3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a.Thông tin thứ cấp
Dữ liệu, thông tin thứ cấp là những dữ liệu, thông tin có sẵn đã được thu thập từ trước, được ghi nhận và công bố. Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp để làm rõ những nội dung về lý luận, thực tiễn liên quan đến nội dung quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn vừa qua. Dữ liệu, thông tin thứ cấp là cơ sở quan trọng, có tính tin cậy cao trong việc góp phần hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn, thấy được thực trạng quản lý thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế, từ đó có căn cứ để xây dựng và nêu ra các giải pháp trong giai đoạn tới.
Thông tin thu thập:
- Thông tin số liệu liên quan đến tính tuân thủ Pháp luật thuế của người nộp thuế để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Các số liệu về tình hình chung của huyện: kết quả sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước của các doanh nghiệp từ năm 2015 đến năm 2017.
- Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn; thực trạng và thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế. Những định hướng của nhà nước trong việc nâng cao quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Nguồn thu thập:
- Các thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ Internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của Trung ương, địa phương… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Các thông tin số liệu trong nước được thu thập từ Internet, Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Hưng Yên, Chi cục thuế huyện Khoái Châu.
Yên, Cục thống kê, UBND huyện Khoái Châu, Chi cục thống kê, phòng tài chính, Chi cục thuế huyện Khoái Châu. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
b.Phương pháp thu nhập thông tin sơ cấp
- Các thông tin, số liệu cần thu thập:
Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; đánh giá của các doanh nghiệp trong công tác quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Khoái Châu trong thời gian qua; nguyện vọng của doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện luật quản lý thuế hiện nay.
- Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là cán bộ quản lý thuế, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:
+ Thông tin của cán bộ quản lý thuế được sử dụng để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuế nói chung.
+ Thông tin điều tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Chọn 80 doanh nghiệp điều tra trong đó chọn các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Các doanh nghiệp điều tra theo các ngành nghề kinh doanh khác nhau như: ngành công nghiệp, ngành xây dựng, ngành thuơng mại và các ngành nghề khác. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi:
Thực hiện phỏng vấn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Khoái Châu bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu kết quả sản xuất, kinh doanh; chỉ tiêu chấp hành các quy định về quản lý thuế; các ý kiến đề xuất của DN...
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được kiểm tra lại theo tiêu chuẩn đầy đủ, chính xác và logic, sau đó sắp xếp theo nội dung nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính
đại diện cho vùng nghiên cứu chúng tôi tiến hành phân tổ thống kê.
Công cụ xử lý và tổng hợp số liệu: phần mềm tin học ứng dụng Excel được sử dụng tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân; sử dụng các công cụ trên máy tính xây dựng các bảng, sơ đồ để mô tả thông tin; sử dụng SPSS để xử lý thống kê, các bảng số liệu để trình bày trong luận văn.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin
a. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... phân tích mức độ và xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng. Đối với luận văn sử dụng phương pháp này để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đó là phản ánh được thực trạng thu và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thấy được mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
b.Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian, từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau; so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề… Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng, giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Sản xuất kinh doanh và việc chấp hành chính sách thuế đối với Nhà nước.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Các chỉ tiêu đánh giá chấp hành nghĩa vụ đăng ký thuế của DN ngoài QD
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thuế; tỷ lệ đăng ký thuế; số đăng ký thay đổi thông tin và tỷ lệ đăng ký thay đổi thông tin.
b. Các chỉ tiêu đánh giá chấp hành nghĩa vụ khai thuế của DN ngoài QD
Các chỉ tiêu này chủ yếu đánh giá chấp hành nghĩa vụ khai thuế của DN ngoài QD là tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế, số hồ sơ khai thuế đã nộp, tỷ lệ hồ sơ khai
thuế nộp quá hạn, số hồ sơ nộp quá hạn.
c. Các chỉ tiêu đánh giá tính chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DN ngoài QD
Tình hình nộp thuế của doanh nghiệp; tỷ lệ nợ thuế và tỷ lệ doanh nghiệp nợ thuế; đánh giá sự chấp hành thuế theo cấp độ của doanh nghiệp.
d. Các chỉ tiêu đánh giá tính chấp hành cung cấp thông tin của DN ngoài QD
Số thuế truy thu bình quân; tỷ lệ truy thu bình quân và tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh.
e. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Kết quả thu thuế qua các năm, tỷ lệ hoàn thành giá trị thu thuế so với dự toán.
- Kết quả công tác miễn thuế, giảm thuế qua các năm - Kết quả công tác kiểm tra của Chi cục thuế
Số cuộc kiểm tra, số tiền phạt, số thuế truy thu, số
- Kết quả công tác cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về thuế Hình thức cưỡng chế, số đối tượng cưỡng chế, tổng số tiền thuế thu qua cưỡng chế.
-Tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế đối với các kết luận kiểm tra của chi cục thuế.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN 4.1.1. Công tác lập dự toán thu thuế
Chi cục Thuế tiến hành rà soát lại toàn bộ nguồn thu trên địa bàn, các đối tượng nộp thuế trên địa bàn quản lý, đối chiếu với số liệu cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD; đánh giá, phân tích các tác động, nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện thu NSNN năm hiện tại; đồng thời căn cứ vào khung hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Cục thuế tỉnh để tiến hành lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện báo cáo Cục thuế tỉnh.
Các đơn vị được giao dự toán thu có trách nhiệm xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu dự toán thu ngân sách được giao. Định kỳ tháng, quý tổng hợp kết quả để báo cáo UBND huyện và HĐND huyện.
Dự toán chi tiết số thu thuế từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn 2013 - 2017 theo loại hình tổ chức được thể hiện ở Bảng 4.1. Kết quả dự toán thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm sau cao hơn năm trước. Dự toán thu thuế chi tiết doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn được xây dựng trên cơ sở số thu thuế từ các doanh nghiệp năm thực hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sức mua của thị trường và một số yếu tố khác có tác động, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng như các chính sách thuế của Nhà nước.
Bảng 4.1. Dự toán thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: Triệu đồng Diễn giải Dự toán thu thuế TDPTBQ (%)
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng 18.967 25.863 30.509 37.604 45.643 124,55 Trách nhiệm hữu hạn 11.650 12.324 16.129 22.124 22.631 118,06 Doanh nghiệp tư nhân 2.023 2.396 3.114 4.112 4.532 122,34 Công ty cổ phần 4.841 10.531 10.444 10.466 17.428 137,75 Hợp tác xã 453 612 822 902 1.052 123,45
4.1.2. Quản lý đăng kí thuế, kê khai nộp thuế
Khai thuế là việc doanh nghiệp tự xác định số thuế phải nộp phát sinh theo quy định. Đến nay, cơ chế tự khai, tự nộp đã áp dụng được nhiều năm, nhưng vẫn còn tình trạng doanh nghiệp không nộp tờ khai hoặc có nộp nhưng nộp chậm tờ khai hoặc kê khai không theo quy định. Công tác đăng ký, kê khai thuế đối với các doanh nghiệp được quản lý thông qua số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới và số lượng hồ sơ kê khai thuế hàng năm. Số liệu thống kê về tình hình tuân thủ nghĩa vụ khai thuế GTGT và thuế TNDN của các DN SXKD thuộc Chi cục thuế quản lý trong ba năm 2015 – 2017 ở bảng số liệu đã minh họa về tình hình nộp tờ khai thuế.
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: DN
Diễn giải 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)
16/15 17/16 BQ
Trách nhiệm hữu hạn 410 512 546 124,88 106,64 115,40 Doanh nghiệp tư nhân 24 25 26 104,17 104,00 104,08 Công ty cổ phần 56 63 65 112,50 103,17 107,74 Tập thể 26 34 37 130,77 108,82 119,29 Tổng 516 634 674 122,87 106,31 114,29 Nguồn: Chi cục Thuế huyện Khoái Châu (2015-2017)
Qua bảng 4.2 cho thấy, số lượng tờ khai thuế của các doanh nghiệp tăng năm 2016 tăng so với năm 2015 tương ứng với số lượng doanh nghiệp tăng. Số lượng DN nộp hồ sơ kê khai năm 2017 cao hơn năm 2016 là 40 DN. Qua 3 năm số lượng DN nộp hồ sơ kê khai tăng lên đáng kể.
Số lượng doanh nghiệp giải thể, bỏ trốn, tạm ngừng hoạt động năm nào cũng có xong năm 2015 số doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động là 17 DN và năm 2016 là 18 DN. Nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp phải giải thể, phá sản tạm ngừng hoạt động là do các đơn vị kinh doanh không hiệu quả, hơn nữa năm 2015 với sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, một số DN nhỏ năng lực yếu không thể cạnh tranh và tồn tại được. Mặc dù chính phủ đã có các chính sách giãn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như Nghị quyết 02 NQ-CP năm 2013 của chính phủ, thông tư số 16/2013/ TT- BTC.
Đến năm 2017 số lương DN giải thể bổ trốn tạm ngừng hoạt động không giảm có 22 DN giải thể, bỏ trốn, tạm ngừng hoạt động.
Bảng 4.3. Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, bỏ trốn và tạm nghỉ kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: DN
Diễn giải 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)
16/15 17/16 BQ
Trách nhiệm hữu hạn 9 8 10 88,89 125,00 105,41 Doanh nghiệp tư nhân 1 2 1 200,00 50,00 100,00 Công ty cổ phần 5 4 7 80,00 175,00 118,32 Hợp tác xã 2 4 4 200,00 100,00 141,42 Tổng 17 18 22 105,88 122,22 113,76 Nguồn: Chi cục Thuế huyện Khoái Châu (2015-2017)
Trong số các hồ sơ khai thuế đã nộp vẫn còn một tỷ lệ khá lớn nộp chậm so với thời gian quy định. Tỷ lệ nộp chậm năm 2015 là 32,17%, năm 2017giảm xuống còn 24,93%. Với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng hàng tháng lên đến 20 ngày thì tỷ lệ trên phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là không cao. Kết quả trên cho thấy, ý thức tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện nghĩa vụ khai thuế của người nộp thuế là khá thấp, còn một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cố tình vi phạm không nộp hồ sơ khai thuế hoặc khai sai số thuế phải nộp, sự không tuân thủ này xảy ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Bảng 4.4. Tình hình hồ sơ khai thuế nộp quá hạn
Đơn vị tính: DN
Diễn giải Số DN kê khai quá hạn Tỷ lệ nộp chậm (%)
2015 2016 2017 2015 2016 2017
Trách nhiệm hữu hạn 135 146 142 32,93 28,52 26,01 Doanh nghiệp tư nhân 7 6 6 29,17 24,00 23,08 Công ty cổ phần 12 15 11 21,43 23,81 16,92 Tập thể 12 10 9 46,15 29,41 24,32 Tổng 166 177 168 32,17 27,92 24,93 Nguồn: Chi cục Thuế huyện Khoái Châu (2015-2017)
Tình trạng trên xảy ra do các DN chưa chú trọng trong công tác kế toán thuế, nhiều DN không có người làm công tác kế toán hoặc chỉ thuê kế toán làm theo ngày, một số DN mới thành lập do chưa đi vào hoạt động nên chưa hiểu được tầm quan trọng trong việc kê khai HSKT với cơ quan thuế.
Qua điều tra cho chúng ta thấy đánh giá của các DN về công tác đăng ký, kê khai, ấn định thuế, thu nộp thuế, kết quả được thể hiện như sau.
Bảng 4.5. Đánh giá của người nộp thuế về công tác đăng ký, kê khai, thu nộp thuế của Chi cục Thuế huyện Khoái Châu
ĐVT: % DN
Nội dung Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt
1. Tiếp nhận và cấp MST 21,25 56,25 16,25 6,25 2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế 22,50 60,00 13,75 3,75 3. Công tác thu tiền thuế 25,00 55,00 15,00 5,00
Nguồn: Số liệu tác giả điều tra (2017)
Công tác tiếp nhận và cấp mã số thuế hiện nay được 21,25% số DN đánh giá rất tốt và 56,25% số DN đánh giá tốt, hơn 16% số DN đánh giá bình thường và 6,25% số DN đánh giá không tốt. Công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế có 82,50% số DN đánh giá rất tốt và tốt, 13,75% số doanh nghiệp đánh giá bình thường, gần 4% số DN đánh giá không tốt. Công tác thu tiền thuế có 80% số DN đánh giá rất tốt và tốt, 15% số DN đánh giá bình thường và 5% số DN đánh giá không tốt.
4.1.3. Quản lý miễn giảm thuế và tuân thủ nộp thuế
4.1.3.1. Về miễn, giảm thuế
Trong năm 2017, Chi cục thuế huyện Khoái Châu đã tiếp nhận 9 hồ sơ kê khai miễn giảm thuế TNDN với tổng số thuế TNDN đề nghị miễn giảm là 419,57 triệu đồng.
Kết quả miễn thuế, giảm thuế đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2017 được thể hiện ở Bảng 4.6. Kết quả cho thấy hồ sơ