuất bản Nông nghiệp,

Hà Nội.

10.Lưu Thị Hồng Hạnh (2012). Thành phần sâu hại ngô, đặc điểm sinh học của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee ) và biện pháp phòng trừ trong vụ ngô xuân - hè năm 2011 tại Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam. tr. 89.

11.Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cường, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây ngô nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 3-11.

12.Nguyễn Đức Khiêm (chủ biên) (2006), Giáo trình côn trùng Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 133-135.

13.Nguyễn Đức Tùng và Nguyễn Thanh Hảo (2010). Ảnh hưởng của hai loại thức ăn nhân tạo tới kích thước và một số đặc điểm sinh vật học của bọ đuôi kìm Euborellia annulata (Fabricius) (Dermaptera: Anisolabi - didae). Tạp chí khoa học phát triển. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 9(1/2010).tr. 39-45.

14.Nguyễn Tiến Sơn (2015). Thành phần sâu hại ngô; đặc điểm sinh học, sinh thái sâu cắn lá ngô Mythimna loreyi (Duponchel) và biện pháp hóa học phòng trừ vụ đông năm 2014 và vị xuân năm 2015 tại Vụ Bản, Nam Định. Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp. Học viện nông nghiệp Việt Nam. tr. 60- 61.

15.Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Kiến Quốc (2008). Một số kết quả nghiên cứu sâu, bệnh hại ngô và áp dụng quản lý cây ngô tổng hợp tại xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Tạp chí khoa học và phát triển, số 6. tr. 529- 536.

16.Trần Văn Dư, Đào Thị Hương Lan, Trần Thị Thanh Bình, Lê Văn Hải, Nguyễn Đức Ngọc, Lê Thị Mai Thoa và Nguyễn Văn Hưng (2011). Giáo trình mô đun quản lý dịch hại trên cây ngô. tr. 44-46.

17.Tài liệu về lương thực và dinh dưỡng của Fao (1995. Ngô nguồn dinh dưỡng của loài người (Vũ Đình Hòa, Bùi Thế Hùng biên dịch). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 11-13.

18.Tổng Cục Thống kê (2014). Niên giám thống kê 2013.

19.Trần Văn Minh (2004). Cây ngô nghiên cứu và sản xuất. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 10-19.

20.Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học trong phòng chống dịch hại nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21.Phạm Văn Lầm (1996), Góp phần nghiên cứu về thiên địch của sâu hại ngô. Tạp chí bảo vệ thực vật. số 5. tr. 4-45.

22.Phạm Văn Lầm (2002a). Nhìn lại những nghiên cứu về sâu hại ngô trong thời gian qua. Những kết quả chính, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về khoa học và công nghệ bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.263-268.

23.Viện bảo vệ thực vật (1999). Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh phía Nam 1977- 1978. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr.34; tr. 173-175.

24.Viện Bảo vệ thực vật (1997). Kết quả điều tra côn trùng năm 1967-1968. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 430-433.

25. Vietrade (2016). Sản lượng ngô Việt Nam: Xu hướng phát triển và tiềm năng. Truy cập ngày 12/4/2016 tại http://www.vietrade.gov.vn/nong-sn-khac/5424-san- luong-ngo-viet-nam-xu-huong-phat-trien-va-tiem-nang.html.

Tiếng Anh:

26.Agric J. and H. R. U. Fac (2007). Sanliurfa province in decected Noctudae (Lepidoptera) types of family and morphological features, 7 (3-4). pp. 19-21.

27.Agroinfo ( 2016). Retrieved on 11 January 2016 at http://agro.gov.vn/news/search. 28.Alejandro O. (1987). Insect pest of maize: aguide for fied indentification. Mexico,

cimmyt.

29.Cabello T. (1989). Natural enemies of noctuid pests (Lep., Noctuidae) on alfalfa, corn, cotton and soybean crops in southern Spain, J. Appl. Ent. 108 (1989). pp. 80-88. 30.Cabi (2016). Mythimna loreyi (maize caterpillar), Retrieved on 10 January 2016 at

http://www.cabi.org/cpc/datasheet/35593.

31.DAP (Department of Agricultere of Philippines) (2005), Earwing and Trichogramma – Biological control agents against Asian corn borer, Regional field unit No.5, Retrieved on 16 January 2016 at http://www.bicol.da.gov.ph,

32.Faostat (2016). Retrieved on 20 January 2016 at

http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 71)