Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 55 - 68)

STT Tài sản, trang thiết

bị ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ 1 Đất m2 1890 1890 1890 100,00 100,00 100,00 2 Nhà, vật kiến trúc Trụ sở 7 7 8 100,00 114,29 106,90 3 Máy móc, thiết bị Bộ 45 48 54 106,67 112,50 109,54 4 Máy vi tính Bộ 27 29 35 107,40 120,70 114,05 5 Photocoppy chiếc 2 3 3 150,00 100,00 122,47 6 Thiết bị đọc mã vạch 2 chiều chiếc 2 3 3 150,00 100,00 122,47 7 Thiết bị dụng cụ quản lý khác 51 57 65 111,76 114,04 112,89 Nguồn: Chi cục Thuế huyện Khoái Châu (2017)

Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh do Chi cục thuế huyện Khoái Châu quản lý hoạt động theo mô hình chức năng, với 4 chức năng, mỗi một chức năng đều có quy trình riêng là Quy trình tuyên truyền hỗ trợ, quy trình kê khai và kế toán thuế, quy trình thu nợ và cưỡng chế thuế và quy trình kiểm tra thuế.

- Quy trình tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp - Đội Tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp. Đội tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp là đơn vị tiếp nhận hồ sơ thuế và tiến hành các thủ tục hướng dẫn, trả lời, giải đáp các vướng mắc của DN ngoài quốc doanh trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thuế, phí và lệ phí thông qua các hình thức trả lời tại cơ quan thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục thuế ban hành về việc hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ DN trong thẩm quyền. Đối với những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của chi cục thì hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục và liên hệ với cấp có thẩm quyền để giải quyết.

qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn để phổ biến hướng dẫn chính sách và thủ tục về thuế cho DN ngoài quốc doanh thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp.

Sở đồ 3.2. Mô hình hệ thống quản lý thuế đối với các ngoài quốc doanh ở huyện Khoái Châu

Lưu trữ và thông báo các nội dung hướng dẫn chính sách thuế đã tiến hành cho DN đến các Bộ phận chức năng của Cục nhằm thống nhất các biện pháp thi hành pháp luật về thuế. - Quy trình kê khai kế toán thuế - Đội Kê khai, Kế toán thuế và tin học. Đội Kê khai, kế toán thuế tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của các DN và tiến hành xử lý trong thẩm quyền hoặc chuyển cho các Bộ phận chức năng theo phân công, phân cấp và hoặc theo qui định tại quy trình kê khai thuế.

Theo dõi, xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai của DN; lấy cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện của từng DN nhằm mục đích thu thuế, hoàn thuế và các mục đích khác theo yêu cầu tại hồ sơ thuế của DN và các bộ phận chức năng có liên quan của Chi cục, của ngành.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo chi cục và cơ quan cấp trên theo quy định. Tổng hợp và lưu trữ thông tin về thuế của các DN trong phạm vi phân cấp.

Cơ quan thuế

Tuyên truyền pháp luật Thuế và hỗ trợ NNT Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Thanh tra kiểm tra thuế Kê khai & Kế toán thuế Kho Bạc Người nộp thuế

Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của doanh nghiệp tiến hành các bước theo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh nhằm mục đích quản trị dữ liệu thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (nhưng không tác động vào việc kê khai của người nộp thuế).

- Quy trình thu nợ và cưỡng chế thuế - bộ phận quản lý nợ thuộc đội kê khai – kế toán thuế và tin học..

Bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế là bộ phận nhận hồ sơ pháp lý thuế của các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế. Phân tích dữ liệu, thông tin về tình trạng nợ thuế trên hồ sơ thuế, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế đối với các doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế một cách có hiệu quả.

Tổ chức thực hiện quy trình theo dõi, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, và theo thực tiễn của việc áp dụng cơ chế tự khai nộp trong phạm vi phân cấp, phân quyền.

Giúp lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng như hành lang pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế - mà cụ thể là quyền đôn đốc thu nợ và cưỡng chế về thuế.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo và cơ quan cấp trên theo quy định. Trên cơ sở số liệu nợ thuế đã được xác nhận, chốt nợ, bộ phận thu nợ và cưỡng chế thuế đã thực hiện thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp thuế, các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương triển khai thực hiện.

- Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế:

Bộ phận kiểm tra thuế chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kê khai thuế; thực hiện việc giám sát thu nộp thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của chi cục Thuế đảm bảo hoàn thành dự toán thu NSNN.

Với nhiệm vụ giám sát kê khai thuế, bộ phận kiểm tra xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trên cơ sở thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đã được thu thập, bộ phận kiểm tra tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm tra

tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu doanh nghiệp giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; đồng thời, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của doanh nghiệp, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật QLT; chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế; Các bước trên được quy định cụ thể tại quy trình thanh tra, kiểm tra thuế.

3.1.3. Các chương trình, chính sách về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngoài quốc doanh

Từ năm 2006 đến nay nước ta đã đưa ra nhiều chính sách gồm luât, nghị định, thông tư và các văn bản hợp nhất về thuế nhằm giúp cho cơ quan quản lý thuế cũng như các cơ sở chịu trách nhiệm nộp thuế tuân thủ một cách đầy đủ và chặt chẽ nhất. Nhằm bao quát mọi đối tượng phải thu thuế, đảm bảo tính công bằng trong động viên điều tiết tiền thuế và đáp ứng yêu cầu thu của ngân sách, hệ thống thuế hiện nay ở nước ta bao gồm các sắc thuế sau: Thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu; thuế tài nguyên; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế môn bài, Thuế bảo vệ môi trường; Các khoản thu từ đất. Mỗi sắc thuế có chức năng, tác dụng, đối tượng nộp thuế khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau; nhằm phát huy tác dụng toàn diện của hệ thống thuế. Ngoài ra, còn một số khoản thu mang tính chất lệ phí, nhằm động viên sự đóng góp cho NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí thực hiện một số thủ tục hành chính.

Năm 2006 Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế. Trong quá trình thực hiện chính phủ đã đưa ra các nghị định nhằm để chi tiết và thi hành luật đã ban hành cũng như sửa đổi. Trong quá trình triển khai thực hiện có những vấn đề vướng mắc, chưa hợp lý và thiếu sót đến năm 2014 Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đến năm 2015 Quốc hội hoàn thiện những thiếu sót của luật trong quá trình thực thi đã ban hành sửa đổi và bổ sung luật thu nhập doanh nghiệp. Năm 2016 Quốc hội đã sửa đổi bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và luật sửa đổi thuế tiêu thụ đặt biệt và luật quản lý thuế.

Bảng 3.4. Tổng hợp một số chính sách của Nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Loại

vănbản Số hiệu Ngày hiệu lực Nội dung chủ yếu

Luật

78/2006/QH11 1/7/2007 Luật này quy định việc quản lý thuế,

13/2008/QH12 1/1/2009 Luật về thuế giá trị gia tăng

14/2008/QH12 1/1/2009 Luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

31/2013/QH13 1/1/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng

32/2013/QH13 1/1/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp

71/2014/QH13 1/1/2015 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

106/2016/QH13 1/7/2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế

Nghị định

83/2013/NĐ-CP 15/09/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế

129/2013/NĐ-CP 15/12/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi

hành quyết định hành chính thuế

92/2013/NĐ-CP 13/08/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng 209/2013/NĐ-CP 1/1/2014 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng 218/2013/NĐ-CP 15/02/2014 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp 91/2014/NĐ-CP 15/11/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế

12/2015/NĐ-CP 1/1/2015 Quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế

45

100/2016/NĐ-CP 1/7/2016 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế

Thông tư

150/2010/TT-BTC 11/11/2010 Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí

141/2013/TT-BTC 30/11/2013 Hướng dẫn thi hành nghị định số 92/2013/NĐ-CP

156/2013/TT-BTC 20/12/2013 Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế

166/2013/TT-BTC 1/1/2014 Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

219/2013/TT-BTC 1/1/2014 Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013NĐ-CP

78/2014/TT-BTC 2/8/2014 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP

151/2014/TT-BTC 15/11/2014 Hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP

26/2015/TT-BTC 1/1/2015 Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP

96/2015/TT-BTC 6/8/2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP

193/2015/TT-BTC 10/1/2016 Sửa đổi, bổ sung thông tư số 219/2013/TT-BTC

130/2016/TT-BTC 1/7/2016 Hướng dẫn nghị định số 100/2016/NĐ-CP

95/2016/TT-BTC 12/8/2016 Hướng dẫn về đăng ký thuế

99/2016/TT-BTC 13/08/2016 Hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng

Văn bản hợp nhất

04/VBHN-VPQH 11/7/2013 Thuế thu nhập doanh nghiệp

16/VBHN-BTC 17/06/2015 Hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP

26/VBHN-BTC 14/09/2015 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP

01/VBHN-VPQH 28/04/2016 Thuế giá trị gia tăng

03/VBHN-VPQH 28/04/2016 Quản lý thuế

Nguồn: Tổng hợp văn bản pháp luật của tác giả (2017)

46

3.1.4. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung và ở huyện Khoái Châu nói riêng đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về loại hình kinh doanh, đa dạng về ngành nghề và đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách trên địa bàn. Qua bảng 3.5 cho thấy, năm 2015 trên địa bàn huyên có 533 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký sản xuất kinh doanh, đến năm 2016 số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 652, tính đến hết năm 2017 số lượng các doanh nghiệp hoạt động là 696 doanh nghiệp. Như vậy tốc độ phát triển số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện tăng bình quân qua 3 năm là 114,27%.

Bảng 3.5. Biến động về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Khoái Châu qua 3 năm

Chỉ tiêu Số lượng DN Tốc độ phát triển (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

Trách nhiệm hữu hạn 419 520 556 124,11 106,92 115,19 Doanh nghiệp tư nhân 25 27 27 108,00 100,00 103,92 Công ty cổ phần 61 67 72 109,84 107,46 108,64 Hợp tác xã 28 38 41 135,71 107,89 121,01 Tổng 533 652 696 122,33 106,75 114,27 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Khoái Châu (2018)

Về cơ cấu các loại doanh nghiệp trên địa bàn huyện khoái Châu năm 2017 cho thấy số doanh nghiệp trách nhiệm hữu là 556 DN chiếm gần 80%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 3,88%, công ty cổ phần chiếm 10,34% và còn lại là tập thể như hợp tác xã… Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ là động lực khơi dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong xã hội nhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều này có ý nghĩa to lớn trong điều kiện và hoàn cảnh hiện nay. Số lượng các doanh nghiệp phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong huyện.

Với sự phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như vậy, đã có nhiều đóng góp lớn với phát triển kinh tế xã hội huyện khoái châu, góp phần giúp nguồn thu ngân sách của huyện tăng lên đáng kể. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ở huyện Khoái Châu thời gian vừa qua đã khơi dậy

nguồn tiềm năng về đất đai, tài sản, tiền vốn, sức lao động, trí tuệ và kinh nghiệm của mọi tầng lớp nhân dân vào SXKD góp phần cho sự phát triển KTXH chung của huyện. Những đóng góp của các doanh nghiệp có thể khái quát như sau:

+ Đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động của huyện và các huyện lân cận.

+ Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.

+ Huy động được nguồn vốn to lớn trong nhân dân vào sản xuất kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)