Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến một số chỉ tiêu chất lượng của
CHẤT LƯỢNG CỦA TỔ HỢP LAI NGÔ NẾP MH8
Mật độ và phân bón ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu chất lượng ăn tươi đánh giá cảm quan của tổ hợp MH8 như độ ngọt, dẻo, vị đậm và hương thơm. Kết quả cho thấy, ở mức phân bón P4 tổ hợp MH8 thể hiện chất lượng ăn tươi tốt nhất với các chỉ tiêu mức điểm 1,6 – 2,1, khi tăng hay giảm lượng phân bón, độ ngọt, dẻo, vị đậm và hương thơm của tổ hợp lai MH8 giảm. Đánh giá ở các mức mật độ khác nhau cho thấy:
Ở mức mật độ 5,0 vạn cây/ha, một số chỉ tiêu chất lượng ăn tươi của tổ hợp lai MH8 được đánh giá cảm quan thể hiện như sau: chỉ tiêu độ ngọt đạt mức điểm từ 2,0 đến 2,3 ở cả 2 vụ nghiên cứu, độ ngọt tốt nhất (điểm 2,0) ở mức phân bón P3 và P4 trong vụ Xuân 2016 và mức phân bón P2, P3 và P4 trong vụ Thu Đơng 2016, điểm 2,3 ở mức phân bón P1 trong vụ Xuân 2016 và mức phân bón P1 và P5 trong vụ Thu Đông 2016; chỉ tiêu độ dẻo đạt mức điểm từ 2,1 (mức phân bón P2) đến 2,3 (mức phân bón P1 và P5) và từ 2,0 (mức phân bón P1 và P3) đến 2,3 (mức phân bón P5) trong vụ Thu Đông 2016. Chỉ tiêu vị đậm mức điểm từ 1,8 đến 2,0 ở cả 2 vụ nghiên cứu, vị đậm được đánh giá tốt nhất ở mức phân bón P1 và kém nhất ở mức phân bón P5, ở các mức phân bón cịn lại đều đạt điểm 2,0. Hương thơm được đánh giá từ điểm 2,0 đến 2,4, hương thơm nhất ở mức phân bón P2 và kém nhất ở mức phân bón P3 và P5.
Ở mức mật độ 5,7 vạn cây/ha một số chỉ tiêu chất lượng như độ ngọt (điểm từ 2,0-2,2 trong vụ Xuân 2016 và từ 2,0-2,3 trong vụ Thu Đông 2016), độ dẻo (điểm từ 2,0-2,3 trong cả 2 vụ nghiên cứu), vị đậm (điểm từ 1,8-2,0 trong vụ Xuân 2016 và từ 1,5-2,0 trong vụ Thu Đông 2016) và hương thơm (điểm từ 2,0-2,4 trong vụ Xuân 2016 và từ 2,0-2,3 trong vụ Thu Đông 2016). Tổ hợp lai MH8 khi được trồng ở mật độ 5,7 vạn cây/ha biểu hiện 2 chỉ tiêu độ ngọt và dẻo kém hơn so với các mức mật độ khác ở mức phân bón P1, P2, P4 và P5, tuy nhiên 2 chỉ tiêu này thể hiện tốt nhất ở mức phân bón P3 với mức điểm 1,6-2,0, hương thơm tốt nhất ở mức P2 và P3, kém nhất ở mức P5. Nhìn chung, với mật độ 5,7 vạn cây/ha, tổ hợp lai MH8 phù hợp với mức phân bón P3 cho chất lượng ăn tươi tốt nhất.
Ở mức mật độ 6,6 vạn cây/ha, tổ hợp lai MH8 được đánh giá về độ ngọt điểm từ 1,8-2,3 trong cả 2 vụ nghiên cứu, độ ngọt tốt nhất ở mức phân bón P2 và P3 (điểm 1,8-2,0) và kém nhất ở mức phân bón P5 (điểm 2,3). Độ dẻo được đánh giá cho điểm từ 2,0-2,4 trong vụ Xuân 2016 và từ 2,0-2,3 trong vụ Thu Đông 2016, độ dẻo tốt nhất ở mức phân bón P3 và P4 (điểm 2,0-2,1) và kém nhất ở mức phân bón P1 (điểm 2,3-2,4). Chỉ tiêu vị đậm được đánh giá tương đương nhau ở các mức bón phân khác nhau, đều đạt mức điểm 2,0. Khi được trồng với mật độ này, tổ hợp lai MH8 có hương thơm đạt mức điểm từ 1,8-2,2 trong vụ Xuân 2016 và từ 2,0-2,3 trong vụ Thu Đơng 2016, hương thơm tốt nhất ở mức phân bón P3. Như vậy, tổ hợp MH8 trồng với mật độ 6,6 vạn cây/ha sẽ phù hợp với mức bón phân P3 cho chất lượng ăn tươi tốt nhất.
Ở mức mật độ 7,1 vạn cây/ha, tổ hợp lai MH8 được đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng ăn tươi, biểu hiện cụ thể ở một số chỉ tiêu như sau: độ ngọt của tổ hợp lai dao động từ mức điểm 1,8-2,4 trong vụ Xuân 2016 và từ 1,6-2,3 trong vụ Thu Đông 2016, độ ngọt tốt nhất ở mức phân bón P4 (điểm 1,6-1,8). Độ dẻo đạt mức điểm từ 2,0-2,5 trong vụ Xuân 2016 và từ 2,0-2,4 trong vụ Thu Đông 2016, độ dẻo tốt nhất ở mức phân bón P4 và P5 (điểm 2,0-2,1). Tổ hợp lai MH8 khi được trồng ở mật độ 7,1 vạn cây/ha biểu hiện 2 chỉ tiêu độ ngọt và dẻo kém hơn so với các mức mật độ khác ở mức phân bón P1, P2, P3 và P5, tuy nhiên 2 chỉ tiêu này thể hiện tốt nhất ở mức phân bón P4 với mức điểm 1,6-2,0. Chỉ tiêu vị đậm dao động từ mức điểm 1,8 đến 2,3 trong cả 2 vụ nghiên cứu, tốt nhất ở mức phân bón P4 (điểm 1,8-2,0). Chỉ tiêu hương thơm bắp luộc dao động từ 2,0-2,3
trong vụ Xuân 2016 và từ 2,0-2,2 trong vụ Thu Đông 2016, tốt nhất ở mức phân bón P3 và P4 (điểm 2,0-2,1). Như vậy, ở mức mật độ 6,6 vạn cây/ha, tổ hơp lai ngơ nếp MH8 có chất lượng ăn tươi tốt nhất ở mức phân bón P3.
Ở mức mật độ 8,3 vạn cây/ha, khi so sánh với các mức mật độ khác cho thấy, khi tổ hợp lai MH8 trồng với mật độ dày nhất (8,3 vạn cây/ha) thì chất lượng ăn tươi là kém nhất, biểu hiện ở một số chỉ tiêu chất lượng đánh giá cảm quan như sau: độ ngọt (điểm 2,0-2,3), độ dẻo (điểm 2,0-2,4), vị đậm (điểm 2,0) và hương thơm (điểm 2,0-2,3) trong cả 2 vụ nghiên cứu.
Như vậy, chất lượng ăn tươi của tổ hợp lai ngô nếp MH8 được đánh giá tốt nhất ở công thức phân bón, mật độ P3M2 với các chỉ tiêu chất lượng đánh giá cảm quan như độ ngọt điểm từ 1,6-1,8, độ dẻo từ điểm 2,0, vị đậm điểm từ 1,8- 2,0, hương thơm điểm 2,0.
Một số chỉ tiêu chất lượng hình thái là màu sắc thân lá, màu sắc hạt bắp luộc và dạng hạt là các đặc điểm đặc trưng cho tổ hợp lai, không chịu ảnh hưởng của các mức mật độ và phân bón khác nhau.
Màu sắc thân lá thể hiện số lượng của diệp lục, tiểu cơ quan đóng vai trị quan trọng, là một bộ máy sản xuất, tổng hợp chất khô cho cây, màu sắc lá phản ánh sát thực hơn về năng suất. Ngồi ra màu sắc thân cịn mang đặc tính riêng biệt của các vật liệu nghiên cứu. Lá là cơ quan quang hợp, tích lũy chất hữu cơ, tạo năng suất. Màu sắc thân, lá cho chúng ta biết được sức sinh trưởng và khả năng tổng hợp các chất thông qua quang hợp. Ngồi ra màu sắc lá cịn phản ánh các triệu chứng như thiếu dinh dưỡng, sâu bệnh hại ở trên cây ngô. Kết quả đánh giá cho thấy, tổ hợp lai MH8 có thân màu xanh, phần phiến lá màu xanh đậm, phần cuối của bẹ lá ơm lấy thân cây có mang một chút sắc tím. Tổ hợp MH8 có độ tàn lá chậm, cứng cây, thân lá gọn có thể phù hợp cho trồng với mật độ cao.
Màu sắc hạt và dạng hạt là tính trạng chất lượng phụ thuộc vào các yếu tố di truyền của giống, có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường, mang ý nghĩa cảm quan khi đưa giống ra thị trường, bên cạnh đó màu sắc hạt cũng phản ánh độ thuần của giống trong q trình thụ phấn. Chính vì thế thơng qua màu sắc hạt ta có thể đánh giá được độ thuần về mặt di truyền. Tổ hợp lai MH8 có hạt dạng bán đá và sau khi luộc chín hạt có màu trắng đục, phù hợp với các giống ngô nếp đang phổ biến trên thị trưởng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ngô nếp ăn tươi.
`
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến một số chỉ tiêu chất lượng của tổ hợp lai ngô nếp MH8 trong vụ Xuân và Thu Đông 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội
Công thức
Màu sắc thân lá Màu sắc bắp luộc Dạng hạt Độ ngọt (điểm) Độ dẻo (điểm) Vị đậm (điểm) Hương thơm X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 X16 TĐ16 P1M1 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,2 2,0 2,3 2,0 1,8 1,8 2,2 2,2 P1M2 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,2 2,0 2,0 2,0 1,8 1,5 2,0 2,0 P1M3 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,3 2,0 2,4 2,1 2,0 2,0 2,2 2,2 P1M4 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,4 2,2 2,5 2,3 2,0 2,0 2,3 2,2 P1M5 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,3 2,2 2,4 2,3 2,0 2,0 2,3 2,2 P2M1 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,1 2,1 2,0 2,0 2,0 2,0 P2M2 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 P2M3 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,2 2,0 P2M4 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,4 2,3 2,3 2,2 2,3 2,3 2,3 2,2 P2M5 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,2 2,1 2,3 2,1 2,0 2,0 2,3 2,2 P3M1 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,2 2,2 2,0 2,0 2,1 2,1 P3M2 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 P3M3 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,0 2,1 2,0 2,0 2,2 2,2 P3M4 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,1 2,0 2,1 2,1 2,0 2,0 2,1 2,1 P3M5 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,1 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 P4M1 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,2 2,0 2,0 2,0 2,2 2,2
` P4M2 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,2 2,0 2,0 2,0 2,1 2,1 P4M3 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,1 2,0 2,1 2,0 2,0 2,0 2,1 2,1 P4M4 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 1,8 2,0 2,0 2,0 1,8 2,0 2,0 2,0 P4M5 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,4 2,2 2,0 2,1 2,0 2,0 2,0 2,0 P5M1 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,1 2,2 2,1 2,2 2,3 2,4 2,4 P5M2 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,2 2,3 2,3 2,3 2,0 2,0 2,2 2,3 P5M3 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,1 2,0 2,2 2,0 2,0 1,8 2,3 P5M4 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,0 2,0 2,1 2,0 2,0 2,0 2,0 2,2 P5M5 X X TĐ TĐ BĐ BĐ 2,4 2,3 2,2 2,2 2,1 2,0 2,0 2,2