Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài Mythimna loreyi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 60)

4.4. Đặc điểm hình thái của loài Mythimna loreyi

4.5. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài Mythimna loreyi

LOREYI

4.5.1. Đặc điểm sinh vật học loài M.loreyi

Để phòng trừ hiệu quả sâu cắn lá nõn ngô chúng tôi tiến hành nghiên cứu thời gian phát dục, vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô như sau:

4.5.1.1. Tập tính sinh sống

Trưởng thành thường hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá ngô hay bờ cỏ. Ngài thích chua ngọt, nên sau khi vũ hóa chúng thường tìm hút mật hoa, xu tính ánh sáng yếu. Ngài cái đẻ thành từng ổ xếp liền với nhau, mỗi lần đẻ thường từ 157 - 281 trứng. Ổ trứng thường thấy xuất hiện ở mặt dưới của lá ở các lá bánh tẻ. Thời gian phát dục của trứng từ 3 - 5 ngày, tùy vào điều kiện thời tiết. Sâu non khi nở chúng cắn thủng một lỗ của vỏ trứng rồi tự chui ra ngoài, trứng thường nở vào buổi sáng và buồi chiều. Nuôi trong phòng cho trưởng thành cái ăn thêm mật ong có thể sống 9 - 11 ngày. Trứng thường được đẻ ở chóp lá, gần gốc hoặc trên bề mặt thân cây.

Sâu non gồm 6 tuổi và trải qua 5 lần lột xác, sâu non rạch một đường ở vị trí sau mảnh đầu tiếp giáp mảnh lưng, chúng lột mảnh đầu trước sau đó lột thân. Sâu non tuổi 1 mới nở nằm xung quanh ổ trứng ăn hết vỏ trứng rồi chúng nhả tơ nhờ gió phân tán sang cây, lá khác hoặc rơi xuống lá, nõn ngô bắt đầu cắn phá; chúng ăn mạnh ở các tuổi 3,4,5, đầu tuổi 6 chủ yếu tập trung ăn nhiều ở bộ phận lá non, nõn, sau đó đến râu ngô, nách lá, cờ ngô…), cuối tuổi 6 sâu hoạt động chậm chạp, lượng ăn giảm dần. Sâu non tuổi nhỏ thường ăn xác lột của chúng, chừa lại mảnh cứng của đầu. Sau khi ăn xong xác lột chúng bắt đầu ăn các mô non của cây ngô gần vị trí chúng lột xác, sau đó di chuyển đến những nơi khác có thức ăn phù hợp. Sâu thường hóa nhộng ở dưới đất, hoặc trên cây ngô, khi sắp hóa nhộng ít hoạt động dần, thậm chí ngừng hoạt động. Sâu thường ăn mạnh khi ngô còn nhỏ (dưới 10 lá). Sâu thường hoá nhộng trong đất ở độ sâu 2 - 5cm. Khi ngô đã trỗ cờ, sâu thường hoá nhộng trên cây trong các bẹ lá, lá bi hoặc trong bắp.

Nhộng ban đầu được bao bọc bởi một lớp màng tơ màu trắng lẫn đất hoặc lá ngô do sâu non kết trước khi hóa nhộng, khi mới hóa nhộng chúng có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu tối. Thời gian phát dục của nhộng thay đổi từ 4-11 ngày tuỳ theo nhiệt độ. Khi vũ hóa vỏ nhộng nứt một đường dài từ sau mảnh đầu đến hết 2/3 mảnh lưng và trưởng thành chui ra.

4.5.1.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Vòng đời và thời gian phát dục của các pha là một chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu sinh học các loài sâu hại. Để xác định được vòng đời của sâu hại dưới ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn và từ đó có cơ sở để xác định số lứa của sâu hại sẽ phát sinh trên vụ (năm) giúp cho công tác dự tính, dự báo thời gian phát sinh gây hại của sâu hại trên đồng ruộng chính xác hơn và đề ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu thời gian phát dục các pha và vòng đời sâu cắn lá nõn ngô. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.9.

Bản 4.9. Thời gian phát dục của các pha và vòng đời của loài M. loreyi

Pha phát dục

Thời gian phát dục (ngày)

Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Ngắn nhất Dài nhất TB ± SE Trứng 3 5 4,33 ± 0,159 19,78 87,33 SN tuổi 1 1 2 1,52 ± 0,111 21,89 86,67 SN tuổi 2 2 4 3,14 ± 0,158 22,72 89,33 SN tuổi 3 2 5 3,42 ± 0,176 22,90 89,05 SN tuổi 4 3 5 3,76 ± 0,194 22,92 87,96 SN tuổi 5 2 3 4,24 ± 0,095 25,12 88,42 SN tuổi 6 4 5 5,28 ± 0,240 25,79 89,08 Nhộng 4 11 8,60 ± 0,365 27,89 90,27 Tiền trưởng thành 3 4 3,25 ± 0,250 27,98 89,80 Vòng đời 33 41 37,57 ± 0,045 24,21 88,66

Ghi chú: TB: Trung bình; SE: Sai số chuẩn; Số cá thể thí nghiệm ở mỗi pha phát dục: n = 30; Thức ăn: Ngô nếp HN88.

Qua bảng 4.9 ta thấy:

Thời gian phát dục của một tuổi sâu non ngắn nhất là 1 ngày và lâu nhất là 5 ngày, thời gian phát dục pha trứng trung bình 4,33 ± 0,159 và pha nhộng 8,60 ± 0,365 ngày.

Thời gian phát dục của các pha sâu non cho ta thấy thời gian phát dục của tuổi 1 nhanh hơn, từ tuổi 2 đến tuổi 4 ít có sự khác biệt.

+ Tuổi 1 thời gian phát dục trung bình là 1,52 ± 0,111 ngày. + Tuổi 2 thời gian phát dục trung bình là 3,14 ± 0,158 ngày. + Tuổi 3 thời gian phát dục trung bình là 3,42 ± 0,176 ngày. + Tuổi 4 thời gian phát dục trung bình là 3,76 ± 0,194 ngày. + Tuổi 5 thời gian phát dục trung bình là 4,24 ± 0,095 ngày.

+ Tuổi 6 sâu cắn lá nõn ngô có sự biến động nhiều nhất, thời gian phát dục kéo dài 5,28 ± 0,240 ngày. Có lẽ do sâu cắn lá nõn ngô tuổi 6 chuẩn bị chuyển sang pha nhộng cần dự trữ nhiều năng lượng hơn.

Vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô trong điều kiện nhiệt độ trung bình 24,210C và ẩm độ 88,66% khoảng trên một tháng (37,57 ± 0,045 ngày), kết quả này gần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (2003) thì vòng

đời của sâu cắn lá nõn ngô trung bình 38,03 ± 2,45 ngày ở nhiệt độ trung bình là 30oC, ẩm độ từ 85,33 - 86,86%.

4.5.1.3. Sức đẻ trứng của trưởng thành loài sâu cắn lá nõn ngô M. loreyi

Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến số lượng cá thể của từng loài trong quần thể sinh vật trên đồng ruộng là khả năng đẻ trứng của chúng. Trưởng thành sâu sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi sau khi vũ hóa tiến hành giao phối và sau giao phối 2 - 3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Kết quả theo dõi khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu sâu cắn lá nõn ngô M. loreyi thể hiện ở bảng 4.10:

Bảng 4.10. Sức đẻ trứng của trưởng thành sâu cắn lá nõn ngô M. loreyi

Đợt Số cặp theo dõi Ngày theo dõi Số trứng thu được (quả) Số trứng TB 1 con cái đẻ (quả) Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) 1 10 6/4 - 12/4 1837 183,70 ± 11,63 26,91 88,77 2 10 9/5 - 15/5 1852 185,20 ± 12,09 29,36 88,95 Trung bình 184,45 ± 8,17 28,14 88,86

Ghi chú: Theo dõi 20 cặp; TB: Trung bình, thức ăn: Ngô nếp HN88.

Qua bảng 4.7 ta thấy trung bình một trưởng thành cái sâu cắn lá nõn ngô

M.loreyi đẻ 184,45 ± 8,17 quả ở nhiệt độ 28,140C và ẩm độ 88,86%, kết quả nghiên cứu này tương tự như kết quả của (Nguyễn Đức Khiêm, 2006), mỗi ngài cái trung bình đẻ 200 - 300 quả . Tuy nhiên khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái lại thấp hơn nhiều so với kết quả của (Sherif, 1972). Theo tác giả này, số lượng trứng đẻ được của trưởng thành cái khoảng 372 - 939 quả, trung bình đẻ khoảng 544 quả. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái thấp hơn, theo chúng tôi những nguyên nhân như nhiệt độ, ẩm độ, cơ thể trưởng thành cái, chất lượng thức ăn khác nhau đã dẫn đến kết quả sai khác này.

4.5.1.4. Nhịp điệu sinh sản của trưởng thành cắn lá nõn ngô M.loreyi

Trong quá trình sinh sản thì số lượng trứng của trưởng thành cái trong từng ngày có sự biến động theo một nhịp điệu nhất định. Quá trình đó được thể hiện trong bảng 4.11; 4.12 và hình 4.17:

Bảng 4.11. Thí nghiệm theo dõi nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi Ngày Cặp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 6/4/2016 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7/4/2016 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8/4/2016 192 172 168 112 93 122 87 96 153 132 9/4/2016 36 57 47 63 72 42 36 27 18 32 10/4/2016 0 12 0 16 24 0 9 11 5 3 11/4/2016 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12/4/2016 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: Nuôi trên giống ngô nếp HN88; n = 10 cặp; nhiệt độ 26,910C và ẩm độ 88,77%.

Bảng 4.12. Nhịp điệu sinh sản của trưởng thành sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi Ngày đẻ trứng

Số trứng trưởng thành cái

đẻ/ngày (quả) Nhiệt độ

TB (°C) Ẩm độ TB (%) Ít nhất Nhiều nhất Ngày thứ 1 0 0 26,91 88,77 Ngày thứ 2 0 0 Ngày thứ 3 87 192 Ngày thứ 4 32 72 Ngày thứ 5 3 24 Ngày thứ 6 0 0 Ngày thứ 7 0 0

Ghi chú :Nuôi trên giống ngô nếp HN88, TB: Trung bình, n =10 cặp; nhiệt độ 26,910C và ẩm độ 88,77%.

Qua bảng 4.8; 4.9 và hình 4.15 ta thấy ở nhiệt độ 26,910C và ẩm độ 88,77% trưởng thành cái sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi bắt đầu đẻ trứng vào ngày thứ 3 sau khi vũ hóa, chúng đẻ ba ngày liên tiếp là ngày thứ 3, thứ 4 và thứ 5 sau khi vũ hóa. Ở ngày thứ 3, số trứng một trưởng thành cái đẻ cao nhất là 192, ít nhất là 87 quả. Sang ngày thứ 4, số trứng một trưởng thành cái đẻ giảm đi, cao nhất là 72, ít nhất là 32 quả. Sang ngày thứ 5, trưởng thành cái có thể ngừng đẻ hoặc đẻ tiếp, nhưng rất ít, cao nhất là 42 quả. Sau 3 ngày đẻ liên tục, trưởng thành cái ngừng đẻ.

4.5.1.5. Tỷ lệ trứng nở của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Tỷ lệ trứng nở sau khi đẻ trứng cũng là vấn đề quyết định đến sự phát triển của sâu cắn lá nõn ngô. Quá trình nở trứng trong điều kiện tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ môi trường,…Vì vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ trứng nở và thu được kết quả tại bảng 4.13:

Bảng 4.13. Tỷ lệ trứng nở của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Ngày theo dõi Số quả theo dõi Tổng số trứng nở Nhiệt độ (0C) Ẩm độ %

Số lượng Tỷ lệ (%) 8/4/2016 391 318 81,3 26,89 88,33 9/4/2016 513 434 84,6 26,25 87,47 11/5/2016 446 352 78,9 29,00 90,12 12/5/2016 359 297 82,7 29,47 89,08 13/5/2016 278 212 76,3 29,62 90,75

Kết quả bẳng 4.13 cho thấy: Tỉ lệ trứng nở của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

khá cao, dao động từ 76,3 - 84,6%. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26,250C và ẩm độ 87,47% thì tỉ lệ trứng nở cao nhất đạt 84,6%. Còn trong điều kiện nhiệt độ trung bình 29,620C và ẩm độ 90,75% tỉ lệ trứng nở thấp nhất 76,3%. Qua đó, cho thấy khi nhiệt độ và độ ẩm tăng thì tỷ lệ trứng nở giảm, ở nhiệt độ và ẩm độ thấp thì tỷ lệ trứng nở cao hơn. Nhận thấy nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đẻ trứng của sâu cắn lá ngô.

4.5.2. Đặc tính sinh thái học loài M.loreyi

Sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi gây hại chủ yếu từ khi ngô 3 - 5 lá đến giai đoạn tung phấn phun râu. Chúng xâm nhập gây hại mạnh nhất vào giai đoạn ngô được 5 -7 lá.

Sâu cắn lá nõn ngô là một trong những loài sâu hại nguy hiểm nhất trong các loài sâu hại ngô, việc phòng trừ loài sâu này còn hạn chế do khả năng lây lan mạnh, xuất hiện đồng thời cùng với sâu cắn gié ngô Mythimna separata. Nhằm mục đích đem lại hiệu quả phòng trừ tốt nhất loài sâu này chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ của chúng từ đó xác định được thời điểm và biện pháp phòng trừ tốt nhất. Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến loài thiên địch của cắn lá nõn ngô, nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng giúp việc phòng trừ sâu cắn lá nõn ngô đạt được hiệu quả cao nhất mà hạn chế được việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học.

4.5.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn (ngô nếp HN88 và ngô tẻ NK4300) đến thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại thức ăn ngô nếp HN88 và ngô tẻ NK4300 với số cá thể thí nghiệm ở mỗi loại thức ăn là 30 cá thể và thu được kết quả như ở bảng 4.14:

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Thế hệ

Pha phát dục

Thời gian phát dục (ngày)

Nhiệt độ (0C) Ẩm độ TB (%) Ngô nếp HN88 Ngô tẻ NK4300 Ngắn nhất Dài nhấ t TB ± SE Ngắn nhất Dài nhất TB ± SE 1 Trứng 3 5 4,33 ± 0,159 3 5 4,58 ± 0,172 19,78 87,33 Sâu non 20 23 21,38 ± 0,189 20 24 21,76 ± 0,250 21,20 88,40 Nhộng 4 11 8,60 ± 0,365 7 11 9,20 ± 0,311 27,89 90,27 TT thành 3 4 3,25 ± 0,250 2 4 2,82 ± 0,196 27,98 89,80 Vòng đời 33 41 37,57 ± 0,045 36 42 39,23 ± 0,489 24,21 88,66 2 Trứng 3 5 3,68 ± 0,188 3 5 4,06 ± 0,221 25,80 90,47 Sâu non 19 21 20,17 ± 0,154 20 23 21,73 ± 0,248 26,30 89,15 Nhộng 4 10 7,29 ± 0,435 5 11 8,27 ± 0,419 28,15 88,12 TT thành 2 4 3,00 ± 0,316 2 4 2,66 ± 0,211 28,23 89,00 Vòng đời 31 36 34,06 ± 0,337 34 39 37,47 ± 0,388 27,12 89,18 Ghi chú: Mỗi loại thức ăn nuôi n = 30 cá thể

Qua bảng 4.14 cho thấy, khi nuôi ở sâu cắn lá nõn ngô bằng hai loại thức ăn khác nhau thời gian phát dục của pha trứng không có sự sai khác, dao động từ 3 - 5 ngày, ở nhiệt độ độ 24,210C, ẩm độ 88,66% thì thời gian phát dục của pha trứng, sâu non, nhộng, tiền trưởng thành và vòng đời với thức ăn là ngô nếp HN88 tương ứng là: 4,33 ± 0,159 ngày; 21,38 ± 0,189 ngày; 8,60 ± 0,365 ngày; 3,25 ± 0,250 ngày; 37,57 ± 0,045 ngày; thức ăn là ngô tẻ NK4300 là: 4,58 ± 0,172 ngày; 21,76 ± 0,250 ngày; 9,2 ± 0,311 ngày; 2,82 ± 0,196 ngày; 39,23 ± 0,489 ngày. Khi nuôi ở nhiệt độ 27,120C, ẩm độ 89,18% thì thời gian phát dục của pha trứng, sâu non, nhộng, tiền trưởng thành và vòng với thức ăn là ngô nếp HN88 tương ứng là: 3,68 ± 0,188 ngày; 20,17 ± 0,154 ngày; 7,29 ± 0,435 ngày; 3,00 ± 0,316 ngày; 34,06 ± 0,337 ngày, của ngô tẻ NK4300 là 4,06 ± 0,221 ngày; 21,73 ± 0,248 ngày; 8,27 ± 0,419 ngày; 2,66 ± 0,211 ngày; 37,47 ± 0,388 ngày . Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nuôi ở cùng một điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thời gian phát dục ở cả hai thế hệ của sâu cắn lá nõn ngô ăn trên giống ngô nếp HN88 ngắn hơn giống ngô tẻ NK4300, tuy nhiên độ chênh lệch này không nhiều. So sánh khi ở hai thế hệ với hai điều kiện nhiệt độ khác nhau thì thời gian phát dục khác nhau, nhận thấy ở điều kiện nhiệt độ cao 27,120C, ẩm độ 89,18% thời gian phát dục nhanh hơn điều kiện nhiệt độ thấp 24,210C, ẩm độ 88,66%. Khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tăng thì thời gian phát dục nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu này tương đối giống với kết quả của Đặng Thị Dung (2003), vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô trung bình 38,3 ± 2,45 ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình 26,5 - 30,20C.

4.5.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn (ngô nếp HN88 và ngô tẻ NK4300) đến tỷ lệ sống của của sâu cắn lá nõn ngô M. loreyi

Chúng tuôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ sống các pha của sâu cắn lá nõn ngô trên hai loại thức ăn ngô nếp HN88 và tẻ NK4300 trên hai nền nhiệt độ và ẩm độ thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.15 .

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến tỷ lệ sống của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Thế hệ Pha phát dục Ngô nếp HN88 Ngô tẻ NK4300 Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ (%) Số lượng TN Số lượng sống Tỷ lệ sống sót (%) Số lượng TN Số lượng sống Tỷ lệ sống sót (%) 1 Trứng 513 434 84,6 460 380 82,61 26,25 87,47 SN tuổi 1 30 26 86,67 30 24 80 21,1 86,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)