Hiện tượng kháng thuốc của Salmonella

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định gen kháng thuốc của chủng vi khuẩn salmonella đa kháng thuốc phân lập từ thịt tươi ở một số địa điểm tại hà nội (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Hiện tượng kháng thuốc của Salmonella

2.4.1. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn

a, Khái niệm

Kháng sinh là những hợp chất đặc biệt do vi sinh vật, động vật và thực vật hay do người tổng hợp nên. Có tác dụng tiêu diệt, ức chế vi sinh vật với nồng độ rất thấp mà không gây độc cho người và vật chủ (Bùi Thị Tho, 2003).

Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho loài người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh mà chúng ta có thể kiểm soát được nhiều dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay con người đang sử dụng kháng sinh chưa thật hợp lý, chính điều này đang dẫn nhanh tới tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn.

Kể từ khi xuất hiện một trường hợp kháng thuốc kháng sinh đầu tiên vào năm 1947, vi khuẩn kháng lại kháng sinh đã lan rộng. Sự lan rộng không chỉ về mặt địa lý, mà còn cả về mặt chủng loại vi khuẩn và loại thuốc bị kháng.

Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Nhờ có gen kháng thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và nhờ đó mà chúng có thể tồn tại và tiếp tục gây bệnh (Ventola, 2015).

b, Cách tạo ra gen kháng thuốc

Như trên đã nói, sự kháng thuốc có thể nói rằng về cơ bản do xuất hiện các gen kháng thuốc. Nhưng không phải “tự nhiên” mà vi khuẩn xuất hiện đoạn gen nguy hại này. Theo bác sĩ Yên Lâm Phúc (2011), việc có được gen kháng thuốc là do một trong nhiều cách thức sau đây:

-Thứ nhất là do đột biến, tức là chính thuốc kháng sinh đã làm đột biến hệ vật chất di truyền của vi khuẩn làm cho hệ vật chất này bị biến đổi. Cụ thể ở đây là DNA của vi khuẩn bị biến đổi. Sự biến đổi này theo hướng kháng lại thuốc kháng sinh và gen bị biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc.

Không phải là dễ dàng mà vi khuẩn có được sự đột biến này. Sự đột biến chỉ xảy ra khi thuốc được dùng với liều lượng không quy chuẩn và vi khuẩn có thể sống sót sau đợt điều trị. Những “con” vi khuẩn sống sót này sẽ nhận biết, cảm hoá và biến đổi DNA để chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh, và gen kháng thuốc được tạo thành. Về cơ bản, đây là cách thức chủ yếu tạo ra kháng thuốc. Tuy nhiên, sự đột biến tự thân của vi khuẩn chưa phải là cách chủ đạo gây ra sự kháng thuốc lan nhanh.

-Thứ hai là do sự lai tạo của dòng vi khuẩn động vật với vi khuẩn trên người. Tức là vi khuẩn gây bệnh trên người có được gen kháng thuốc là do tiếp nhận được những gen kháng thuốc từ hệ vi khuẩn trên động vật. Quá trình này diễn ra như sau: Ban đầu, vi khuẩn trên động vật kháng thuốc. Sau đó, vì một lý do nào đó, những vi khuẩn này thâm nhập được vào cơ thể người. Những vi khuẩn bị đột biến này sẽ truyền tải gen kháng thuốc theo cơ chế chuyển gen cho vi khuẩn trên người. Vật mang gen kháng thuốc từ vi khuẩn động vật sang vi khuẩn người là một “bán sinh thể sống” có tên gọi là plasmid. Kết quả là vi khuẩn trên người có khả năng kháng thuốc.

-Thứ ba là có sự chuyển đổi gen kháng thuốc giữa những vi khuẩn trên lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác thông qua những chủ thể người đi du lịch. Ban đầu, những người đi du lịch có những vi khuẩn kháng thuốc. Họ đi sang một quốc gia khác, mang theo luôn cả loại vi khuẩn này. Những vi khuẩn này sẽ truyền gen kháng thuốc cho những vi khuẩn lành ở quốc gia bị tạp nhiễm. Kết quả cuối cùng là tạo ra một dòng vi khuẩn kháng thuốc ở chính quốc gia thứ hai này và từ đó có thể lan ra toàn cầu.

c, Cơ chế

Sự thay đổi này cụ thể là thay đổi trình tự xắp sếp các bazơ nitơ trong phân tử DNA đã dẫn đến hàng loạt các sự kiện khác nhau (Đỗ Trung Cứ, 2003), đó là:

- Làm thành tế bào có khả năng giữ lại chất kháng sinh ở ngoài tế bào vi khuẩn, không cho chúng xâm nhập vào bên trong tế bào.

- Làm tăng cường tổng hợp các men phân huỷ chất kháng sinh, kháng sinh không kịp tác động lên vi khuẩn gây bệnh.

Có 3 phương thức truyền gen kháng thuốc theo chiều ngang: Tải nạp, biến nạp, tiếp hợp.

2.4.2. Hiện tượng kháng thuốc của Salmonella

Salmonella ngày càng trở nên kháng lại nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Trong quá trình liên kết lâu dài với vật chủ, Salmonella có cơ chế tinh vi để điều biến chức năng tế bào chủ. Salmonella đã thu nhận rất nhiều gen liên quan đến tính độc trong quá trình tiến hóa loài, đồng thời các typ này cũng thu nhận các gen kháng kháng sinh từ các loài vi sinh vật khác. Do đó, việc điều trị cho những bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm càng trở nên khó khăn.

Vi khuẩn Salmonella có các gen kháng thuốc nằm trong plasmid, chúng có thể nhân lên và phát tán rộng rãi trong quần thể vi sinh vật.

Theo Gibb et al. (1991) thì có nhiều chủng Salmonella gây bệnh. Theo thống kê năm 2000, trong số 27000 người bị nhiễm khuẩn Salmonella ở châu Âu, có tới 43% người nhiễm chủng vi khuẩn kháng lại với kháng sinh. 20% vi khuẩn kháng lại 1 trong bốn loại kháng sinh thông thường đó là: ampicilin, streptomycin, sulphonamide, tetracylin và 8% chủng kháng lại đồng thời nhiều loại kháng sinh. Số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh tăng dần theo năm. Typ huyết thanh kháng kháng sinh mạnh nhất hiện nay là S. Typhimurium. Từ những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận typ huyết thanh này kháng với bốn loại kháng sinh kể trên và kháng cả với furazolidone gây thiệt hại nhiều cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, một số typ huyết thanh gây bệnh cho người còn kháng trimethoprim, ciprofloxacin, fluoroquinolone. Hầu hết các tính trạng kháng thuốc này đều do gen trong hệ gen qui định.

thí nghiệm có 61.1% chủng mẫn cảm với cả 16 loại thuốc kháng sinh, 15.1% kháng ampicillin, 19.4% kháng SXT, 14.8 % kháng chloramphenicol, 16.6% kháng lại streptomycin.

Theo Bùi Thị Tho (1996), có 44,45% số chủng Salmonella kháng lại chloramphenicol, 44,45 % kháng lại ampicillin, 63,63% kháng lại streptomycin, 72,73% kháng sulfamid.

Nguyên nhân dẫn đến số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh tăng là do con người sử dụng kháng sinh chống khuẩn cho người và cho gia súc gia cầm không hợp lý dẫn đến làm tăng áp lực chọn lọc tự nhiên cho các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh. Các vi khuẩn này lại truyền tính trạng đó sang các chủng vi khuẩn gây bệnh khác trong đó có Salmonella.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định gen kháng thuốc của chủng vi khuẩn salmonella đa kháng thuốc phân lập từ thịt tươi ở một số địa điểm tại hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)