Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 35)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Địa điểm nghiên cứu

Các vùng trồng ngô tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bộ môn côn trùng, Khoa Nông học, Học viện nông nghiệp Việt Nam. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2016 - 3/2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Sâu cắn lá nõn Mythimna loreyi Duponchel hại trên ngô.

- Thiên địch sâu cắn lá nõn ngô loài bọ đuôi kìm E. annulata Fabr. 3.3.2. Vật liệu nghiên cứu

* Giống ngô:

- Ngô nếp HN88 - Ngô tẻ NK4300

* Vật liệu làm thức ăn thêm cho trưởng thành: - Mật ong - Nước lã

* Dụng cụ nghiên cứu

Vợt thu mẫu, bẫy bắt côn trùng, bút lông, đĩa petri, hộp nhựa nuôi sâu to, hộp nuôi sâu nhỏ, panh, kéo, thước mét, kính lúp tay, kính lúp soi nổi, lồng lưới nuôi sâu, lồng mica ghép đôi giao phối, tủ định ôn nuôi sinh thái, chai lọ đựng mẫu, chậu trồng cây, bình phun nước và sổ ghi chép số liệu thực tập.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thu thập xác định thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô năm 2016 - 2017 tại Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội.

- Điều tra diễn biến mật độ của loài sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi

Duponchel.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài sâu cắn lá nõn ngô Mythimna loreyi Duponchel.

- Tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu cắn lá nõn ngô (Mythimna loreyi

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Ngoài đồng ruộng 3.5.1. Ngoài đồng ruộng

3.5.1.1. Xác định thu thập thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô

Tiến hành điều tra, thu thập thành phần sâu hại ngô và thiên địch theo quy chuẩn QCVN 01 - 167: 2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô:

-Đối với côn trùng sống trên cây điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên không cố định, thu bắt tất cả các mẫu sâu hại và thiên địch bắt gặp trên ngô bằng vợt hoặc bằng tay.

- Đối với côn trùng sống dưới đất dùng bẫy hố để thu bắt. Nguyên liệu để làm bẫy hố vỏ lon coca cắt ra có đường kính 12cm, cao 15cm, có phễu là tấm bìa nylon cứng, chôn xuống đất, bên trong bẫy đất bột bằng 1/5 chiều cao bẫy. Mỗi điểm đặt cố định 20 bẫy theo hình chữ Z ở giữa các luống ngô, mỗi bẫy cách nhau 8cm, được chôn ngay dưới mắt đất sao cho miệng bẫy cao bằng mặt đất và ngụy trang thật tự nhiên. Thu bẫy cố định 5 ngày/lần trong suốt vụ trồng ngô. Ngoài ra có thể thu mẫu bằng cách bới đất ở các bờ ruộng đất tơi xốp hoặc dưới các hòn đất to có độ ẩm cao phủ cỏ khô. Nhưng phương pháp này cần dựa nhiều vào kinh nghiệm.

(Do điều tra giống ngô nếp HN88 là giống ngô ngắn ngày nên tiến hành điều tra định kỳ 5 ngày/lần)

3.5.1.2. Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu cắn lá nõn ngô

Điều tra theo quy chuẩn QCVN 01 - 167: 2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây ngô.

* Điều tra mật độ: Điều tra định kỳ 5 ngày/lần trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ, điều tra theo 10 điểm chéo góc, mỗi điểm quan sát, điều tra thành phần sâu cắn lá ngô và đếm số lượng sâu cắn lá ngô trên 10 cây.

- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện gây hại của từng loài dịch hại cây ngô.

Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm phân bố ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét. Điều tra 10 cây/điểm.

+ Đối với sâu cắn lá nõn ngô, đếm toàn bộ số sâu có trong điểm điều tra. Thu bắt và mang về phòng thí nghiệm phân tuổi phát dục để dự báo thời gian phát sinh.

+ Cách điều tra sinh vật có ích (thiên địch bắt mồi ăn thịt) tương tự như điều tra sâu hại.

* Điều tra diễn biến mật độ thiên địch sống dưới đất: Mỗi ruộng 360 m² đặt cố định 20 bẫy theo hình chữ Z ở giữa các luống ngô, mỗi bẫy cách nhau 3-5 m, được chôn ngay dưới mặt đất sao cho miệng bẫy cao bằng mặt đất và ngụy trang thật tự nhiên. Thu bẫy cố định 5 ngày/lần.

Đếm sâu và phân tuổi, tính tỷ lệ từng độ tuổi (%) và tính mật độ (con/m²). Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi ký sinh: Thu ít nhất một lần vào cao điểm rộ của trứng (ít nhất 30 ổ), sâu non, nhộng hoặc trưởng thành (mỗi pha ít nhất 30 cá thể).

3.5.2. Trong phòng thí nghiệm

3.5.2.1. Bảo quản mẫu

Bảo quản mẫu: Những cá thể trưởng thành bộ cánh cứng, bộ cánh nửa có kích thước đủ lớn sau khi làm chết dùng kim cắm vào xốp đem sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 50 - 55°C cho đến khi mẫu thật khô rồi phân loại rồi đem vào bảo quản trong hộp trưng bày mẫu.

Bảo quản ướt: Các mẫu sâu non bộ cánh vảy, bộ cánh nửa, nhện lớn bắt mồi và nhiều loài khác nhau thu được đem ngâm vào dung dịch ngâm trong dung dịch ormalin 5% .

3.5.2.2. Phương pháp nhân nuôi nguồn

Để có được nguồn sâu thí nghiệm ta tiến hành điều tra thu bắt sâu non hoặc nhộng từ ngoài đồng ruộng về nuôi trong phòng thí nghiệm ở trong hộp nuôi sâu nhỏ có kích thước hộp nuôi sâu nhỏ có kích thước (6,5 x 9)cm (Φxh), nắp đã được khoét lỗ (Φ – 0,5)cm. Khi trưởng thành vũ hóa cho chúng vào lồng lưới kích thước 40 × 50 cm, trong lồng lưới có để cây ngô ở giai đoạn 5 - 7 lá và theo dõi sự đẻ trứng của trưởng thành cái. Khi trưởng thành cái đẻ trứng, ta tiến hành thu những ổ trứng đẻ cùng ngày để làm thí nghiệm.

3.5.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Nghiên cứu thông qua quan sát, mô tả, đo đếm kích thước của từng pha (n = 30) dưới kính lúp điện có thước chia độ, đơn vị đo (mm).

Pha trứng: Nuôi trưởng thành cho ghép đôi và cho đẻ trứng, đo chiều dài, chiều rộng của trứng.

Pha trưởng thành: Thu thập trưởng thành ngoài tự nhiên và nuôi trong phòng thí nghiệm, đo chiều dài và phần rộng nhất của cơ thể. Mô tả đặc điểm khác nhau giữa con đực và con cái.

Pha sâu non: Khi có trứng nở thì tiến hành nuôi sâu non cùng với nuôi sinh học trong phòng nuôi ở nhiệt độ phòng, có bổ sung ẩm độ thường xuyên. Đo chiều dài và độ rộng đầu các tuổi bằng kính hiển vi soi nổi đồng thời chụp ảnh minh họa.

Pha Nhộng: Đo chiều dài và phần rộng nhất của cơ thể.

3.5.4. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của loài sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Để nghiên cứu đặc điểm sinh học của M.loreyi chúng tôi tiến hành nuôi sinh học, theo phương pháp nuôi cá thể.

Xác định thời gian phát dục từng pha, vòng đời, khả năng đẻ trứng, tỷ lệ trứng nở của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Thí nghiệm nuôi cá thể sâu cắn lá nõn ngô trong hộp nhựa có kích thước (6,5 x 9)cm (Φxh), có nắp được khoét lỗ che lưới mỏng (Φ - 0,5 cm); đáy hộp được lót giấy hút ẩm, cung cấp thức ăn hàng ngày. Các trứng đẻ cùng ngày được đưa vào trong từng đĩa, đánh số thứ tự và theo dõi ngày nở, thời gian phát dục của từng pha. Khi trứng nở cho ăn hàng ngày bằng thức ăn là lá ngô non. Hàng ngày phun nước bổ sung. Thí nghiệm với n = 30 cá thể, đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Nuôi trong điều kiện nhiệt độ phòng có ghi lại nhiệt độ, ẩm độ hàng ngày. Khi vũ hóa trưởng thành tiến hành ghép cặp cho đẻ trứng, theo dõi thời gian đẻ trứng, số trứng đẻ trong từng ngày và tỷ lệ trứng nở.

Theo dõi khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái sâu cắn lá nõn trong từng ngày, đếm toàn bộ số lượng trứng được đẻ ra và trong toàn bộ thời gian đẻ. Theo dõi từ lúc đẻ đến chết sinh lý để xác định thời gian phát triển các pha, vòng đời, khả năng sinh sản.

Phương pháp xác định thời gian phát dục pha trứng

Kiểm tra hàng ngày, tách trưởng thành đến khi trứng nở thành sâu non. Thời gian phát dục pha trứng tính từ khi trứng được đẻ ra cho đến khi nở ra sâu non tuổi 1. Tổng số trứng theo dõi (n = 200 quả).

Phương pháp xác định thời gian phát dục pha sâu non

Khi trúng nở thành sâu non, tiếp tục theo dõi thời gian phát dục của từng tuổi. Trứng cùng ngày được đưa vào trong từng hộp có kích thước (6,5 x 9)cm (Φxh), có nắp được khoét lỗ che lưới mỏng (Φ - 0,5); đáy hộp được lót giấy hút

ẩm, cung cấp thức ăn hàng ngày. Theo dõi ngày hai lần vào buổi sáng và chiều kết hợp với thay thức ăn, cho tới khi chúng lột xác chuyển sang tuổi 2.

Theo dõi thời gian phát dục của tuổi tiếp theo cũng tương tự, song thức ăn cung cấp nhiều hơn.Thời gian phát dục của mỗi tuổi được tính từ thời điểm lột xác lần trước đến lần lột xác tiếp theo.

Phương pháp xác định thời gian phát dục nhộng

Khi theo dõi thấy sâu non tuổi cuối chuẩn bị vào nhộng thì ngừng cho ăn. Hàng ngày theo dõi sự lột xác hóa nhộng. Ghi chép thời điểm sâu non tuổi cuối bắt đầu hoá nhộng và khi nhộng lột xác hoá trưởng thành. Số cá thể theo dõi n= 30.

Phương pháp xác định thời gian phát dục trưởng thành

Những cá thể nhộng hóa trưởng thành cùng ngày cho ghép cặp trong lồng lưới kích thước 40 x 50 cm, trong lồng lưới có cây ngô 5 - 7 lá.

Hàng ngày quan sát cho đến khi chúng đẻ quả trứng đầu tiên và ghi chép ngày phát hiện. Tiếp tục quan sát cho tới khi trưởng thành chết sinh lý để xác định đời của chúng. Vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô được tính từ khi trứng nở đến khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên.

Nghiêncứu sức đẻ trứng của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Những cá thể của sâu cắn lá nõn ngô vũ hóa trưởng thành cùng ngày, tiến hành cho ghép cặp trong lồng lưới kích thước 40 x 50 cm, trong lồng lưới có cây ngô 5 - 7 lá. Hàng ngày theo dõi số trứng từng cá thể cái đẻ để xác định sức sinh sản, số trứng/cái, tỷ lệ trứng nở.

Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian phát triển pha trứng, từng tuổi sâu non, vòng đời, thời gian sống của trưởng thành, khả năng đẻ trứng, tỷ lệ trứng nở.

Để tính thời gian phát dục của từng giai đoạn, tôi chọn ra những cá thể cùng ngày để theo dõi, xác định thời gian phát dục trung bình.

3.5.5. Tìm hiểu đặc điểm sinh thái học của loài sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi3.5.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến vòng đời của sâu 3.5.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến vòng đời của sâu cắn lá nõn ngô M.lorey

Sau khi cho trưởng thành ghép đôi trong lồng lưới. Khi trưởng thành cái đẻ trứng, tiến hành thu lại những ổ trứng đẻ. Các ổ trứng được đưa vào trong hộp petri. Khi trứng nở, dùng chổi lông mềm tách sâu non tuổi 1, tiến hành nuôi trong hộp nhựa. Chọn những cá thể sâu non nở cùng ngày. Đặt 1 sâu non/1 hộp nhựa,

đánh số thứ tự để theo dõi thời gian phát dục của từng cá thể từ giai đoạn sâu non đến khi vũ hóa và ghép đôi. Sử dụng hai loại thức ăn: Lá non ngô nếp HN88 và ngô tẻ NK4300. Hằng ngày thay thức ăn. Số liệu ghi chép hằng ngày cho đến khi trưởng thành chết sinh lý.

3.5.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng và thời gian sống của trưởng thành sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Tiến hành ghép đôi giao phối trưởng thành mới vũ hóa vào lồng lưới có sẵn cây ngô 5 – 7 lá. Thử nghiệm gồm các công thức:

Công thức 1: Mật ong nguyên chất 100%; Công thức 2: Mật ong 50%;

Công thức 3: Mật ong 10%; Công thức 4: Nước lã.

Tiến hành ghép đôi giao phối trưởng thành cái và trưởng thành đực mới vũ hoá vào lồng lưới kích thước 40 x 50 cm có sẵn cây ngô từ 5 - 7 lá ngô , thấm thức ăn vào bông để vào đĩa petri cho ngài ăn như thế sẽ tránh được trường hợp ngài bị dính cánh vào dung dịch thức ăn làm ngài bị chết. Thử nghiệm với 4 loại thức ăn thêm đó là: mật ong 100%, 50%, 10% và nước lã. Mỗi công thức tiến hành với 10 cặp. hàng ngày thay thức ăn, thay lá ngô mới và đếm số trứng đẻ ra của từng cặp, ghi chép cẩn thận số liệu từng ngày cho đếm khi trưởng thành chết sinh lý và không còn cá thể nào sống sót.

3.5.6. Nghiên cứu khả năng ăn mồi (sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi) của trưởng thành bọ đuôi kìm E.annulata

Cho trưởng thành bọ đuôi kìm thu được để nhịn đói 24h và chuẩn bị 5 hộp sâu tương ứng với 6 tuổi sâu, mỗi hộp cho 10 con sâu cùng tuổi, đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Sau 24h cho bọ đuôi kìm trưởng thành vào các hộp nuôi sâu. Sau 24h kiểm tra số lượng sâu bị bọ đuôi kìm ăn hết và cho bổ sung số sâu bị bọ đuôi kìm đã ăn hết. Theo dõi liên tiếp trong 3 ngày, ghi lại kết quả.

3.5.7. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán

* Độ bắt gặp (%) = Tổng số điểm bắt gặp của loài xác định x 100 Tổng số điểm điều tra

Ký hiệu mức độ phổ biến:

+++ Rất phổ biến Độ thường gặp > 50%

++ Phổ biến Độ thường gặp 26 - 50%

+ Ít phổ biến Độ thường gặp 5 - 25%

- Rất ít phổ biến Độ thường gặp < 5%

*** Loài gây hại chính

* Công thức tính sức đẻ trứng

-Sức đẻ trứng trung bình của một cá thể cái SĐT/trưởng thành cái): SĐT/trưởng thành cái (quả/con cái) = ∑ Số trứng đẻ (quả/con)

∑ Số con cái (con) - Số trứng đẻ trung bình trong một ngày của một con cái (ST/ngày):

Số trứng/ngày (quả/con/ngày = ∑ Số trứng đẻ (quả/con)

∑ Số con đẻ (ngày) * Kích thước trung bình từng pha phát dục của sâu cắn lá (mm):

Trong đó: Xi: Kích thước của cá thể thứ i (mm) N: Tổng cá thể theo dõi

- Thời gian phát dục của các cá thể ở từng pha phát dục của sâu cắn lá ngô (ngày):

Trong đó: X : Thời gian phát dục trung bình của từng pha; Xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ I;

ni: Số cá thể lột xác trong ngày thứ i. N: Số cá thể theo dõi. n Xi X n i    1 N ni Xi X n i    1 .

* Tính sai số theo công thức:

Trong đó:

t: Tra bảng Student – Fisher với độ tin cậy P = 0,95 và độ tự do v = -1

: Độ lệch chuẩn, được tính theo công thức n: Số cá thể theo dõi

Số liệu xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 2003. Các số liệu nghiên cứu khác được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, so sánh DMRT trong chương trình thống kê IRRISTAT 5.0 và phần mềm EXCEL dùng cho khối nông nghiệp.

1 ) ( 1 2      n X Xi n i  n t X X   .

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN SÂU HẠI NGÔ NĂM 2016 - 2017 TẠI MINH PHÚ, SÓC SƠN, HÀ NỘI SÓC SƠN, HÀ NỘI

Để xác định thành phần sâu hại trên ngô tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội, tôi điều tra thu mẫu tại một số vùng trồng ngô có diện tích lớn, chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ 5 ngày/lần từ khi ngô gieo hạt đến khi thu hoạch. Kết quả điều tra nghiên cứu trên vụ xuân năm 2016, vụ hè năm 2016, vụ đông - xuân năm 2016 - 2017 thu được ở bảng 4.1.

Do nhu cầu sản xuất ngô hàng hóa, nhằm phục vụ cho cung cấp nguyên liệu và thức ăn cho chăn nuôi đã hình thành nên những vùng sản xuất ngô tập trung với những giống ngô có năng suất cao, những giống ngô lai cùng với việc áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, nhiều vùng trồng ngô theo phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)