Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.6. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến hiệu quả kinh tế của tổ hợp la
TẾ CỦA TỔ HỢP LAI NGÔ NẾP MH8
Trên cơ sở thực tế đánh giá tổ hợp lai ngô nếp MH8 trong 2 vụ năm 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội, chúng tôi bước đầu đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến hiệu quả kinh tế nhằm xác định chi phí, tổng thu và lợi nhuận mang lại trong q trình sản xuất, từ đó xác định cơng thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất và khả năng chấp nhận của người sản xuất và thị trường đối với tổ hợp ngô nếp lai MH8.
Khi nghiên cứu về ngô nếp qua thực tiễn nhận thấy trên thị trường chỉ tiêu thụ được bắp loại 1, tức là có đường kính lớn từ 4,8 - 5,5 cm, chiều dài bắp 17 - 20 cm trở lên; hình thức đẹp, xanh, hạt đầy, không sâu bệnh. Những bắp thứ 2 hoặc bắp bé, khơng bán được hoặc có thì giá bán rất thấp. Vì vậy điểm mấu chốt cho người sản xuất cần phải đạt tỷ lệ bắp loại 1 cao nhất trên cùng diện tích, chứ khơng phải năng suất tổng số. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bắp loại 1 của tổ hợp MH8 dao động từ 55-67%. Mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ bắp loại 1, trong cùng 1 mức phân bón, khi tăng mật độ trồng thì tỷ lệ bắp loại 1 tăng từ mức M1 đến M3 và giảm ở M4 và M5. Phân bón ảnh hưởng đến tỷ lệ bắp loại 1 khơng rõ ràng, khi tăng mức phân bón từ P1 – P5 cho thấy ở mức phân bón P1 tỷ lệ bắp loại 1 dao động trong khoảng 61,9 – 65,2 % thấp hơn so với các công thức P2 tỷ lệ bắp loại 1 là 63,9 – 66,5 %, P3 (53,9 – 66,3%), p4 (57,3 – 64,6%), P5 (56,0 – 61,9%) chênh lệch về tỷ lệ bắp loại 1 là khơng đáng kể. Nhìn chung ở mức phân bón P3 tổ hợp lại MH8 có tỷ lệ bắp loại 1 cao nhất. Đánh giá ở các mức mật độ khác nhau cho thấy:
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến hiệu quả kinh tế của tổ hợp lại ngô nếp MH8 trong vụ Xuân và Thu Đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội
Tính cho 1 sào BB = 360m2 Cơng thức Tỷ lệ bắp (%) Giá bán (nghìn đồng/bắp) Tổng thu (nghìn đồng) Tổng chi (nghìn đồng) Lãi thuần (nghìn đồng)
Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2
P1M1 61,8 38,2 2 0,5 2417 1554 863 P1M2 63,9 36,1 2 0,5 2691 1630 1061 P1M3 58,9 41,1 2 0,5 2269 1720 549 P1M4 57,3 42,7 2 0,5 2214 1787 427 P1M5 56,0 44,0 2 0,5 2161 1880 281 P2M1 60,9 39,1 2 0,5 2290 1668 622 P2M2 65,2 34,8 2 0,5 2725 1734 991 P2M3 66,3 33,7 2 0,5 2989 1795 1014 P2M4 65,7 34,3 2 0,5 2774 1921 853 P2M5 61,9 38,1 2 0,5 2432 2008 424 P3M1 65,2 34,8 2,5 0,5 2886 1995 891 P3M2 66,5 33,5 2,5 0,5 3660 2104 1556 P3M3 66,3 33,7 2,5 0,5 3287 2165 1122 P3M4 64,6 35,4 2,5 0,5 3232 2206 1026 P3M5 61,9 38,1 2 0,5 2833 2268 565 P4M1 62,1 37,9 2 0,5 2458 1746 712 P4M2 65,7 34,3 2 0,5 2774 1912 862 P4M3 63,4 36,6 2 0,5 2612 1932 680 P4M4 61,7 38,3 2 0,5 2414 2008 406 P4M5 59,9 40,1 2 0,5 2159 2112 47 P5M1 63,2 35,8 2 0,5 2568 1910 658 P5M2 64,4 35,6 2 0,5 2759 2215 544 P5M3 61,5 38,5 2 0,5 2361 2321 40 P5M4 60,8 39,2 2 0,5 2280 2367 -87 P5M5 60,4 39,6 2 0,5 2197 2388 -191
+ Ở mức mật độ 5,0 vạn cây/ha, tỷ lệ bắp loại 1 dao động từ 60,9% (mức phân bón P2) đến 65,2% (mức phân bón P3) tương đương với tỷ lệ bắp loại 2 từ 34,9 - 39,1%. Tỷ lệ bắp loại 1 tăng dần khi tăng mức phân bón từ P2 (60,9%) và P3 (65,2%) nhưng lại giảm khi tăng mức phân bón từ P3 (65,2%) – P5 (60,4%).
+ Ở mật độ 5,7 vạn cây/ha, tỷ lệ bắp loại 1 dao động từ 63,9% (mức phân bón P1) đến 65,2% (mức phân bón P2) tương đương với tỷ lệ bắp loại 2 từ 34,8- 36,1%. Tỷ lệ bắp loại 1 tăng dần khi tăng mức phân bón từ P1 (63,9%) - P2 (65,2%) và P3 (66,5%) - P4 (65,7%) nhưng lại giảm dần khi tăng mức phân bón từ P3 (66,5%) - P4 (65,7%) - P5 (64,4%).
+ Ở mật độ 6,6 vạn cây/ha, tỷ lệ bắp loại 1 dao động từ 58,9% (mức phân bón P1) đến 66,3% (mức phân bón P3) tương đương với tỷ lệ bắp loại 2 từ 33,7- 41,1%. Tỷ lệ bắp loại 1 tăng dần khi tăng mức phân bón từ P1 (58,9%) - P2 và P3 (66,3%) - P4 (63,4%) nhưng lại giảm dần khi tăng mức phân bón từ P2 (66,3%) – P5(61,5%).
+ Ở mật độ 7,1 vạn cây/ha, tỷ lệ bắp loại 1 dao động từ 57,3% (mức phân bón P1) đến 64,6% (mức phân bón P3) tương đương với tỷ lệ bắp loại 2 từ 42,7- 35,4%. Tỷ lệ bắp loại 1 tăng dần khi tăng mức phân bón từ P1 (57,3%) - P2 (65,7%) và P3 (64,6%) - P4 (61,7%) - P5 (60,8%) nhưng lại giảm dần khi tăng mức phân bón từ P2 (65,7%) - P3 (64,6%) và P4 (61,7%) - P5 (60,8%).
+ Ở mật độ 8,3 vạn cây/ha, tỷ lệ bắp loại 1 dao động từ 56,0% (mức phân bón P1) đến 61,9% (mức phân bón P2 và P3) tương đương với tỷ lệ bắp loại 2 từ 40,0 -42,7%. Tỷ lệ bắp loại 1 tăng dần khi tăng mức phân bón từ P1 (40,0%) - P2 (61,9%) và P3 (61,9%) – P5 (60,4%) nhưng lại giảm dần khi tăng mức phân bón từ P2 (61,9%) - P5 (60,4%).
Giá bán bắp loại 1 trung bình ở các cơng thức phân bón và mật độ dao động từ 2,0 - 2,5 nghìn đồng/bắp, bắp loại 1 ở 3 công thức P3M1, P3M2, P3M3 và P3M4 có hình thức bắp đẹp, khơng bị sâu bệnh, hàng hạt đều nhau và tỷ lệ đi chuột thấp, do đó bán được với giá 2,5 nghìn đồng/bắp, cao hơn so với các cơng thức khác. Bắp loại 2 thường nhỏ, hạt không đều nhau nên bán được với giá thấp, giá bán bắp loại 2 trung bình ở các cơng thức là 0,5 nghìn đồng/bắp. Trong ước tính tổng thu khi bán bắp thương phẩm của tổ hợp lai MH8, có tính tốn đến số lượng bắp thu được trên một đơn vị diện tích.
Số lượng bắp thương phẩm khác nhau rõ ràng ở các mật độ khác nhau: đối với mật độ M1=5,0 vạn cây/ha, sau khi trừ đi các khả năng cây bị khuyết do sâu bệnh, đổ gãy và các yếu tố khách quan khác sẽ cho thu hoạch từ 1200 bắp/sào, ở các mật độ khác là 5,7 vạn cây/ha – 1400 bắp/sào, 6,6 vạn cây/ha – 1600 bắp/sào, 7,1 vạn cây/ha – 1800 bắp/sào, 8,3 vạn cây/ha – 2000 bắp/sào. Tính tốn số lượng và tỷ lệ bắp loại 1 và loại 2, từ đó tính tổng thu ở các mức phân bón và mật độ khác nhau.
Tính tổng chi phí trồng tổ hợp lai ngơ nếp MH8 trong điều kiện nghiên cứu bao gồm các nội dung chi như: mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống. Khi tăng mật độ trồng chi phí hạt giống tăng, khi lượng phân bón tăng thì chi phí phân bón tăng, chi cho thuốc bảo vệ thực vật nhìn chung tương đương giữa các cơng thức. Kết quả tính tốn cho thấy, tổng chi phí tăng khi tăng mức phân bón và mật độ trồng, trung bình tổng chi dao động từ 1.554.000 đồng/sào (ở công thức P1M1) đến 2.388.000 đồng/sào (ở công thức P5M5).
Sau khi tính tốn được tổng thu và tổng chi, chỉ tiêu cuối cùng quyết định đến hiệu quả kinh tế của các cơng thức phân bón và mật độ khác nhau là lãi thuần, được tính theo cơng thức: Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi. Với các kết quả thu được trình bày trong bảng 4.6 cho thấy: các cơng thức phân bón và mật độ khác nhau ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế của tổ hợp lai MH8. Hầu hết các công thức nghiên cứu đều cho lãi thuần có giá trị dương, dao động từ 47.000 đồng/sào (ở công thức P4M5) đến 1.556.000 đồng/sào (ở cơng thức P3M2) chỉ có 2 cơng thức có giá trị âm là công thức P5M4 và P5M5 do số chi vượt số thu lần lượt là – 87.000, -191.000 đồng/sào. Lãi thuần thu được cao nhất ở công thức P3M2 là 1.556.000 đồng/sào tương đương với khoảng 40 triệu đồng trên 1 ha, đem lại hiệu quả cao hơn các công thức khác từ 10 triệu đồng/ha trở lên.