Thiết bị lọc bụi quán tính

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật xử lý khí thải (Trang 29 - 30)

Nguyên lý cơ bản: làm thay đổi chiều hƣớng chuyển động của dòng khí một cách liên tục, lặp đi lặp lại bằng nhiều loại vật cản có hình dáng khác nhau. Khi dòng khí đổi hƣớng chuyển động thì bụi do có sức quán tính lớn sẽ giữ hƣớng chuyển động ban đầu của mình và va đập vào các vật cản rồi bị giữ lại ở đó hoặc mất động năng và rơi xuống đáy thiết bị.

1. Thiết bị lọc quán tính Venturi:

Khi dòng chảy bị thu hẹp tiết diện thì bụi sẽ bị ép sát vào thành vật cản và lọt vào các khe 2 để rơi vào bẩy bụi 3. tại đây dòng khí sẽ bị hất ngƣợc trở lên rồi thoát ra ngoài, còn bụi trong bẫy 3 thì rơi xuống phễu chứa bụi của thiết bị.

2. Thiết bị lọc bụi kiểu màn chắn uốn cong:

Dòng khí đi qua khe hở giữa các tấm chắn của dãy trƣớc sẽ bị chặn lại bởi các tấm chắn của dãy đứng sau và do đ1o nó sẽ thay đổi hƣớng chuyển động theo các gờ hình vòng cung của tấm chắn để đi tiếp đến các dãy tấm chắn tiếp theo. Trong quá trình thay đổi hƣớng chuyển động, bụi sẽ bị giữ lại trong lòng máng và rơi xuống phễu chứa bụi của thiết bị. tổn thất cột áp của dòng khí đi qua thiết bị vào khoảng 10 ÷25Pa.

Xả bụi Khí đã đƣợc lọc bụi Khí mang bụi Tấm lá sách

Hình 2.6: Thiết bị lọc bụi quá tính kiểu lá sách

3. Thiết bị lọc quán tính kiểu lá sách:

Trong thiết bị này có đặt các tấm chắn song song nhau và chéo góc với hƣớng chuyển động ban đầu của dòng khí. Nhờ sự thay đổi hƣớng chuyển động của dòng khí một cách đột ngột, bụi sẽ dồn lại ở ống thoát và đƣợc xả vào thùng chứa cùng với khoảng 10% lƣu lƣợng khí thải.

Ƣu điểm nổi bật của loại thiết bị này là tổn thất áp suất rất nhỏ.

Loại thiết bị này thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một cấp lọc thô đặt trƣớc cấp lọc tinh khác nhƣ xiclon, lọc túi vải v.v..

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật xử lý khí thải (Trang 29 - 30)