Thành phần sâu hại ngô năm 201 6 2017 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 43 - 46)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Thành phần sâu hại ngô năm 201 6 2017 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

SÓC SƠN, HÀ NỘI

Để xác định thành phần sâu hại trên ngô tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội, tôi điều tra thu mẫu tại một số vùng trồng ngô có diện tích lớn, chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ 5 ngày/lần từ khi ngô gieo hạt đến khi thu hoạch. Kết quả điều tra nghiên cứu trên vụ xuân năm 2016, vụ hè năm 2016, vụ đông - xuân năm 2016 - 2017 thu được ở bảng 4.1.

Do nhu cầu sản xuất ngô hàng hóa, nhằm phục vụ cho cung cấp nguyên liệu và thức ăn cho chăn nuôi đã hình thành nên những vùng sản xuất ngô tập trung với những giống ngô có năng suất cao, những giống ngô lai cùng với việc áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, nhiều vùng trồng ngô theo phương thức gối vụ, tức là sau khi thu hoạch ngô trong thời gian ngắn đã trồng bổ sung lứa ngô mới xen vào mà không có cá biện pháp xen canh với các loại cây trồng khác, các loại cây không phải là ký chủ của các loài sâu hại trên ngô phần nào là nguyên nhân gây ra những dịch hại trên ngô và điển hình là loài sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi trong những năm gần đây, loài xuất hiện với mật độ phổ biến, và thường xuyên là loài gây hại chính trên cây ngô.

Kết quả điều tra thu được ở bảng 4.1 cho thấy trong vụ ngô xuân và vụ hè năm 2016; vụ đông - xuân năm 2016 - 2017 trên sinh quần đồng ruộng ngô tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy thành phần côn trùng khá đa dạng ghi nhận được 18 loài sâu hại thuộc 9 họ, 5 bộ. Các loài sâu hại chính là sâu non bộ cánh vảy (Lepidoptera), căn cứ vào tần suất bắt gặp cao hơn cả và là loài gây hại chính và quan trọng nhất trên cây ngô, chúng thường xuyên xuất hiện trên ngô đó là 2 loài: Sâu cắn lá nõn ngô (Mythimna loreyi Dup.) và sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guene) chúng làm giảm đáng kể đến năng suất và chất lượng ngô và gây thiệt hại cho người trồng ngô. Các loài sâu hại phá hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, với các đặc tính phá hại khác nhau, như sâu xám chỉ thấy ở thời kỳ cây con, chúng thường gặm đứt gốc cây ngô ở thời kỳ 5 - 6 lá, khi thân cây lớn chúng phá hại điểm sinh trưởng của cây.

Bảng 4.1. Thành phần sâu hại trên sinh quần ruộng ngô năm 2016 - 2017 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/họ Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến

I. Bộ cánh vảy Lepidoptera

1 Sâu đục thân ngô Châu Á Ostrinia furnacalis Guenee Pyralidae Lá, thân, bắp +++**

2 Sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi Duponchel Noctuidae Lá, nõn +++**

3 Sâu xám Agrotis ipsilon Hufnagel Noctuidae Cây con, bắp +

4 Sâu đo xanh Anomis flava Fabr. Noctuidae Lá -

5 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner Noctuidae Lá, bắp ++

6 Sâu róm Euproctis sp. Lymantridae Lá +

7 Sâu khoang Spodoptera litura Fablaricius Noctuidae Lá non, bắp +

8 Sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker Noctuidae Thân, bắp -

II. Bộ cánh thẳng Orthoptera

9 Cào cảo nhỏ Atractomorpha chinensisBolivar Acridiidae Lá +

10 Cào cào lớn Acrida cinerea Thunberg Acridiidae Lá +

11 Châu chấu nâu Trilophidia sp. Acridiidae Lá +

12 Châu chấu lúa Oxya chinensis Thunberg Acridiidae Lá +

III. Bộ cánh đều Homoptera

13 Rệp ngô Rhophalosiphum maydis Fitch. Aphidiidae Các giai đoạn sinh trưởng +

IV: Bộ cánh nửa Hemiptera

14 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg Coreidae Lá +

15 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus Pentatomidae Lá +

16 Bọ xít gai Cletus punctiger Dallas Coreidae Lá

V. Bộ cánh cứng Coleoptera

17 Bọ hung nâu nhỏ Adorestus sp. Scarabaeidar Lá, thân, rễ +

18 Bọ ăn lá 4 chấm Menolepta signata Oliver Chrysomelidae Lá +

Ghi chú: (-): Xuất hiện rất ít (<5% độ thường gặp); (+): Xuất hiện ít (5 - 25% độ thường gặp); (++): Xuất hiện trung bình (26 – 50% độ thường gặp); (+++): Xuất hiện nhiều (<50% độ thường gặp); (**): Loài gây hại chính.

Kết quả điều tra thu được tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội ít hơn nhiều so với những kết quả đã được công bố của Viện Bảo vệ thực vật năm 1967 - 1968 đã ghi nhận ở phía Bắc có 53 loài côn trùng gây hại với 26 loài phổ biến, ở phía Nam ghi nhận được 78 loài côn trùng gây hại ngô. Tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội tôi thu được 18 loài sâu hại xuất hiện trên cây ngô điều tra thu thập được ở các vụ xuân và vụ hè năm 2016; vụ đông - xuân năm 2016 - 2017. Lí do sâu hại thu được ít hơn so với các kết quả đã công bố là do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, đưa các giống mới có tính chống chịu kháng bệnh cao, vùng trồng ngô xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội thường không chuyên canh một loại cây trồng mà luôn luôn xen canh gối vụ với các loại cây trồng khác điều này giảm thiểu được sự phát triển của sâu hại khi xen canh sâu hại sẽ không có cây ký chủ phù hợp, ngoài ra việc thu dọn tàn dư thực vật, đốt bỏ những thân cây ngô cũng góp phần giảm thiểu đáng kể số lượng loài sâu hại.

Bảng 4.2. Tỷ lệ các loài sâu hại thuộc bộ, họ côn trùng trong sinh quần ruộng ngô năm 2016 - 2017 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội

TT Bộ Họ Số loài Bộ phận bị hại Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Bộ cánh vảy 3 33,33 8 44,44 Thân, bắp, lá, nõn, cây con

2 Bộ cánh thẳng 1 11,11 4 22,22 Lá

3 Bộ cánh đều 1 11,11 1 5,56 Các giai đoạn sinh trướng

4 Bộ cánh nửa 2 22,22 3 16,67 Lá

5 Bộ cánh cứng 2 22,22 2 11,11 Lá, thân, rễ

Tổng cộng 9 100 18 100

Trong 18 loài sâu hại trên cây ngô đã ghi nhận trong quá trình điều tra thuộc 5 bộ côn trùng bao gồm: Bộ cánh vảy (Lepidoptera) chiếm nhiều nhất với 8 loài (chiếm 44,44%); tiếp đến bộ cánh thẳng (Orthoptera) có 4 loài (chiếm 22,22%); bộ cánh nửa (Hemiptera) có 3 loài (chiếm 16,67%); bộ cánh cứng (Coleoptera) có 2 loài (chiếm 11,11%), thấp nhất là bộ cánh đều (Homoptera) có 1 loài (chiếm 5,56%);

Sâu cắn lá nõn ngô (Mythimna loreyi Duponchel): Kết quả điều tra cho thấy sâu xuất hiện trên tất cả các vụ xuân, hè năm 2016, đông – xuân năm 2016 - 2017. Tuy nhiên, đánh giá sơ bộ về độ thường gặp và thời điểm bắt gặp cho thấy sâu xuất hiện ở vụ xuân, đông - xuân nhiều hơn so với vụ hè, mức độ xuất hiện ở

giai đoạn ngô đầu vụ nhiều hơn ở cuối vụ. Sâu thường xuất hiện gây hại ở bộ phận lá, hoa đực, hạt non và râu ngô, chủ yếu ở bộ phận lá non, đặc biệt là lá nõn, còn trên lá già hầu như không có. Chúng xuất hiện và phá hại ngay từ thời kỳ cây con, cho đến cuối vụ.

Sâu đục thân ngô (Ostrinia funacalis Guenee): Là đối tượng xuất hiện với độ thường gặp phổ biến, mức độ gây hại nhiều. Sâu thường xuất hiện nhiều và hại nặng ở giai đoạn cuối vụ, chúng hại ở vụ hè, vụ xuân nặng, nhiều hơn vụ đông - xuân. Chúng thường hại ở các bộ phận thân, lá, bông cờ, bắp. Chúng xuất hiện khi ngô ở 6 - 7 lá và phá hại cho đến khi thu hoạch. Bộ phận gây hại quan trọng là bắp làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 43 - 46)