Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý đất công ở một số địa phương của nước ta
2.2.2.1. Kinh nghiệm QLNN về đất đai quận Lê Chân - Hải Phòng
Đối với vụ việc cấp đất sai thẩm quyền, chia chác đất đai tại quận Lê Chân là một huyện mới chuyển thành quận, đang trong giai đoạn đô thị hoá mạnh. Công tác QLNN về đất đai bị buông lỏng trong nhiều năm. Vụ việc CQQ
tự ý chia chác đất đai cho những người quen, người thân mới đây bị phát hiện. Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành cho biết: Hải Phòng bước đầu đã quyết định thu hồi 148 lô đất của 146 hộ trong số 868 hộ được cấp đất tại đây, trong đó có 9 người tự giác trả lại 11 lô (có 1 trường hợp trả 2 lô); 7 lô của các trường hợp không có hộ khẩu tại Hải Phòng và 130 lô của các trường hợp không thực hiện kê khai theo quy định của thành phố. Đối chiếu với tiêu chuẩn được giao đất làm nhà ở do UBND thành phố ban hành, hiện vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo các sở, ngành, địa phương không thuộc diện được cấp đất tại đây sẽ buộc xử lý thu hồi lại đất sau khi thẩm định từng trường hợp (kể cả trường hợp nhượng quyền SDĐ trước đó). Được biết, quỹ đất thu hồi này sẽ được thành phố Hải Phòng quản lý, sử dụng đúng mục đích hoặc đấu giá quyền sử dụng, góp phần mang lại nguồn thu cho ngân sách thành phố. Mặt khác, thành phố còn quyết định thu hồi 1, 278 tỷ đồng quyết toán sai trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án, nộp vào ngân sách nhà nước. Cùng với việc khẩn trương rà soát, thực hiện các giải pháp thu hồi lại diện tích đất giao không đúng đối tượng, Hải Phòng còn kiên quyết xử lý kỷ luật một số cán bộ mắc sai phạm. Đồng thời, thành phố tập trung chỉ đạo kiểm điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án cấp đất làm nhà ở tại Quán Nam (quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) có nhiều sai phạm, như: Phá vỡ quy hoạch, giao đất sai đối tượng, xác định sai chủ đầu tư, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục xây dựng cơ bản và chế độ báo cáo..., gây dư luận xấu trong nhân dân (Quốc Hội, 1992).
2.2.2.2. Kinh nghiệm QLNN về đất đai quận Cầu Giấy- Hà Nội
Quận Cầu Giấy lại được thành lập tháng 9/1997, (sau quận Tây Hồ hơn một năm) có tổng diện tích tự nhiên là 1.204 ha, dân số khoảng 185.000 người, dân cư hàng năm luôn biến động theo chiều hướng gia tăng từ 10- 12%, là quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, nên dự án đầu tư xây dựng rất lớn... do vậy hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, không đáp ứng kịp nhu cầu... Dù vậy, công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng và QLĐĐ theo quy hoạch và KHSDĐ được triển khai khá hiệu quả. Quận cũng đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn hướng dẫn, phổ biến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, 7 tháng đầu năm 2007, quận đã cấp được 669 giấy phép xây dựng (163.266 m2 sàn), tăng tỷ lệ kiểm soát công trình đạt 85%, công tác quản lý thu hồi đất, cấp giấy CNQSDĐ, GPMB, đấu giá cũng tích cực được triển khai
thực hiện. Đặc biệt, quận đã triển khai rất tốt công tác đấu giá quyền SDĐ, chỉ tính 7 tháng đầu năm 2007, đã tổ chức được 2 đợt đấu giá quyền SDĐ, với tổng diện tích 0,93 ha thu được 294 tỷ đồng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng, trong thời gian qua cũng được chú trọng, nên đã góp phần tạo gương mặt mới cho quận (Võ Khối và Minh Thuận, 2007).
2.2.2.3. Kinh nghiệm QLNN về đất đai quận Ba Đình và Đống Đa- Hà Nội
Trong lĩnh vực giao thông Hà Nội (trên địa bàn quận Ba Đình và Đống Đa là quận nội thành cũ), do quy hoạch và quản lý thiếu tính đồng bộ nên chi phí đền bù lớn hơn nhiều so chi phí làm đường. Chi phí làm đường cao tốc trên thế giới trung bình cho 1km khoảng 1,1- 1,5 triệu USD/km. Trong khi đó đoạn đường Liễu giai nối Đội Cấn dài chưa đến 1km hết 90 tỷ VND (khoảng 5 triệu USD/km) gấp 5 lần so với chi phí trung bình trên thế giới. Chi phí trung bình đoạn đường Đào Tấn đến Bưởi cũng đắt tương đương. Đặc biệt, đoạn đường Trần duy Hưng- Khuất Duy Tiến đến Nguyễn Trãi dài 6,3 km chi phí hết 1,300 tỷ VNĐ nghĩa là 1km hết 206 tỷ VNĐ (xấp xỉ 14 triệu USD/km), đắt gấp 10 lần so với thế giới. Gần đây nhất đoạn đường sắp thi công kéo dài từ Trung Tự đến Ô Chơ Dừa dài khoảng 1.082 m được dư tính chi hết 750 tỷ VNĐ (hơn 46 triệu USD/km) (Đoàn Loan, 2006).