Trong các loại ô nhiễm không khí có lẻ ô nhiễm mùi là vấn đề phức tạp nhất bởi vì mùi là hiện tƣợng mang bản chất vừa vật lý, vừa hoá học và cả sinh học.
a. Đặc điểm của các chất gây mùi:
- Dễ bay hơi
- Dễ bị hấp thụ vào bề mặt nhạy cảm của biểu mô khứu giác.
- Thông thƣờng không có mặt trong vùng biểu mô khứu giác. Điều này có nghĩa là các biểu mô khứu giác không thƣờng xuyên tiếp xúc với chất có mùi, để khi phân tử của chất ấy thâm nhập vào mũi là biểu mô khứu giác có những thay đổi một các tƣơng ứng và chính sự thay đổi đó gây ra sự cảm nhận mùi. Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận rằng mùi không những phụ thuộc vào cấu trúc phân tử của vật chất mà còn phụ thuộc vào sự thu nhận mùi của tế bào khứu giác cửa từng cá nhân con ngƣời. Điều đó giải thích đƣợc thái độ, mức độ phản ứng nhiều lúc rất khác nhau của từng cá nhân đối với một loại chất có mùi cụ thể nào đó ứng với một nồng độ nhất định nào đó của nó trong không khí.
- Một số nguyên tắc chính mà Moncrieff đã xác định đƣợc về mối quan hệ giữa thành phần hoá học, cấu trúc phân tử của chất có mùi với mùi của nó:
- Mùi mạnh luôn gắn liền với tính chất dễ bay hơi và hoạt tính hoá học cũng nhƣ độ không bão hoà của chất có mùi.
- Yếu tố chính tạo ra mùi là cấu trúc phân tử của vật chất.
- Các chất có cấu trúc mạch vòng thì số lƣợng mạch vòng xác định mùi của chúng:
Số vòng 5 ÷ 6: Mùi thơm gắt của hạnh đào. Số vòng 6 ÷ 9: Mùi thay đổi.
Số vòng 9 ÷ 12: Mùi long não hoặc mùi bạc hà. Số vòng 13: Mùi gỗ mục hoặc xác thối
Số vòng 14 ÷ 16: Mùi xạ hƣơng và mùi đào Số vòng 17 ÷ 18: Mùi xạ hƣơng mạnh
Số vòng lớn hơn 18: Mùi rất mờ nhạt hoặc không mùi.
b. Kỹ thuật đo mùi:
Cơ quan khứu giác của con ngƣới với sự trợ giúp của các thiết bị chuyện dùng thích hợp đƣợc hoạt động theo một qui trình nhất định là cơ sở để đánh giá mùi phát ra từ một chất có mùi nào đó. Thông thƣờng việc đánh giá mùi đƣợc tiến hành bởi một nhóm chuyên gia gồm 2 ÷15 ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi họ tiếp xúc với chất có mùi ở nồng độ nhất định điều chỉnh trong không khí.
- Nồng độ nhận biết của chất có mùi trong không khí: giới hạn thấp nhất của nồng độ chất có mùi trong không khí mà mũi ngƣời ta có thể nhận biết sự hiện diện của nó trong môi trƣờng xung quanh.
- Xác định loại và cƣờng độ mạnh yếu của mùi trong không khí
Thông số thứ nhất chủ yếu liên quan đến mùi của một chất duy nhất (đơn giản, không pha trộn), còn thông số thứ hai có thể là mùi của nhiều chất có mùi cùng toả ra và gây cảm giác nhƣ mùi của một chất duy nhất.
Có bốn đặc điểm của cảm nhận khứu giác đƣợc áp dụng để xác định mùi đó là: Cƣờng độ mùi: độ mạnh yếu của phản xạ khứu giác.
Độ lan toả của mùi: sự thay đổi cƣờng độ mùi.
Chất lƣợng mùi: tƣơng tự nhƣ cảm giác mùi, bản chất hoá học, đặc tính của chất có mùi, thể loại mùi.
Thái độ, ý kiến tiếp nhận: mức độ ƣa thích hoặc không ƣa thích, dễ chịu hoặc khó chịuđối với mùi nào đó.
Tổng hợp các đặc điểm trên, cảm nhận khứu giác có thể đƣợc đánh giá theo thang điểmmang tính chất chủ quan tƣơng đối do một nhóm các chuyên gia ngửi mùi cho điểm. có nhiều loại thang điểm khác nhau, bảng trình bày dƣới đây là một loại thang điểm từ điểm 0 đến điểm 4 ứng với 6 mức cảm giác mùi khác nhau từ thấp đến cao:
Mức cƣờng độ mùi P Cảm giác khứu giác 0 ½ 1 2 3 4 Không nhận biết Ngƣỡng nhận biết (nhận biết rất mờ nhạt) Nhận biết mờ nhạt Nhận biết dễ dàng Mùi mạnh
Không chịu đựng nổi
Mức độ cƣờng độ mùi của một chất nào đó tƣơng ứng với một trị số nồng độ nhất địnhcủa nó trong không khí tính theo ppm hoặc mg/m3.
Để xác định mức cƣờng độ mùi và nồng độ tƣơng ứng của chất có mùi, ngƣới ta chế tạo ra nhiều loại dụng cụ đo khác nhau.
Nồng độ nhận biết của mùi có thể thay đổi từ 30 ÷50% đối với những ngƣời quan sát khác nhau, do đó cần tiến hành đo mùi bởi một nhóm nhiều chuyên gia quan sát lặp đi lặp lại nhiều lần và lấy kết quả trung bình.
Thời gian tiếp xúc cũng làm thay đổi cảm giác mùi. Thông thƣờng từ một nơi trong làm bƣớc vào phòng kín hoặc khu vực sản xuất ta cảm thấy có một cái mùi lạ nào đó nhƣng sau một thời gian ngắn ta không còn cảm nhận đƣợc mùi đó nữa. Đó là do khứu giác của ta đã không nhạy cảm với mùi đó nửa, hay nói cách khác là ta quen mùi.
Nhiệt độ và độ ẩm của không khí xung quanh cũng làm ảnh hƣởng đến khả năng nhận biết mùi của khứu giác. Nhiệt độ tăng thì làm cho cảm giác về mùi cũng tăng.
c. Các phương pháp xử lý ô nhiễm mùi:
Có hai hƣớng chính để giải quyết vấn đề ô nhiễm mùi:
- Một là: giảm thiểu nồng độ phát thải chất có mùi để cho mùi của nó bớt đậm đặc và do đó ít gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng xung quanh. Mùi đƣợc xử lý bằng cách giảm thiểu lƣợng phát thải từ nguồn, pha loãng khí có mùi bằng quá trình khuếch tán trong khí quyển, khử chất có mùi trong khí thải bằng hấp thụ, hấp phụ, oxy hoá, sinh học hoặc biến đổi hoá học chất có mùi khó chịu thành chất ít toả mùi hơn.
- Hai là: làm thay đổi hoặc nguỵ trang chất lƣợng của mùi để mùi toả ra đƣợc dễ chịu hơn, đƣợc ngƣời dân chấp nhận. Mùi gốc ban đầu đƣợc nguỵ trang bằng cách trộn thêm chất có mùi mạnh hơn nhƣng dễ chịu hơn để át bớt mùi khó chịu của khí thải với điều kiện chất hoà trộn không có phản ứng hoá học với các chất có mặt trong khí thải để tạo thành những hợp chất mới gây phức tạp hơn cho vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.