Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất công trên địa bàn trên địa bàn
4.2.1. Các yếu tố khách quan
a. Hệ thống pháp luật về đất công
Hệ thống pháp luật đất công chưa thực sự hoàn chỉnh, không rõ ràng và còn phức tạp. Có hiện tượng thừa và thiếu đối với văn bản QLNN về đất công. Do một số luật còn thiếu như: Luật quy hoạch đất đai... nên phải ban hành nhiều văn bản dưới luật, tạo sự khó kiểm soát và thực hiện. Tình trạng cùng một phạm vi điều chỉnh nhưng được thể hiện không giống nhau trong các văn bản khác nhau. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đất đai, làm giảm tác dụng của Luật. Tình trạng căn cứ trong thực thi nhiệm vụ quản lý giữa các Bộ, UBND thành phố, huyện vẫn còn thiếu sự liên kết gắn bó trong quản lý.
Qua khảo sát cán bộ phụ trách quản lý đất công trên địa bàn huyện và xã về hệ thống văn bản chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng 4.14).
Bảng 4.14. Đánh giá của các cán bộ quản lý đất công về hệ thống văn bản
Đơn vị tính: %
Đánh giá văn bản Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt
Đánh giá về tính phù hợp của văn
bản 0,00 3,85 23,08 53,85 19,23 Đánh giá về tính cập nhật của văn
bản 3,85 11,54 32,69 48,08 3,85 Đánh giá về sự đầy đủ của hệ
thống văn bản, pháp luật 0,00 1,92 23,08 40,38 34,62 Đánh giá về sự rõ rang, dễ hiểu
cửa văn bản 1,92 7,69 30,77 46,15 13,46 Đánh giá về quá trình triển khai
văn bản 5,77 21,15 40,38 30,77 1,92 Đánh giá về quá trình thực hiện
văn bản 7,69 25,00 38,46 28,85 0,00 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)
b. Sự phân cấp và trách nhiệm của các cơ quan
Sự phân cấp, giữa thành phố, huyện và xã chưa rõ ràng còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm, tạo sự đùn đẩy trách nhiệm. Các cơ quan thành phố còn ôm đồm nhiều việc, chưa mạnh dạn phân cấp cho huyện cũng như tạo điều kiện về nhân lực vật lực để cấp huyện có thể hoành thành nhiệm vụ. Quyền hạn của huyện có hạn, nhiều khó khăn vướng mắc được tìm ra, báo cáo kiến nghị nhưng do có "độ trễ" trong quản lý từ khâu báo cáo đến khâu ra quyết định điều chỉnh còn lớn nên ảnh hưởng đến kết quả quản lý. Sự kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc của các cơ quan cấp trên như thành phố, Bộ TN & MT trong thực thi pháp luật chưa thường xuyên, chặt chẽ, nghiêm túc.
c. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính còn rườm rà, QLNN về đất công luôn đi kèm là các vấn đề qui hoạch sử dụng đất, quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, gia hạn SDĐ, quyết định xử phạt hành chính, giải quyết tranh chấp..., cơ chế giám sát nhằm bảo đảm các quyết định này phải đúng thẩm quyền, phù hợp quy hoạch, đúng mục đích sử dụng, đúng đối tượng SDĐ, các quy định về môi trường, về giá cả còn thiếu chặt chẽ dễ tạo điều kiện cho
tham nhũng hoặc lãng phí. Hậu quả là quyền lợi từ đất đai được phân chia trái pháp luật, gây thất thoát cho Nhà nước, tạo lợi ích cho người ra quyết định và những người thân quen được hưởng lợi từ các quyết định hành chính này.
d. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
Trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý cấp trên còn thiếu và yếu, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính còn buông lỏng. Thiếu hệ thống quy phạm, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, cơ chế phối hợp theo chiều dọc và ngang một cách khoa học, gây khó khăn cho thanh tra, kiểm tra cũng như độ chính xác trong các kết luận thanh tra cần có. Tình trạng "trên" bảo "dưới" không nghe hoặc "dưới" báo cáo "trên" lờ đi. Mặc dù, người dân còn kêu ca phàn nàn nhiều nhưng công tác này nhiều năm chưa chuyển biến tích cực, dẫn đến việc người dân, tổ chức thiếu tin tưởng vào khả năng đổi mới của chính quyền.
e. Kinh phí cho công tác quản lý đất công
Kinh phí cho quản lý phát triển, cho việc thực hiện các quy hoạch, KHSDĐ không có kế hoạch giải ngân cụ thể. Chính sách cho phép huyện tự tìm nguồn vốn mới cho quản lý đất công còn chưa rõ ràng. Nguồn từ ngân sách Nhà nước mới dừng ở mức đảm bảo kinh phí cho các hoạt động hành chính và đầu tư nhỏ giọt. Giá đất do cơ quan nhà nước đưa ra chưa sát thực tế, dễ tạo điều kiện cho việc hưởng lợi từ cơ chế xin- cho. Hệ thống thuế hoạt động chưa hiệu quả, chưa thực sự phát huy tính điều tiết của công cụ tài chính trong QLNN đất công.