Những nghiên cứu về sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 28 - 35)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.3.Những nghiên cứu về sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi ở Việt Nam

2.3. Những nghiên cứu trong nước

2.3.3.Những nghiên cứu về sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi ở Việt Nam

Theo Hồ Khắc Tín (1982), sâu cắn lá nõn ngô hàng năm gây tác hại quan trọng đối với vụ ngô đông xuân ở Đồng bằng và Trung du Bắc bộ và Khu 4 cũ. Sâu thường phá hại nặng nhất ở các vùng bãi ven sông. Nhiều năm sâu phát sinh thành dịch phá hại làm mất trắng những cánh đồng hàng trăm hecta (năm 1953 ở Phú Thọ, sâu phá hại rất nặng trên 100 ha, năm 1959 - 1960 sâu phá hại ở vùng bãi sông Hồng trên hàng ngàn mẫu thuộc các huyện Gia Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Tiên Lữ, Phú Xuyên, Thường Tín.

Đặng Thị Dung (2003), cho biết, sâu cắn lá nõn ngô xuất hiện phổ biến ở vụ xuân năm 2001 tại vùng Gia Lâm - Hà Nội, chúng xuất hiện với mật độ tương đối cao, đỉnh cao mật độ ở 2 điểm điều tra tương ứng vào giai đoạn cây ngô 5 - 6 lá (4,4 - 5,4 con/10cây) và lúc bắp ngô vào nâu chín sữa (3,4 - 4,5 con/10cây). Sức ăn của loài sâu này rất lớn. Do với mật độ cao như vậy mật độ của chúng có ảnh hưởng lớn đến năng suất, đặc biệt là vào giai đoạn ngô chín sữa, sâu chui vào bắp ăn hạt làm giảm số lượng hạt/bắp dẫn đến giảm năng suất.

Dương Thị Vân Anh (2006), sâu cắn lá nõn ngô thường có mặt và gây hại chính trên sinh quần đồng ruộng ngô trong vụ xuân, xuất hiện tương đối sớm (giai đoạn ngô từ 3 - 5 lá) chúng thường xuất hiện từ đầu vụ đến cuối vụ. Sâu ăn lá ngô, hoa đực, hạt non, râu ngô, chúng xuất hiện và phá hoại ngay từ thời kỳ cây con, cho đến cuối vụ làm giảm đáng kể năng suất ngô. Trên chân ruộng bãi màu ven sông sâu xuất hiện tương đối nhiều và là đối tượng gây hại nguy hiểm ở vụ xuân 2006. Kết quả điều tra ở vụ ngô đông năm 2005 trến bãi đất ven sông ở Nam Đàn cho thấy sâu cắn lá nõn ngô xuất hiện tương đối sớm vào giai đoạn 3 - 4 lá và kéo dài cho đến cuối vụ. Số lượng sâu biến động và gây hại mạnh nhất ở hai giai đoạn: giai đoạn 5 - 6 lá, ở giống ngô 999 (CTIb) mật độ là 5,0 con/m2;

giống 989 (CTIIb) là 5,8 con/m2; ở giống ngô nếp địa phương (CTIIIb) là 7,2 con/m2; giai đoạn ngô chín sữa với mật độ ở các giống CTIb; CTIIb, CTIIIb là 4,0 con/m2; 5,0 con/m2; 6,0 con/m2. Sâu cắn lá nõn ngô mật độ ở ruộng ngô nếp địa phương (CTIIIb) là 3,0 con/m2 cao hơn ở ruộng ngô 989 (CTIIb) 2,5 con/m2 và thấp nhất là ở CTIB (1,7 con/m2).

Nguyễn Văn Viên và cs. (2008), cho biết sâu cắn lá nõn ngô xuất hiện với mức độ phổ biến và rải rác từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 khi cây ngô 4 - 5 lá đến trỗ cờ.

Nguyễn Tiến Sơn (2015), mật độ sâu cắn lá ngô M.loreyi trong vụ đông 2014 và vụ xuân 2015 tại xã Liên Bảo và xã Đại Thắng là tương đối cao, đỉnh cao của mật độ ở cả 2 điểm điều tra ứng vào giai đoạn cây ngô có 5 - 7 lá thật và giai đoạn thâm râu, chín sữa. Tại xã Liên Bảo, trung bình mật độ sâu cắn lá ngô

M.loreyi ở các giai đoạn phát triển của cây ngô trong vụ đông 2014 trên giống LVN20 lần lượt là 23 con/m2 và 26,4 con/m2; trong vụ xuân 2015 là 22,6 con/m2

và 28,1 con/m2. Tại xã Đại Thắng, trung bình mật độ sâu cắn lá ngô ở các giai đoạn phát triển của cây ngô trong vụ đông 2014 trên giống ngô LVN20 lần lượt là 24,8 con/m2 và 22,3 con/m2; trong vụ xuân năm 2015 là 30,9 con/m2 và 23,1 con/m2. Sâu cắn lá ngô trong vụ xuân 2015 đạt đỉnh cao của mật độ ở cả vụ trà chính và vụ trà muộn tại xã Liên Bảo ứng vào giai đoạn cây ngô có 5 - 7 lá thật và giai đoạn thâm râu chín sữa. Trung bình mật độ sâu cắn lá nõn ngô ở các giai đoạn phát triển của cây ngô lần lượt là 23 con/m2 và 23,8 con/m2.

2.3.3.1. Vị trí phân loại và phân bố và phạm vi ký chủ

Vị trí phân loại:

Mythimna loreyi (Duponchel) thuộc: - Ngành: Arthropoda

- Lớp: Insecta - Bộ: Lepidoptera - Họ: Noctuidae - Chi: Mythimna

- Loài: Mythimna loreyi (Duponchel). Phân bố địa lý và phạm vi ký chủ

Phân bố rộng khắp ở các vùng tròng ngô từ vùng núi phía Bắc đồng bằng, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Là loài đa thực vì ngoài cây ngô chúng còn gây hại trên nhiều loài cây trông khác như lúa, mía và một số cây họ hòa thảo khác (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

2.3.3.2.Triệu trứng và mức độ gây hại

Sâu cắn lá ngô hàng năm gây hại quan trọng đối với vụ ngô đông xuân ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Sâu cắn lá thường gây hại nặng nhất ở các vùng sinh thái quanh bãi ven sông. Nhiều năm sâu phát sinh thành dịch làm mất trắng những cánh đồng hàng trăm ha. Năm 1953, ở tỉnh Phú Thọ, sâu cắn lá phá hoại rất mạnh trên 100 ha, năm 1959 - 1960, sâu phá hoại ở vùng bãi sông Hồng trên hàng ngàn mẫu thuộc các huyện Gia Lâm (Hà Nội), Văn Giang, Khoái Châu, Tiên Lữ (Hưng Yên), Phú Xuyên, Thường Tín (Hà Tây cũ) (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

Sâu non tuổi nhỏ cắn phá các phần non nhứ lá nõn, hoa đực (lúc ngô chưa trỗ). Sâu non tuổi lớn thường gặm khuyết phiến lá, chỉ còn trơ gân chính của lá, thậm chí ăn trụi phần thân non tới đỉnh sinh trưởng. Khi ngô trỗ cờ, chúng có thể chui vào bắp ăn hạt non, râu ngô làm tỷ lệ hạt ở bắp giảm đi (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

2.3.3.3. Đặc điểm hình thái

Ngài có kích thước phần thân dài 14 - 18 mm, sải cánh 25 - 30 mm, đầu ngực màu nâu tro, cánh trước màu nâu nhạt hoặc nâu vàng, mép sau buồng giữa cánh tương đối đậm, đường vân xiên trên cánh đen và mịn, vân hình quả thận, về phía góc dưới của buồng giữa cánh có một chấm trắng rõ rệt, đường vạch ngoài mép cánh là một hàng chấm đen. Mép ngoài cánh màu hơi tối. Cánh sau màu trắng, mạch cánh và mép cánh ngoài màu nâu. Trứng hình cầu, có đường kính 0,2 - 0,3 mm. Trên trứng có những đường sống nổi hình mạng lưới. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, mạch cánh và mép ngoài màu nâu. Sâu non đẫy sức dài 22 - 30 mm, màu nâu nhạt. Đầu màu nâu vàng, có vân mạng lưới. Trên lưng dọc theo cơ thể có 4 vạch màu nâu thẫm; vạch lỗ thở rộng. Nhộng dài 18 - 19 mm, màu cánh gián hoặc sẫm. Mặt lưng các đốt bụng thứ 4, 5, 6, 7 ở mép hàng trước có màu nâu sẫm (Bộ môn côn trùng, 2004; Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

2.3.3.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Ngài hoạt động về ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá ngô hoặc bờ cỏ. Ngài thích mùi chua ngọt, sau khi vũ hóa thường hút mật hoa, xu tính ánh sáng yếu. Ngài đẻ trứng thành từng ổ xếp liền với nhau. Mỗi ngài cái có thể đẻ trung

bình từ 200 - 300 trứng, có khi trên 1000 trứng. Ổ trứng thường gặp trên các lá nõn, trên bẹ lá, trên cờ hoặc râu ngô. Thời gian phát dục của trứng thay đổi từ 3 - 10 ngày. Sâu sống trong đất hoặc trên cây tùy theo giai đoạn sinh trưởng của ngô. Khi ngô còn nhỏ từ 5 - 6 lá, sâu chủ yếu sống trong đất. Khi cây lớn lên, sâu sống và làm nhộng trên cây ngô. Sâu non từ khi nở tới lúc hóa nhộng thường sống trên cây ngô, nhưng khi sâu phát sinh thành dịch, sâu có thể bò từ ruộng này sang ruộng khác phá hoại. Sâu phá hoại bắt đầu từ thời kỳ 5 - 8 lá. Sâu non hoạt động nhiều vào ban đêm, ban ngày thường ẩn kín trong nõn ngô, trong bẹ lá hoặc chui xuống đất ở gần gốc. Sâu non có 6 tuổi, tuổi nhỏ sâu thường tập trung phá hại trên các bộ phận non mềm. Nhộng thường ở dưới đất hoặc trên cây ngô. Sâu thường hóa nhộng trên cây trong các bẹ lá, lá hoặc trong bắp. Thời gian phát dục của nhộng thay đổi từ 6 - 13 ngày tùy theo nhiệt độ. Sâu phá hoại chủ yếu ở vụ ngô đông xuân, từ tháng 12 đến tháng 3, nặng nhất vào tháng 1 và tháng 2. Ngoài ra còn phá hại trên lúa, cắn đứt gié lúa và gọi là sâu cắn gié hay sâu cắn gié chẽ (Bộ môn côn trùng, 2004; Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

Đặng Thị Dung (2003), khả năng sinh sản của sâu cắn lá ngô M. loreyi rất lớn, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thức ăn thêm. Mật ong nguyên chất là thức ăn bổ sung tốt nhất cho loài sâu cắn lá ngô M.loreyi về sức sinh sản (trung bình 2.174 quả), tiếp đó là dung dịch nước đường 50% (1.814,2 quả). Nếu thức ăn thêm là dung dịch mật ong 5%, số trứng đẻ trên một trưởng thành cái nhiều hơn so với thức ăn thêm là dung dịch nước đường 10% và 5% (1.518,2 quả với 1.379,6 quả và 1.258,8 quả); trong điều kiện chỉ có nước lã, số trứng đẻ trên một trưởng thành cái là 917,8 quả, tương đương với số trứng đẻ ở thức ăn thêm là mật hoa dại.

Nguyễn Tiến Sơn (2015), vòng đời trung bình của sâu cắn lá ngô M.loreyi

là 38,40 ± 1,04 ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình 28,1 ± 0,390C, độ ẩm trung bình 85,9 ± 0,44%. Tỷ lệ trứng nở đạt 88,5% đến 94,5% ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 26,3 - 26,50C và độ ẩm từ 87,1 - 88,6%. Ở trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26,10C và ẩm độ 88,6% thì tỷ lệ nở của trứng cao nhất đạt 94,5% còn trong điều kiện nhiệt độ trung bình 25,9% và ẩm độ trung bình 87,1 % thì tỷ lệ nở của trứng đạt thấp nhất 86,96% .

- Quy luật phát sinh gây hại

Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm: Những năm có mùa đông mưa ẩm, sâu thường phát sinh nhiều, phá hoại mạnh. Thời tiết khô hanh không thích hợp cho sâu sinh trưởng và phát dục.

Điều kiện về địa thế: Sâu thường phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng ở những vùng trồng ngô ven sông, các bãi bồi phù xa.

Chất đất và ẩm độ đất: Ảnh hưởng trực tiếp đến sâu non và nhộng sống trong đất. Đất khô không thích hợp cho sâu sinh trưởng và hóa nhộng. Đất quá khô hay quá ẩm sẽ làm cho sâu non bị chết nhiều, nhộng không vũ hóa được. Sâu sinh trưởng thích hợp trên loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ, thích hợp nhất là loại đất phù sa ven sông.

Hàng năm sâu cắn lá nõn ngô có thể phát sinh gây hại từ 7 - 8 lứa. Thường gây hại nặng đối với các trà ngô đông xuân gieo muộn trong tháng 12 (lúc này khoảng 5 - 6 lá). Mùa hè và mùa thu tác hại không đáng kể.

Quy luật phát sinh gây hại của sâu cắn lá ngô có liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Những năm có mùa đông ẩm, sâu thường phát sinh nhiều, phá hại mạnh. Thời tiết khô hanh không thích hợp cho sâu sinh trưởng và phát dục.

2.3.3.5. Thiên địch của sâu cắn lá nõn ngô M.loreyi

Ký sinh: Sâu cắn lá ngô trên thường M.loreyi bị giống ong đen kén trắng (Apateles sp.) ký sinh, trong đó điển hình nhất là loài Apanteles ruficrus đây là loài ong ký sinh có tính chuyên hoá hẹp và được coi như là yếu tố gây chết chủ yếu trong tự nhiên của loài sâu cắn lá ngô, ong đen kén trắng thường bắt gặp nhiều trong các tháng từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra còn có các loài ong ký sinh thuộc họ ong đùi to - Chalcidae ký sinh trên nhộng, ruồi họ - Tachinidae ký sinh trên sâu non và nhộng, các loài ong này thường bắt gặp trong các tháng 2 và tháng 3.

Vi sinh vật gây bệnh: Một số loài nấm trắng thuộc bộ Entomophthorales,

các loài nấm gây bệnh này thường bắt gặp trong các thời kỳ có độ ẩm không khí cao vào tháng 2 - 4 (Trần Đăng Dư, 2011).

2.3.3.6. Những nghiên cứu về loài bọ đuôi kìm E.annulata

Theo Situmorang and Gabriel (1998) một trong những biện pháp kiểm soát sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis là bọ đuôi kìm E. annulata . Chúng là một trong những loài săn mồi có hiệu quả, thức ăn của chúng còn là sâu xanh

Helicoverpa armigera, rệp và nhện nhỏ.

Theo Nurnia Nonci (2005), bọ đuôi kìm E. annulata là côn trùng ăn thịt tiềm năng của sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis, một trong các loài gây hại quan trọng nhất của nô. Bao gồm việc sử dụng các loài bắt mồi ăn thịt trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để kiểm soát loài vật gây hại.

Cục nông nghiệp của Philippin (DAP, 2005) đã chỉ đạo áp dụng phòng trừ sâu hại bằng biên pháp sinh học, trong đó đã sử dụng bọ đuôi kìm và nấm Trichogramma để phòng trừ sâu đục thân ngô, phát hành tờ rơi hướng dẫn sử dụng bọ đuôi kìm và ong ký sinh Trichogramma trong quản lý sâu hại ngô.

Trong chương trình hợp tác nghiên cứu của FFTC (Food and Fertilizer Technology Cemter) với các nhà nghiên cứu của Trường đại học Lốt Ba - nốt, Philippines (FFTC, 2009) tiến hành theo các bước nhân thả bọ đuôi kìm: Nhân nuôi hàng loạt bọ đuôi kìm E. annulata với chế độ thức ăn nhân tạo (kết hợp thức ăn công nghiệp của chó và lõi ngô trong dụng cụ nuôi có đất); thả bọ đuôi kìm ở tuổi 3 - 4 và trưởng thành, mật độ thả 1 bọ đuôi kìm cho mỗi mét vuông, thường thả vào buổi chiều muộn; đi bộ qua các hàng ngô và đặt 1 bọ đuôi kìm và nõn cây ngô, cứ cách 4 cây theo chiều dọc hàng ngô thì thả 1 con. Thả theo kiểu zic zắc giữa các hàng để bọ đuôi kìm được phân bố đều ngay từ ban đầu trong khu ruộng. Các nhà khoa học đã làm thử nghiệm trên dịch hẹp 50 m2 và diện rộng 250 m2 và đưa ra kết quả đã chỉ ra rằng các biện pháp can thiệp của bọ đuôi kìm làm tăng sản lượng ngô lên 40%. Với việc sử dụng bọ đuôi kìm chi phí sản xuất được giảm 8 - 10%.

Cao Anh Đương và Hà Quang Hùng (1999, 2005), điều tra ở Bến cát, Bình Dương phát hiện có 3 loài bọ đuôi kìm là Euborellia annulipes Lucas, bọ đuôi kìm nâu đen lớn Euborellia annulata (Carcinophoridae), bọ đuôi kìm cánh vàng Doru

sp. (Forficulidae) đều ghi nhận là thiên địch của các loài sâu đục thân mía.

Nguyễn Đức Tùng và Nguyễn Thanh Thảo (2010), nghiên cứu về ảnh hưởng của hai loại thức ăn nhân tạo (thức ăn chó và mèo) tới kích thước và một số đặc điểm sinh vật học khá chi tiết về bọ đuôi kìm Euborellia annulata. Kết quả cho thấy hai loại thức ăn này không ảnh hưởng tới kích thước của bọ đuôi kìm E. annulata.

2.3.3.7. Biện pháp phòng trừ

- Làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ là biện pháp rất quan trọng để đề phòng sâu hại ngay từ đầu vụ. Sau khi gặt lúa mùa, khi đất vừa khô là cày bừa ngay để giữ ẩm và chống cỏ mọc. Trước khi gieo ngô cần nhặt sạch cỏ trong ruộng.

- Tổ chức đốt đèn bắt sâu non vào ban đêm (trước đây ở miền Bắc các HTX Nông nghiệp thường tổ chức thực hiện cách làm này, đã thu được kết quả rất cao).

- Gieo ngô đúng thời vụ thích hợp. Ngô gieo sớm trong tháng 10 và đầu tháng 11 tránh được lứa sâu thứ hai, phá hại mạnh. Ngô đại trà nên gieo tập trung trong vòng 1 tuần, không nên gieo rải rác, tạo điều kiện thức ăn thích hợp cho sâu phá hại liên tục từ ngô sớm đến ngô muộn. Thời vụ thích hợp đối với ngô đại trà ở Đồng bằng và Trung du Bắc bộ trong khoảng 20/11 - 20/12.

- Bẫy diệt ngài bằng mồi chua ngọt. Đầu vụ ngô đông xuân, khoảng cuối tháng 10 - đầu tháng 11 nên đặt bẫy chua ngọt theo dõi ngài xuất hiện. Khi ngài vào bẫy liên tiếp 3 đêm liền, mỗi đêm từ 3 con trở lên thì bắt đầu đặt bẫy rộng rãi trên cả cánh đồng, mỗi ha đặt từ 2 - 3 bẫy. Khi ngô đã cao tới 20-30 cm thì không cần đặt bẫy.

- Mồi chua ngọt làm bằng mật trộn với các chất theo công thức pha chế sau: Mật hoặc đường đen 4 phần + dấm 4 phần + rượu 1 phần + nước 1 phần +

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên ngô; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mythimna loreyi duponchel (lepidoptera noctuidae) năm 2016 2017 tại sóc sơn, hà nội (Trang 28 - 35)