Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến khả năng chống chịu của tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và phân bón thích hợp cho tổ hợp lai ngô nếp MH8 tại gia lâm hà nội (Trang 61 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến khả năng chống chịu của tổ

CHỐNG CHỊU CỦA TỔ HỢP LAI NGÔ NẾP MH8

Việt Nam có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên sâu bệnh là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngô. Trong thời gian sinh trưởng và phát triển, mỗi gian đoạn đều xuất hiện các loại sâu bệnh hại khác nhau phá hoại trên tất cả các bộ phận của cây làm giảm diện tích quang hợp, tăng tỷ lệ đổ gẫy.

Các loại sâu bệnh thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Việc theo dõi, đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên cây ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu bênh hại theo thời gian, thời kỳ sinh trưởng của ngô gắn với điều kiện ngoại cảnh. Đây cũng chính là một trong những cơ sở đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của giống ngô.

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với điều kiện bất lợi bên ngoài như: Sâu bệnh, các tác động thời tiết, khí hậu. Vì vậy tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình chọn tạo giống cũng như trong đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống mới trước khi đưa ra sản xuất. Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sau bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay, sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc và chưa có loại thuốc nào tiêu diệt được tất cả sâu bệnh hại.

Việc theo dõi, đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên tổ hợp ngô lai MH8 là công việc hết sức cần thiết nhằm đánh giá được tỉnh hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh hại theo thời gian, qua các thời kỳ sinh trưởng của ngô gắn với điều kiện ngoại cảnh. Đây là cơ sở để đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của tổ hợp MH8 tạo tiền đề xây dựng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả.

Trong 2 vụ nghiên cứu, tổ hợp lai MH8 nhiễm một số loại sâu bệnh hại phổ biến như sâu đục thân, bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn từ mức nhẹ đến trung bình (điểm 1-3), và tỷ lệ nhiễm các loại sâu bệnh này trong vụ Xuân cao hơn trong vụ Thu Đông 2016.

Sâu đục thân (Chilo partellus) là một loại sâu hại chính ở ngơ. Chúng hại trên cây ngô ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên tất cả các bộ phân của cây như lá, thân, bắp, bông cờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng ngô. Triệu chững dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Khi sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá. Khi sâu tuổi lớn cũng như cây ngô đã lớn (từ 7 – 9 lá cho tới trỗ cờ) sâu đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với mỗi đốt bên dưới.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến khả năng chống chịu của tổ hợp lai ngô nếp MH8 trong vụ Xuân và Thu Đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội

Công thức Sâu đục thân (điểm) Đốm lá nhỏ (điểm) Đốm lá lớn (điểm) Đổ rễ (%) X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 P1M1 2,0 1,3 2,0 1,2 2,0 1,0 3,4 17,7 P1M2 2,0 1,5 2,0 1,2 1,0 1,0 5,8 18,0 P1M3 2,0 1,5 2,0 1,5 1,0 1,0 9,8 19,8 P1M4 2,0 2,5 2,0 2,1 2,0 1,2 10,5 21,5 P1M5 3,0 2,3 3,0 2,3 2,0 2,2 13,0 24,2 P2M1 2,0 1,0 2,0 1,0 3,0 1,0 4,1 16,6 P2M2 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,2 7,3 18,5 P2M3 2,0 1,8 2,0 1,5 2,0 1,2 8,9 19,7 P2M4 2,0 2,3 2,0 1,8 2,0 2,3 9,8 21,1 P2M5 2,0 2,0 2,0 2,2 2,0 2,5 12,6 24,9 P3M1 2,0 1,5 2,0 1,0 3,0 1,0 8,2 18,7 P3M2 2,0 1,8 2,0 1,0 2,0 2,0 9,1 18,0 P3M3 2,0 2,0 2,0 1,2 2,0 2,0 13,1 20,6 P3M4 2,0 2,3 2,0 2,0 2,0 2,1 13,4 20,8 P3M5 2,0 2,5 2,0 2,3 2,0 2,0 16,1 23,0 P4M1 3,0 2,0 2,0 1,0 3,0 2,2 16,2 17,7 P4M2 2,0 2,0 2,0 1,0 1,0 2,0 18,9 18,8 P4M3 2,0 2,3 2,0 1,2 2,0 3,5 19,8 19,5 P4M4 2,0 2,0 2,0 2,0 3,0 2,3 25,7 20,6 P4M5 2,0 2,5 2,0 2,0 3,0 2,5 20,2 23,4 P5M1 2,0 2,0 2,0 2,0 1,0 1,0 19,3 22,5 P5M2 2,0 2,5 2,0 2,0 2,0 1,0 21,8 25,0 P5M3 2,0 2,5 2,0 2,0 2,0 2,0 24,1 27,3 P5M4 2,0 3,0 2,0 2,0 2,0 2,0 22,7 25,9 P5M5 3,0 3,0 2,0 2,0 3,0 2,0 26,2 29,4

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tơi thấy sâu đục thân bắt đầu phát sinh lúc cây xoắn nõn và gây hại cho đến lúc thu hoạch bắp. Mức độ tổ hợp MH8 bị sâu đục thân phá hoại có sự chênh lệch giữa 2 vụ.

Trong khi mức độ sâu đục thân tại vụ Xuân ở mức điểm 2-3 và không quá chênh lệch trong các công thức khác nhau.

Trong vụ Thu Đông mức độ sâu đục thân dao động trong mức điểm 1 – 3, trong cùng một mức phân bón khi tăng mật độ trồng với mức mật độ M4 (hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm), M5 (hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 18 cm) mức độ phá hoại của sâu đục thân dao động trong khoảng 2 -3 điểm, cao hơn các mức mật độ M1, M2, M3.

Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turicum) có vết bệnh dài và có dạng sọc hình thoi khơng đều đặn mầu nâu hoặc xám bạc, khơng có quầng vàng. Kích thước vết bệnh kéo dài tới 5 – 10 cm, nhiều vết bệnh có thể nối liên tiếp với nhau làm cho lá dễ khô táp, rách tương ở đoạn chót lá. Bệnh thường xuất hiện ở lá phía dưới rồi lan dần lên các lá phía trên. Trên vết bệnh khi trời ẩm dễ mọc ra một lớp nấm mốc đen nhọ là các cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm bệnh.

Trong vụ Xuân 2016 tổ hợp lai MH8 nhiễm bệnh đốm là lớn ở mức điểm 1 – 3 điểm, trong vụ Thu Đông tổ hợp lai nhiễm bênh ở mức 1- 2,5 điểm có thấp hơn vụ Xuân nhưng không đáng kể.

Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis) có vết bệnh nhỏ như mũi kim, hơi vàng, sau đó lan rộng ra thành hình trịn hoặc hình bầu dục nhỏ, kích thước vệt bệnh khoảng 5 – 6 x 1,5mm, mầu nâu hoặc ở giưa hơi xám, có viền nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Bệnh gây hại chủ yếu trên phiến và bẹ lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và độ tàn lá của cây ngô.

Tổ hợp MH8 nhiễm bệnh đốm lá nhỏ ở mức điểm 2-3 trong vụ Xuân, khi thay đổi lượng phân bón và mật độ khơng làm ảnh hưởng tới bênh đốm lá nhỏ.

Trong vụ Thu Đông 2016 tổ hợp lai MH8 nhiễm bệnh đốm lá nhỏ ở mức điểm 1- 2,5 điểm, thấp hơn so với vụ Xuân. Theo bảng số liệu cho thấy: trong cùng một cơng thức phân bón khi tăng mật độ trồng thì ngơ bị nhiễm bệnh đốm lá nhỏ càng lớn.

Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống, khi trồng với mật độ càng cao, cây càng dễ bị nhiễm các loại sâu

bệnh hại. Lượng phân bón đạm cũng hưởng đến khả năng chống chịu của giống, nhìn chung khi lượng phân bón tăng tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của tổ hợp lai tăng.

Ở mức mật độ Phân bón P1: 100 N; 60 P2O5; 80 K2O, theo bảng số liệu tỷ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 được thể hiện như sau:

Tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp MH8 dao động từ 3,4 – 13,0% trong vụ Xuân, với các mật độ khác nhau tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 là khác nhau. Tỷ lệ đổ rễ tăng dần khí tăng mật độ trồng, ở mức mật độ M1, M2 tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp MH8 thấp hơn nhiều so với mật độ M3, M4, M5. Tại vụ Thu đông tỷ lệ đổ rễ dao động trong khoảng 17,7 – 24,2 % , tỷ lệ đổ rễ của vụ Thu Đông cao hơn vụ Xuân nhưng tỷ lệ đổ rễ của vụ Xuân có sự biến động lớn hơn khi ở cùng mức phân bón.

Ở mức phân bón P2: 120N;70 P2O5; 100 K2O, tỷ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 được thể hiện như sau: tỷ lệ đổ rễ dao động từ 4,1 – 12,6% trong vụ Xuân, tỷ lệ đổ rễ tăng dần khí tăng mật độ trồng, ở mức mật độ M1, M2 tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp MH8 thấp hơn và chỉ bằng ½ so với mật độ M3, M4, M5. Trong vụ Thu Đông 2016 tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai dao động trong khoảng 16,6 - 24,9 %, cao gấp 2 lần so với vụ Xuân.

Ở mức phân bón P3: P3;140N; 84 P2O5; 112 K2O, trong vụ Xuân tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 dao động từ 8,2 – 16,1%, tỷ lệ đổ rễ tăng dần khí tăng mật độ trồng, ở mức mật độ M1 (8,2), M2(9,1) tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp MH8 thấp hơn và chỉ bằng ½ so với mật độ M5(16,1). Trong vụ Thu Đông 2016 tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai dao động trong khoảng 18,7 - 23,0 %, cao hơn so với vụ Xuân.

Ở mức phân bón P4: 160N; 96P2O5; 128K2O, trong vụ Xuân tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 dao động từ 16,2 – 20,2%, tỷ lệ đổ rễ tăng dần khí tăng mật độ trồng. Trong vụ Thu Đông 2016 tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai dao động trong khoảng 17,7 - 23,7 % không cao hơn so với vụ Xuân. Theo bảng số liệu cho thấy khi tăng mức phân bón và tăng mật độ cây trồng ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ độ rễ của tổ hợp lai MH8.

Ở mức phân bón P5: 180N; 108 P2O5;144 K2O, trong vụ Xuân tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 dao động từ 19,23 – 26,2%. Trong vụ Thu Đông 2016 tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai dao động trong khoảng 22,5 - 29,4 %, cao hơn so với vụ Xuân.

Như vậy, tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp MH8 dao động từ 3,4 – 26,2% trong vụ Xuân, với các mức phân bón khác nhau tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 là khác nhau. Tỷ lệ đổ rễ tăng dần khí tăng lượng phân bón thể hiện rõ qua công thức P1

với tỷ lệ đổ rễ chỉ dao động trong khoảng 3,4 – 13,0 % trong khi đó với mức phân bón lớn tại công thức P5 tỷ lệ đổ rễ đã tăng lên tới 19,3 – 26,2%. Trong bảng số liệu cũng thể hiện: khi ở cùng mức phân bón mà tăng mật độ trồng cũng cũng làm tăng tỷ lệ đổ rễ cây.

Vụ Thu Đông tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 dao động từ 17,7 – 29,4 %. So với vụ Xuân, tỷ lệ đổ rễ tại vụ Thu Đông của công thức P1 (17,7 24,2 %), P2 (16,6 – 24,9%) và P3(18,7 – 23%) cao hơn hẳn so với các công thức ở vụ Xuân. Tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp lai MH8 cũng tăng dần khi tăng lượng phân bón và mật độ trồng thông qua công thức P1 với tỷ lệ đổ rễ chỉ dao động trong khoảng 17,7 – 24,2 %, tại công thức P5 tỷ lệ đổ rễ là 22,5 – 29,4%.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ đổ rễ của tổ hợp MH8 tăng khi tăng lượng phân bón và mật độ trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và phân bón thích hợp cho tổ hợp lai ngô nếp MH8 tại gia lâm hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)