Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý đất công trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất công trên địa bàn trên địa bàn

4.2.2. Các yếu tố chủ quan

a. Trình độ và năng lực của cán bộ quản lý

Quản lý đất công chưa có đề án kế hoạch quản lý tổng thể trong đó nêu rõ mục tiêu, phương tiện quản lý, hệ thống đo lường kết quả quản lý cũng như các tác nhân tham gia quản lý. Những thiếu sót này gây khó khăn cho thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Do vậy, quản lý dễ rơi vào tình trạng thụ động, chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên liên tục trong quản lý hoặc có thì cũng khó chính xác vì thiếu cơ sở khoa học. Tư tưởng chậm đổi mới, có Luật nhưng còn chờ Nghị định, có Nghị định lại chờ Thông tư, Quyết định hướng dẫn của các Bộ ngành, thành phố, nên triển khai Luật chậm. Tâm lý, đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, ngại đổi mới, ngại va chạm, tư duy

nhiệm kỳ vẫn còn nặng nề trong đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn. Nhiều nội dung của Luật chưa được thực hiện nghiêm túc, nặng hình thức. Cải cách hành chính tiến hành chậm, chưa xác định được các khâu then chốt nhằm để có được những biện pháp đột phá.

Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, một bộ phận cán bộ công chức năng lực, trách nhiệm chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng khó thay thế. Cơ quan quản lý huyện, xã chưa thực sự quyết liệt trong quản lý và xử lý cán bộ vi phạm trong việc quản lý đất công. Công tác tuyển dụng, thủ tục đề bạt, khen thưởng và xử lý kỷ luật, hiệu quả chưa cao, phức tạp và không dựa trên các tiêu chí rõ để mọi người được biết, phấn đấu và kiểm tra đánh giá. Chế độ lương thưởng chưa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc. Công tác thanh tra kiểm tra chưa cụ thể sâu sát và thường xuyên, những yếu kém phát hiện ra cũng chậm được khắc phục. Các vi phạm thường không do cơ sở, cấp quản lý cán bộ, các cơ quan thanh tra, công an của huyện phát hiện mà lại do báo chí và phản ánh của nhân dân.

b. Công tác tuyên tuyền phổ biến pháp luật

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức như Mặt trận tổ quốc, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên... cũng như đông đảo quần chúng nhân dân, DN tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch QLĐĐ và giám sát thực hiện QLNN về đất đai. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hình thức, công khai quy hoạch, lấy ý kiến đóng góp của người dân, DN còn mang tính hình thức.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ về công tác tuyên truyền

ĐVT: % Chỉ tiêu Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

Công tác tuyển truyền về quy hoạch

đất công 3,23 12,90 45,16 33,87 4,84 Công tác tuyên truyền về văn bản

pháp luật đât công 6,45 20,97 40,32 29,03 3,23 Công tác tuyên truyền về quản lý và

sử dụng đất công 4,84 19,35 48,39 22,58 4,84 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Qua khảo sát cán bộ huyện và xã về công tác tuyên truyền các nội dung cho thấy, hầy hết đang đánh giá ở mức trung bình. Công tác tuyên truyền về quy hoạch cán bộ đánh giá 45,16% trung bình, 33,87% theo mức tốt, bên cạnh đó có hơn 16% số cán bộ đánh giá công tác tuyển truyền quy hoạch đất công ở mức kém và rất kém. Sau khi tuyên truyền về quy hoạch, huyện tuyên truyền cho người dân về văn bản pháp luật đất đai nói chung và đất công nói riêng, hơn 31% số cán bộ đánh giá ở mức tốt và rất tốt, tuy vậy còn hơn 27% số cán bộ đánh giá công tác này vẫn đang ở mức kém và rất kém. Đối với công tác tuyên truyền về quản lý và sử dụng đất công còn chưa tốt chiếm hơn 23%. Nguyên nhân vẫn còn nhiều cán bộ đánh giá công tác tuyển truyền chưa tốt là do nội dung văn bản dài, cách truyền đạt đến người dân vẫn chỉ mang tính chất hình thức. Một số cán địa phương chưa thực sự công khai minh bạch hết cách quy hoạch mà huyện đưa ra cho toàn dân biết rộng rãi, nếu có chỉ thu hẹp khó có thể mọi người dân đều tiếp cận được thông tin.

c. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý

Vai trò giám sát của HĐND huyện, Mặt trận tổ quốc huyện còn chưa tốt, tình trạng không tuân thủ pháp luật thể hiện trong việc nhiều năm để thiếu quy hoạch, KHSDĐ chi tiết cấp xã, chưa thực hiện được việc cắm mốc các khu vực quy hoạch, phân công trách nhiệm trong quản lý các khu vực quy hoạch, xử lý vi phạm đất công. Sự phối hợp giữa các đơn vị trong huyện chưa tốt, tình trạng họp và bàn nhiều nhưng làm ít. Trong quản lý hiện nay, nếu quan sát có thể thấy: những gì không muốn thực hiện thì người ta đưa ra họp và bàn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Do vậy, cần phải tiếp tục xem xét nghiên cứu vấn đề, kết quả là điều không muốn làm sẽ không được thực hiện.

d. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý

Trong quản lý thiếu những nghiên cứu phát triển, khả năng nghiên cứu, tự đổi mới và áp dụng công nghệ tin học trong quản lý đất công của huyện còn ở mức thấp. Mặc dù huyện Gia Lâm đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ (Local area net work- Lan), kết nối internet và xây dựng Website nhưng thiếu người có trách nhiệm, năng lực quản lý (Web master) nên nội dung Website còn nghèo nàn, thông tin thiếu và không được cập nhật, có những nội dung đã lạc hậu mà không được điều chỉnh nên dễ gây phản tác dụng. Hệ thống hồ sơ, bản đồ địa chính chưa được mã hoá để quản lý bằng tin học mà vẫn quản lý bằng thủ công. Trong nhiều năm quản lý đất công của huyện không có đầu tư nghiên cứu bằng các

công trình, các đề tài khoa học, cũng như đánh giá tổng kết kinh nghiệm quản lý có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học. Đây là sự lãng phí chất xám do thiếu tổ chức liên kết hỗ trợ với các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức tư vấn đóng trên địa bàn với nhà quản lý.

e. Công tác thống kê, kiểm kê còn hạn chế

Công tác thu thập số liệu, tài liệu liên quan như các quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các biến động đất công … Các tài liệu thu thập đã được đánh giá, tổng hợp nhưng vẫn còn tình trạng số liệu không thống nhất, chồng chéo.

Công tác xác định phạm vi kiểm kê, vị trí, hình dạng các thửa đất tại thực địa; xác minh loại đất sử dụng và đối tượng sử dụng đất..., quá trình đo vẽ các thửa đất từ thực địa lên bản đồ nền (bản số), tính diện tích thửa đất… Cần phải xác định rõ đơn vị hành chính lấy cấp xã là cơ bản trước khi tiến hành điều tra (rà soát đường địa giới hành chính để phát hiện và xử lý các trường hợp tranh chấp, chồng, hở đường địa giới) từ đó có phương án thực hiện cho phù hợp.

Qua khảo sát các cán bộ thực hiện quản lý và cũng như cán bộ thống kê, kiểm kê đất công trên địa bàn huyện Gia Lâm về kế hoạch triển khai, phương pháp áp dụng, tổ chức thực hiện, công tác tổng hợp, công tác phân tích đánh giá về quá tình thực hiện công tác thống kê và kiểm kê đất công. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.16.

Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ về tính phù hợp trong công tác thống kê, kiểm kê đất công

ĐVT: % ý kiến

Chỉ tiêu Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

1. Kế hoạch triển khai 3,23 12,90 56,45 24,19 3,23 2. Phương pháp áp dụng 8,06 22,58 43,55 25,81 0,00 3. Tổ chức thực hiện 6,45 24,19 51,61 17,74 0,00 4. Công tác tổng hợp 1,61 9,68 25,81 56,45 6,45 5. Công tác đánh giá 3,23 8,06 45,16 38,71 4,84

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Qua bảng 4.16 cho thấy, từ kế hoạch triển khai đã chưa được tốt, có hơn 16% số cán bộ đánh giá về công tác lên kế hoạch triển khai thống kế, kiểm kê đất

công là chưa tốt, có 56,45% số ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Đối với phương pháp áp dụng trong việc thống kê và kiểm kê hiện nay tuy đã hiện đại hơn trước nhưng vẫn còn những bất cập, những khó khăn chính vì vậy có tới hơn 30% số ý kiến của cán bộ còn đánh giá phương pháp áp dụng chưa hợp lý, cần thay đổi và trang thiết bị cho người đi làm công tác thông kê, kiêm kê những máy móc hiện đại hơn, chính xác hơn. Đặc biệt trong công tác tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai nói chung và đất công nói riêng trên địa bàn huyện có gần 31% số cán bộ khảo sát đánh giá còn kém và rất kém. Công tác tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, còn nhiều cán bộ thực hiện công tác nhưng chưa nắm vững về phướng pháp thực hiện, chưa nắm rõ về luật để giải thích cho người đang sử dụng đất công hiểu rõ nên công tác thực hiện kiểm kê còn khó khăn, tốn nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý đất công trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)