Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và phân bón thích hợp cho tổ hợp lai ngô nếp MH8 tại gia lâm hà nội (Trang 70 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và

THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA TỔ HỢP LAI NGÔ NẾP MH8

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong cơng tác chọn tạo giống ngơ bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả năng thích ứng của từng giống. Năng suất được quyết định bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, tỷ lệ khối lượng hạt/bắp, khối lượng 1000 hạt. Mỗi một yếu tố cấu thành năng suất đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây ngô, mỗi một yếu tố cấu thành năng suất đóng một vai trị khác nhau nhưng đều nằm trong hệ thống liên hồn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố liên quan mật thiết với nhau.

Chiều dài của bắp phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Các mức phân bón và mật độ trồng khác nhau ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống tổ hợp lai MH8. Cụ thể, chiều dài bắp của giống ở các cơng thức có sự chênh lệch lớn, dao động từ 13,8 – 19,3 cm.

Chiều dài bắp của tổ hợp lai MH8 được thể hiện như sau:

+ Ở cơng thứ phân bón P1: trong vụ Xuân 2016 chiều dài bắp dao động trong khoảng 14,2 – 15,7 cm, cao nhất ở mật độ M4 (15,7). Vụ Thu Đông, chiều dài bắp dao động trong khoảng 13,8 – 15,3,chiều dài bắp cao nhất ở mật độ M3.

+ Ở cơng thứ phân bón P2: vụ Xuân 2016 chiều dài bắp dao động trong khoảng 15,3 – 18,6 cm. Vụ Thu Đông, chiều dài bắp dao động trong khoảng 16,8 – 17,7 cm, chiều dài bắp cao nhất ở mật độ M2.

+ Ở công thứ phân bón P3: trong vụ Xuân 2016 chiều dài bắp dao động trong khoảng 18,3 – 19,3 cm, đây là mức phân bón có chiều dài cao nhất. Vụ Thu Đông, chiều dài bắp dao động trong khoảng 17,5 – 18,3,chiều dài bắp cao của vụ Thu Đông thâp hơn so với vụ Xuân nhưng ở cùng mật độ M2 chiều dài bắp của cả hai vụ đều cao nhất.

+ Ở công thứ phân bón P4: vụ Xuân 2016 chiều dài bắp dao động trong khoảng 17,9 – 18,7 cm. Vụ Thu Đông, chiều dài bắp dao động trong khoảng 16,9 – 18,7 cm, chiều dài bắp cao nhất ở mật độ M2.

+ Ở công thứ phân bón P5: vụ Xuân 2016 chiều dài bắp dao động trong khoảng 17,6 – 18,2 cm. Vụ Thu Đông, chiều dài bắp dao động trong khoảng 16,9 – 17,5 cm, chiều dài bắp cao nhất ở mật độ M1 và M2 ở mức 17,5 cm.

Nói chung, vụ Xuân 2016 chiều dài bắp dao động trong khoảng 14,2 – 19,3 cm. Khi tăng lượng phân bón từ P1 đến P5 chiều dài bắp tăng dần từ P1 đến P3 và giảm dần từ công thức P4 đến P5, trong cùng một mức phân bón từ khi tăng mật độ chiều dài bắp tăng từ mật độ M1 đến mật độ M3 và giảm ở mật độ M4 và M5 Cơng thức P3 có chiều dài bắp vượt trội hơn so với các cơng thức cịn lại.

Trong vụ Thu Đông 2016, chiêu dài bắp của tổ hợp lai MH8 dao động trong khoảng từ 13,8 – 18,3 cm, tổ hợp MH8 trong cùng một mức phân bón từ P1, P2, P3 khi tăng mật độ chiều dài bắp tăng từ mật độ M1 đến mật độ M2 và giảm dần ở mật độ M3, M4, M5 chiều dài bắp là thấp nhất khi ở mật độ M5. Khi tăng lượng phân bón từ P1 đến P5 chiều dài bắp tăng dần từ P1 đến P2 và giảm trong công thức P3, P4, P5.

Vậy theo bảng số liệu cho thấy chiều dài bắp trong vụ Xuân cao hơn so với chiều dài bắp trong vụ Thu Đông 2016 và khi trong cùng một công thức phân bón bắp dài nhất ở mật độ M2 và trong cùng một công thức mật độ bắp dài nhất ở mức phân bón P3.

Đường kính bắp là một trong những chỉ tiêu quyết định đến số hạt trên bắp. Qua bảng số liệu cho thấy: vụ Xuân đường kính bắp của giống dao động từ 4,0 – 4,6 cm, trong đó ở mức phân bón P1 đường kính bắp nhỏ nhất chỉ dao động từ 4 – 4,2 cm và cao nhất khi ở mức phân bón P3 đường kính bắp dao động 4,4 – 4,6 cm, vậy cho thấy khi tăng hàm lượng phân bón đường kính bắp của tổ hợp MH8 tăng từ P1 đến P3 và giảm tại mức bón P4 và P5.

Vụ Thu Đơng 2016 đường kính bắp của giống dao động từ 3,9 – 4,7 cm, với mức phân bón P1 đường kính bắp nhỏ nhất từ 3,9 – 4,1 cm và cũng giống như ở vụ xuân công thức cao nhất khi ở mức phân bón P3 đường kính bắp dao động 4,5 – 4,7 cm. Nhìn chung đường kính bắp của tổ hợp lai MH8 tại vụ Thu Đông không khác so với vụ Xuân.

Đường kính bắp của tổ hợp lai MH8 được thể hiện như sau:

+ Ở cơng thứ phân bón P1: trong vụ Xn 2016 đường kính bắp dao động trong khoảng 4,0 – 4,2 cm, cao nhất ở mật độ M2 và M3 (4,2 cm). Vụ Thu Đơng,

đường kính bắp dao động trong khoảng 3,9 – 4,1 cm, đường kính bắp cao nhất ở mật độ M2 và M3 (4,1cm).

+ Ở công thứ phân bón P2: trong vụ Xn 2016 đường kính bắp dao động trong khoảng 4,2 – 4,4 cm. Vụ Thu Đơng, đường kính bắp dao động trong khoảng 4,3 – 4,5 cm, đường kính bắp cao nhất ở mật độ M2 (4,5cm).

+ Ở cơng thứ phân bón P3: trong vụ Xn 2016 đường kính bắp dao động trong khoảng 4,4 – 4,6 cm, đường kính bắp cao nhất tại mật độ M2 (4,6 cm). Vụ Thu Đơng, đường kính bắp dao động trong khoảng 4,5 – 4,7 cm, đường kính bắp cao nhất ở mật độ M2 (4,7cm).

+ Ở cơng thứ phân bón P4: trong vụ Xn 2016 đường kính bắp dao động trong khoảng 4,3 – 4,5 cm, đường kính bắp cao nhất tại mật độ M4 (4,5 cm). Vụ Thu Đơng, đường kính bắp dao động trong khoảng 4,2 – 4,4 cm, đường kính bắp cao nhất ở mật độ M2 và M4 (4,4cm).

+ Ở cơng thứ phân bón P5: trong vụ Xn 2016 đường kính bắp dao động trong khoảng 4,2 – 4,3 cm. Vụ Thu Đơng, đường kính bắp dao động trong khoảng 4,1 – 4,4 cm, đường kính bắp cao nhất ở mật độ M1 (4,4cm).

Trong cả hai vụ Xuân và Thu Đơng 2016, đường kính bắp của tổ hợp lai MH8 dao động từ 3,9 – 4,7 cm, đường kính bắp lớn nhất ở công thức P3M2 (4,7cm) và nhỏ nhất ở công thức P1M1 (3,9cm).

Như vậy, các cơng thức phân bón và mật độ khác nhau có ảnh hưởng tới đường kính bắp của tổ hợp lai MH8.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai ngô nếp MH8 trong vụ Xuân và Thu Đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội

Công thức Chiều dài bắp (cm) Đường kính bắp (cm) Số hàng hạt Số hạt trên hàng Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất bắp tươi (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 P1M1 14,2 13,8 4,0 3,9 12,0 12,0 23,2 18,8 194,6 185,1 78,57 72,64 32,83 25,28 P1M2 15,2 14,8 4,2 4,1 12,0 11,6 24,2 19,8 201,1 191,6 80,78 74,85 31,64 24,64 P1M3 15,3 15,3 4,2 4,1 11,8 12,0 25,4 21,0 208,0 198,5 84,28 78,36 33,01 26,05 P1M4 15,7 14,9 4,1 4,0 11,4 11,2 25,9 21,5 212,4 202,9 85,13 79,20 30,17 23,92 P1M5 15,3 14,7 4,1 4,0 11,4 11,4 24,7 18,8 203,4 197,5 81,24 73,40 22,91 16,93 P2M1 17,8 16,8 4,3 4,4 14,3 14,2 28,5 24,1 246,2 236,7 84,11 77,30 54,01 43,70 P2M2 18,6 17,7 4,4 4,5 14,6 14,3 31,2 26,8 265,0 255,5 87,32 82,39 55,50 45,14 P2M3 15,7 17,6 4,2 4,3 14,8 14,6 30,5 26,1 273,0 263,5 95,35 89,18 53,01 43,07 P2M4 15,3 17,5 4,2 4,3 14,5 14,5 32,9 28,5 267,0 257,5 95,56 91,42 47,04 39,29 P2M5 15,4 16,8 4,2 4,3 13,7 13,6 30,6 22,3 248,7 243,5 83,42 82,63 33,88 24,00 P3M1 19,2 18,1 4,5 4,6 14,6 14,6 33,7 29,3 272,7 263,2 101,88 95,95 60,70 49,12 P3M2 19,3 18,3 4,6 4,7 16,0 16,0 35,4 31,0 278,7 269,2 111,66 105,74 60,90 50,25 P3M3 19,1 18,0 4,6 4,6 14,7 14,6 33,0 28,1 270,8 261,3 103,64 97,71 57,75 48,46 P3M4 18,5 17,5 4,4 4,5 14,5 14,5 31,0 26,6 251,9 242,4 103,42 97,49 54,99 46,49 P3M5 18,3 17,7 4,4 4,5 14,6 14,2 34,2 25,4 265,7 257,3 94,60 94,20 43,12 30,16 P4M1 18,6 17,5 4,4 4,3 13,7 14,3 31,6 26,2 265,4 255,8 96,60 85,20 53,10 44,24 P4M2 18,7 17,7 4,4 4,4 14,1 14,5 33,4 29,0 267,4 257,9 106,30 97,53 45,33 39,51

P4M3 18,5 17,6 4,4 4,3 13,7 14,3 31,0 27,2 256,9 247,4 98,36 93,74 46,81 41,86 P4M4 18,2 17,2 4,5 4,4 13,7 14,0 32,5 24,6 250,4 242,5 92,80 90,62 37,29 27,14 P4M5 17,9 16,9 4,3 4,2 13,7 13,8 29,0 24,6 246,5 237,0 95,70 82,91 52,80 43,34 P5M1 18,2 17,5 4,3 4,4 13,3 13,2 29,7 21,6 241,2 236,2 80,92 80,15 51,34 36,36 P5M2 18,2 17,5 4,3 4,3 13,3 14,1 28,1 23,8 239,1 229,9 92,83 80,42 41,22 33,84 P5M3 18,2 17,4 4,2 4,2 13,3 13,9 30,7 25,4 257,4 248,2 93,70 82,64 45,05 37,53 P5M4 18,1 17,1 4,3 4,2 13,3 13,8 30,1 26,4 249,2 240,0 95,41 90,93 36,89 32,99 P5M5 17,6 16,9 4,3 4,1 13,3 13,4 32,4 28,1 259,4 250,2 90,56 88,64 36,29 31,63 LSD0,05 (P) - - - - - - - - - - 3,45 3,73 0,9 0,8 LSD0,05 (M) - - - - - - - - - - 2,32 3,15 0,8 0,8 LSD0,05 (P*M) - - - - - - - - - - 5,73 6,46 1,2 1,1 CV% - - - - - - - - - - 6,3 7,2 9,6 7,3

Năng suất có thể coi là mục tiêu cuối cùng, mục tiêu cao nhất mà các nhà chọn tạo giống hướng tới. Chính vì vậy mà dựa vào năng suất mà người ta có thể quyết định đó là một giống tốt hay xấu. Năng suất của một giống ngô do rất nhiều yếu tố cấu thành, đó là chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, đất đai, kỹ thuật chăm sóc.

Trong q trình thực hiện thí nghiệm tại Gia Lâm – Hà Nội trong hai vụ Xuân và Thu Đông 2016 chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Tại công thức P1: vụ Xuân 2016 có số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 11,0 đến 12,0 hàng hạt/bắp thấp nhất trong các mức phân bón, trong vụ Thu Đông số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 11,0 - 12,0 hàng hạt/băp tương đương với vụ Xuân.

+ Tại công thức P2: vụ Xuân 2016 có số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 13,7 đến 14,6 hàng hạt/bắp cao nhất tại mật độ M3 và thấp nhất tại mật độ M5, trong vụ Thu Đông số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 13,6 - 14,6 hàng hạt/băp. số hàng hạt/bắp tại công thức P2 cao hơn so với cơng thức bón P1

+ Tại công thức P3: vụ Xuân 2016 có số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 14,5 đến 15,0 hàng hạt/bắp cao nhất tại mật độ M3 và thấp nhất tại mật độ M5, trong vụ Thu Đông số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 14,2 - 15,0 hàng hạt/băp. số hàng hạt/bắp tại công thức P3 cao hơn so với cơng thức bón P1 và P2.

+ Tại công thức P4: vụ Xuân 2016 có số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 13,7 đến 14,1 hàng hạt/bắp cao nhất tại mật độ M2 và các mật độ còn lại số hàng hạt/bắp tương đương nhau, trong vụ Thu Đông số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 13,8 - 14,5 hàng hạt/băp.

Tại công thức P5: vụ Xn 2016 có số hàng hạt/bắp đạt trung bình tại các mức mật độ là 13,3 hàng hạt/bắp, vụ Thu Đông số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 13,2 - 14,1 hàng hạt/băp, biến động hơn so với vụ Xuân.

Số hàng hạt/bắp: trong vụ Xuân 2016 số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 11,0 – 15,0 hàng, tại công thức phân bón P1 có số hàng hạt/bắp thấp nhất (11,0 – 12,0 hàng) và cao nhất tại cơng thức phân bón P3 (14,5 – 15 hàng). Nhìn chung khi tăng lượng phân bón số hàng hạt/bắp của tổ hợp lai MH8 tăng.

Trong vụ Thu Đông 2016 số hàng hạt/bắp của tổ hợp lai MH8 dao động trong khoảng 11,0 – 15,0 hàng, cũng giống vụ Xuân công thức phân bón P1 có số hàng hạt/bắp thấp nhất (11,0 – 12,0 hàng) và cao nhất tại cơng thức phân bón P4 (14,5 – 15 hàng). Trong cùng một mức phân bón khi thay đổi mật độ ít ảnh hưởng tới số hàng hạt/bắp.

Số hàng hạt/bắp của tổ hợp lai MH8 trong vụ Thu Đông không chênh lệch so với số hàng hạt/bắp tron g vụ Xuân, tuy nhiên các cơng thức phân bón và mức mật độ khác nhau có ảnh hưởng số hàng hạt/bắp của tổ hợp lai.

Trong cả hai vụ Xuân và Thu Đông 2016, số hàng hạt/bắp của tổ hợp lai MH8 dao động từ 11,0 – 15,0 hàng, số hàng hạt/bắp lớn nhất ở công thức P3M2 (15,0 hàng) và nhỏ nhất ở công thức P1M1 (11,0cm).

Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào q trình thụ tinh của ngơ. Khi trỗ cờ - tung phấn – phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể làm giảm số lượng râu thụ tinh, dẫn tới giảm sự thụ tinh và hạn chề số hạt phát triển. Qua theo dõi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trong vụ Xuân 2016 số hạt trên hàng của tổ hợp lai MH8 dao động trong khoảng 23,2 – 35,4 hạt, khi tăng lượng phân bón số hạt trên hàng có xu hướng tăng từ mức phân bón P1 đến P3 và giảm tại mức phân bón P4 và P5 tuy nhiên số hạt trên hàng thấp nhất ở công thứ P1. Khi tăng mật độ trong cùng một cơng thức phân bón số hàng trên hạt đạt số lượng cao nhất ở mật độ M2 và thấp nhất ở mật độ M1.

Trong vụ Thu Đông số hạt trên hàng của tổ hợp lai MH8 dao động trong khoảng 18,8 – 31,0 hạt thấp hơn so với vụ Xuân. Khi tăng lượng phân bón số hạt trên hàng có xu hướng tăng từ mức phân bón P1 đến P3 và giảm tại mức phân bón P4 và P5. Khi tăng mật độ trong cùng một cơng thức phân bón số hàng trên hạt đạt số lượng cao nhất ở mật độ M2 và thấp nhất ở mật độ M1.

Vậy cả hai vụ, vụ Xuân và vụ Thu Đông 2016 tổ hợp lai MH8 đều có cơng thức P3M2 số hạt trên hàng cao nhất và thấp nhất là công thức P1M1, các cơng thức phân bón và mức mật độ khác nhau có ảnh hưởng tới số hạt trên hàng của tổ hợp lai.

Khối lượng 1000 hạt của tổ hợp lai MH8 dao động trong khoảng từ 185,1 – 278,7 g và đều cao nhất ở công thức P3M2.

Các yếu tố cấu thành năng suất trên cấu thành nên năng suất thực thu của tổ hợp lai MH8 từ 22,91-60,9 tạ/ha trong vụ Xuân và từ 16,93-50,25 tạ/ha trong vụ Thu Đông 2016. Năng suất thực thu cao nhất ở công thức P3M2 và cao hơn các công thức khác ở mức ý nghĩa 0,05. Về năng suất bắp tươi, tổ hợp lai MH8 đạt năng suất cao nhất ở cơng thức phân bón, mật độ P3M2 với năng suất 111,66 tạ/ha trong vụ Xuân và 105,74 trong vụ Thu Đông 2016 và cao hơn các công thức khác ở mức ý nghĩa 0,05.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mật độ và phân bón thích hợp cho tổ hợp lai ngô nếp MH8 tại gia lâm hà nội (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)