Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến thời gian sinh trưởngcủa tổ
Thời gian sinh trưởng của cây ngơ được tính từ lúc gieo đến khi chín sinh lý hồn tồn trải qua các giai đoạn sống khác nhau. Thời gian sinh trưởng của cây ngô được chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Thơng thường thì thời điểm phân chia giữa hai giai đoạn là lúc cây ngô trỗ cờ. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối vì hai thời kỳ thường đan xen nhau và không rõ ràng.
Đối với cây ngơ thì giai đoạn trỗ cờ tung phấn phun râu là thời kỳ quan trọng, nó là tiền đề tạo năng suất sau này. Việc theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây giúp ta bố trí thời vụ và có biện phám chăm sóc tốt nhất cho cây. Hơn nữa, trong mỗi thời kỳ lại chia ra các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có một đặc điểm riêng và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Thời gian sinh trưởng thường không cố định mà thay đổi tuỳ theo dòng, giống, mùa vụ, điều kiện thời tiết và mức độ chăm sóc.
Trong bảng 4.1, chúng tơi theo dõi về thời gian ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của tổ hợp lai MH8 trồng ở các mức phân bón và các mật độ khác nhau trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội
Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm có vai trị quan trọng trong vòng đời của cây ngơ, nó quyết định chủ yếu đến sinh trưởng, phát triển sau này, đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích và quyết định đến năng suất quần thể ruộng ngô. Ở giai đoạn này cây ngô sống chủ yếu bằng chất dự trữ trong hạt. Sau khi gieo hạt, dưới tác động của điều kiện đồng ruộng, hạt ngô hút nước, làm biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa trong hạt và bắt đầu nảy mầm. Q trình này kéo dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, nhất là độ ẩm, nhiệt độ đất, khơng khí và chất lượng hạt giống.
Kết quả đánh giá cho thấy, ở giai đoạn từ gieo đến mọc mầm các ơ thí nghiệm có sự tương đồng về lượng phân nền bón lót, do vậy sự khác nhau về mật độ trồng không ảnh hưởng đến thời gian mọc của tổ hợp lai MH8. Cụ thể, hạt giống nảy mầm sau 7 ngày gieo trong vụ Xuân 2016 và sau 5 ngày trong vụ Thu Đông 2016, hạt nảy mầm đồng đều với tỷ lệ nảy mầm cao (khoảng 85-90%).
Giai đoạn từ gieo đến tung phấn – phun râu cây ngô kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng bắt đầu giai đoạn sinh trưởng sinh thực, sau đó hầu như cây không tăng thêm về chiều cao và ra thêm lá nhưng bộ rễ ngô vẫn tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều rễ chân kiềng cắm sâu xuống đất vừa có tác dụng hút nước vừa tăng khả năng chống đổ cho cây. Đây là thời kì quan trọng quyết định nhiều đến năng suất ngô nên yêu cầu về các yếu tố ngoại cảnh hết sức nghiêm ngặt. Nếu nhiệt độ quá cao, ánh sang mạnh, lượng mưa ít sẽ làm hạt phấn bị chết khơ không thụ phấn thụ tinh được, ngược lại nếu lượng mưa quá lớn thì quá trình thụ phấn thụ tinh cũng diễn ra khơng thuận lợi. Vì vậy, trong giai đoạn này cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng sinh trưởng và phát triển một cách tốt như: bón thúc phân, tưới nước.
Trong cả 2 vụ Xuân và Thu Đông 2016, tổ hợp ngô lai MH8 tung phấn, phun râu trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi với nhiệt độ trung bình từ 220C – 280C, độ ẩm 75% – 80%, trời nắng, gió nhẹ và khơng mưa lớn.
Vụ Xuân 2016, thời gian từ gieo đến tung phấn của tổ hợp lai MH8 trung bình từ 64 – 68 ngày, tuy thời gian từ gieo tới tung phấn không chênh lệch quá lớn trong vụ Xuân nhưng với công thức P4 thời gian gieo đến tung phấn thấp hơn các công thức cịn lại dao động từ 64 – 66 ngày, cơng thức P1 tổ hợp lai MH8 có thời gian gieo tới tung phấn cao hơn các công thức khác dao động từ 66 – 68 ngày. Trong cùng một cơng thức phân bón có mật độ khác nhau thì thời gieo đến tung phấn của tổ hợp lai MH8 có sự chênh lệch trong các cơng thức khoảng 0 – 2 ngày. Cơng thức phân bón P2 với các mật độ khác nhau hầu như không ảnh hưởng tới thời gian tung phấn.
Vụ Thu Đông 2016, thời gian từ gieo đến tung phấn của tổ hợp lai MH8 dao động trung bình từ 50 – 54 ngày. Cơng thức phân bón P1 khi thay đổi mật độ trồng ít ảnh hưởng tới thời gian từ gieo tới tung phấn (chênh lệch 0 - 1 ngày). Cơng thức phân bón P3, P4, P5 khi thay đổi mật độ trồng thời gian từ gieo phấn tới tung phấn chênh lệch 0 – 3 ngày. Đánh giá theo các mức phân bón khác nhau cho thấy:
+ Ở cơng thức bón phân P1:100 N:60 P2O5:80 K2O, thời gian từ gieo tới tung phấn dao động từ 66 – 68 ngày trong vụ Xuân và từ 51 – 52 ngày thấp hơn so với vụ Xuân 16 ngày. Khi tăng mật độ trồng từ M1 đến M5 cũng làm tăng thời gian từ gieo tới tung phấn.
+ Ở cơng thức phân bón P2:120N:70 P2O5: 100 K2O thời gian từ gieo tới tung phấn dao động từ 65 – 66 ngày trong vụ Xuân và từ 50 – 52 trong vụ Thu Đông.
+ Ở cơng thức phân bón P3:140N: 84 P2O5:112 K2O thời gian từ gieo tới tung phấn dao động từ 65 – 67 ngày trong vụ Xuân và từ 51 – 54 trong vụ Thu Đông.
+ Ở công thức phân bón P4:160N: 96P2O5:128K2O thời gian từ gieo tới tung phấn dao động từ 64 – 66 ngày trong vụ Xuân và từ 50 – 53 trong vụ Thu Đông.
+ Ở cơng thức phân bón P5:180N: 108P2O5:144 K2O thời gian từ gieo tới tung phấn dao động từ 65 – 67 ngày trong vụ Xuân và từ 53 – 56 trong vụ Thu Đông.
Như vậy, thời gian từ gieo đến tung phấn của tổ hợp lai MH8 trong hai vụ cho chúng ta thấy thời gian từ gieo đến tung phấn của tổ hợp lai MH8 kéo dài hơn khi tăng mật độ trồng và lượng phân bón.
Sau khi bơng cờ tung phấn thì ngơ bắt đầu phun râu, ngô chuyển sang giai đoạn sinh thực, râu ngơ nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số nỗn được thụ tinh xác định ở thời kỳ này, số nỗn khơng được thụ tinh sẽ khơng hình thành hạt và thối hóa.
Việc trỗ cờ tung phấn, phun râu nói chung phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh như: khí hậu, thời tiết, vùng sinh thái, thời vụ và chế độ chăm sóc. Xu thế chung của các nhà tạo giống thường tạo ra các giống có thời gian trỗ cờ - tung phấn – phun râu không lớn để tránh ảnh hưởng tới năng suất.
Theo bảng số liệu 4.1: thời gian từ tung phấn đến phun râu trong vụ Xuân 2016 dao động trong khoảng 0 – 2 ngày, thời gian từ tung phấn đến phun râu trong vụ Thu Đông là 0 – 3 ngày.
Trong cả hai vụ, thời gian từ tung phấn đến phun râu của tổ hợp lai MH8 chênh lệch giữa các công thức trong khoảng 0 – 3 ngày. Trong vụ Xuân thời gian tung phấn đến phun râu đồng đều ở các mật độ khác nhau ở cơng thức phân bón P2 và trong vụ Thu đơng là mức phân bón P5.
+ Ở cơng thức bón phân P1:100 N:60 P2O5:80 K2O, thời gian từ gieo tới phun râu dao động từ 67 – 69 ngày trong vụ Xuân và từ 52 – 55 ngày thấp hơn so với vụ Xuân 14 ngày.
+ Ở cơng thức phân bón P2:120N:70 P2O5: 100 K2O thời gian từ gieo tới phun râu dao động từ 67 – 68 ngày trong vụ Xuân và từ 51 – 54 trong vụ Thu Đông. So với mức phân bón P1 thời gian từ gieo tớ phun râu của tổ hợp lai MH8 chênh lệch 1 ngày với mức phân bón P2.
+ Ở cơng thức phân bón P3:140N: 84 P2O5:112 K2O thời gian từ gieo tới phun râu dao động từ 67 – 68 ngày trong vụ Xuân và từ 53 – 56 trong vụ Thu Đông.
+ Ở cơng thức phân bón P4:160N: 96P2O5:128K2O thời gian từ gieo tới phun râu dao động từ 66 – 67 ngày trong vụ Xuân và từ 51 – 53 trong vụ Thu Đông. Thời gian từ gieo tới phun râu không chênh lêch so với thời gian từ gieo tới tung phấn.
+ Ở cơng thức phân bón P5:180N: 108P2O5:144 K2O thời gian từ gieo tới phun râu dao động từ 65 – 69 ngày trong vụ Xuân và từ 53 – 56 trong vụ Thu Đơng.
Vậy có thể thấy các mức phân bón và mật độ khác nhau ảnh hưởng đến thời gian chênh lệch giữa tung phấn – phun râu khác nhau nhưng nhìn chung thời gian chênh lệch ở tất cả các công thức là ngắn, dao động từ 0 - 3 ngày, phù hợp cho các giống ngơ nếp có hiệu quả thụ phấn cao và tập trung.
Tổ hợp lai MH8 thuộc nhóm ngơ nếp lai sinh trưởng ngắn ngày phù hợp với chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ tại các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng. Cụ thể, tổ hợp lai MH8 có thời gian từ gieo đến cho thu hoạch bắp tươi dao động trong khoảng 82-87 ngày trong vụ Xuân 2016 trong đó ở cơng thức P4 tổ hợp lai có thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi là thấp nhất dao động trong khoảng 82 – 83 ngày.
Vụ Thu Đơng 2016 tổ hợp MH8 có thời gian từ gieo đến cho thu hoạch bắp tươi là 69 -74 ngày, cũng giống vụ Xuân 2016 công thức P4 của tổ hợp lai MH8 có thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi là thấp nhất dao động trong khoảng 69 – 71 ngày.
Như vậy, trong cùng một cơng thức bón phân, khi tăng mật độ trồng thì thời gian từ gieo đến thu bắp tươi tăng dần, chênh lệch giữa các mật độ khác nhau từ 0-2 ngày. Trong cùng một công thức mật độ trồng, 2 giai đoạn này khơng có sự sai khác giữa các cơng thức phân bón P1, P2, P3 và P5, ở cơng thức P4 tổ hợp MH8 có thời gian thu hoạch bắp tươi sớm nhất.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến thời gian sinh trưởngcủa tổ hợp lai ngô nếp MH8 trong vụ Xuân và Thu Đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội
ĐVT: ngày
Công thức Gieo - mọc Gieo - tung phấn Gieo - phun râu Chênh lệch tung phấn - phun râu Gieo - thu bắp tươi Gieo - chín sinh lý X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 P1M1 7 5 66 51 67 53 1 2 85 72 95 82 P1M2 7 5 66 51 68 52 2 1 86 72 96 82 P1M3 7 5 67 52 68 54 1 2 86 73 96 83 P1M4 7 5 67 52 69 55 2 3 87 74 97 84 P1M5 7 5 68 52 69 55 1 3 87 74 97 84 P2M1 7 5 65 51 67 53 2 2 85 72 95 82 P2M2 7 5 65 50 67 51 2 1 85 72 95 82 P2M3 7 5 65 51 67 54 2 3 85 73 95 83 P2M4 7 5 66 52 68 54 2 2 86 73 96 83 P2M5 7 5 66 52 68 54 2 2 86 73 96 83 P3M1 7 5 65 51 67 53 2 2 85 72 95 82 P3M2 7 5 66 52 67 53 1 1 85 72 95 82 P3M3 7 5 67 52 68 54 1 2 86 73 96 83 P3M4 7 5 67 53 68 54 1 1 86 73 96 83
P3M5 7 5 67 54 68 56 1 2 86 74 96 84 P4M1 7 5 64 50 66 52 2 2 83 70 93 80 P4M2 7 5 64 50 66 51 2 1 83 69 93 79 P4M3 7 5 64 51 66 52 2 1 83 70 93 80 P4M4 7 5 65 51 67 52 2 1 82 70 92 80 P4M5 7 5 66 53 67 53 1 0 82 71 92 81 P5M1 7 5 65 51 66 53 1 2 85 72 95 82 P5M2 7 5 65 51 65 53 0 2 85 72 95 82 P5M3 7 5 66 51 66 53 0 2 85 72 95 82 P5M4 7 5 66 52 68 54 2 2 86 73 96 83 P5M5 7 5 67 54 69 56 2 2 87 74 97 84 LSD0.05 (P) - - - - - - - - 0,6 0,7 0,8 0,9 LSD0.05(M) - - - - - - - - 0,6 0,7 0,8 0,9 LSD0.05 (P*M) - - - - - - - - 1,3 1,7 1,9 1,9 CV% - - - - - - - - 0,9 1,4 1,2 1,4
Theo bảng số liêu cho thấy, tổng thời gian sinh trưởng của tổ hợp lai MH8 từ 92-97 ngày trong vụ Xuân 2016 và 79-84 ngày trong vụ Thu Đông 2016. Khi tổ hợp lai được trồng trong cùng một cơng thức bón phân và tăng mật độ trồng thì thời gian từ gieo đến thu bắp tươi và từ gieo đến chín sinh lý tăng dần, chênh lệch giữa các mật độ khác nhau từ 0-2 ngày. Trong cùng một công thức mật độ trồng, 2 giai đoạn này khơng có sự sai khác giữa các cơng thức phân bón P1, P2, P3 và P5, ở cơng thức P4 tổ hợp MH8 có thời gian thu hoạch bắp tươi và chín sinh lý sớm nhất, ngắn hơn so với các cơng thức phân bón khác ở mức ý nghĩa 0,05 (LSD0,05 (P)).