trên thịt tại một số chợ thuộc Thành phố Lạng Sơn
Salmonella là loại vi khuẩn thường có độc lực cao. Bệnh do Salmonella gây ra có ở tất cả các loài động vật, đặc biệt là bò và cừu (Blood
and Henderson, 1975). Tuỳ các loài Salmonella khác nhau gây bệnh mà dấu
hiệu của bệnh biểu hiện ở một trong ba thể bệnh chính là: nhiễm trùng máu quá cấp tính, viêm ruột cấp tính hoặc viêm ruột mãn tính. Ở từng trại chăn
con bình phục sau thể cấp tính thường suy nhược và yêu cầu chăm sóc một
thời gian dài mới trở lại bình phục. Bệnh do Salmonella gây ra còn ảnh hưởng
tới sức khoẻ cộng đồng, vì chúng là một bệnh thường gặp ở người mà động vật bị bệnh là nguồn lây nhiễm chủ yếu qua nước uống hoặc thực phẩm như thịt, sữa, đặc biệt là xúc xích.
Để kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được
từ các mẫu thịt lợn lấy từ các chợ, chúng tôi tiến hành tăng sinh vi khuẩn trên môi trường giàu dinh dưỡng BHB, ủ ở điều kiện 37°C trong thời gian 24 giờ. Tiến hành tiêm vào xoang phúc mạc của chuột 0,2ml canh trùng vi khuẩn, mỗi chủng tiêm 2 chuột, 1 chuột đối chứng được tiêm 0,2ml BHB. Theo dõi tỷ lệ chuột chết, khi chuột chết tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích và lấy máu tim phân lập lại vi khuẩn bằng cách nuôi cấy trên các môi trường đặc trưng để
giám định vi khuẩn Salmonella. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng
Salmonella được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.6, hình 4.8 và hình 4.9. Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng Salmonella
Địa điểm mẫu
Số chủng kiểm tra Số chuột thí nghiệm
Kết quả kiểm tra độc lực
Số chết 100% Số chết 50% Thời gian chết (h) Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%) Hoàng Văn Thụ 8 16 7 87,50 1 12,50 24 - 36 Đông Kinh 12 24 10 83,33 2 16,67 18 - 36 Chi Lăng 9 18 5 55,56 4 44,44 18 - 36 Vĩnh Trại 5 10 5 100,0 0 0,00 18 - 24 Tam Thanh 3 6 2 66,67 1 33,33 24 - 36 Quảng Lạc 6 12 6 100,0 0 0,00 18 - 24 Mai Pha 5 10 3 60,00 2 40,00 24 - 36 Hoàng Đồng 4 8 2 50,00 2 50,00 36 - 48 Tổng 52 104 40 76,92 12 23,08 18 - 48
Hình 4.8a. Kết quả thử độc lực của chủng Salmonella trên chuột
Kết quả. Bảng 4.6 và hình 4.8 cho thấy: trong tổng số 52 chủng Salmonella phân lập được, có 40 chủng có khả năng giết chết 100% chuột thí nghiệm, chiếm tỷ lệ 76,92% (40/52) và có 12 chủng có khả năng giết chết chuột 50% chuột thí nghiệm, chiếm tỷ lệ khoảng 20,08% (12/50) trong thời gian khoảng 18 đến 48 giờ sau khi thí nghiệm.
Kết quả bảng 4.6 cũng cho thấy: tại 2 địa phương là Quảng Lạc và Vĩnh Trại thì toàn bộ các chủng phân lập được có khả năng giết chết 100% chuột thí nghiệm trong thời gian từ 18 đến 24 giờ sau thí nghiệm, chiếm tỷ lệ 100%.
Tiếp đến là Hoàng Văn Thụ, trong tổng số 8 chủng Salmonella phân lập được,
có 7 chủng có khả năng giết chết 100% động vật thí nghiệm, chiếm 87,50% (7/8). Tại Đông Kinh, có 12 chủng được phân lập thì có 10 chủng có khả năng giết chết 100% chuột thí nghiệm, chiếm tỷ lệ khoảng 83,33% (10/12). Phường Tam Thanh cũng là địa phương mà có số lượng chủng phân lập được có khả năng giết chết 100% động vật thí nghiệm là tương đối cao, chiếm tỷ lệ khoảng
66,67% (2/3). Tại Mai Pha và Chi Lăng, số lượng các chủng Salmonella phân
lập được giết chết 100% số lượng chuột thí nghiệm chiếm tỷ lệ lần lượt là 60,00% (3/5) và 55,56% (5/9). Địa phương có số lượng chủng phân lập được có khả năng giết chết chuột thí nghiệm thấp nhất là Hoàng Đồng; trong tổng số 4 chủng phân lập được thì có 2 chủng có khả năng giết chết 100% chuột, chiếm tỷ lệ 50,00% (2/4).
Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu trước đây khi cho rằng,
trong tổng số 33 chủng Salmonella phân lập được tại huyện Gia Lâm, Thành
phố Hà Nội, có 24 chủng có khả năng giết chết 100% chuột thí nghiệm, chiếm tỷ lệ 72,73% (Cam Thị Thu Hà, 2013).
Sau khi chuột chết (đối với các chủng Salmonella phân lập được tại Vĩnh
Trại và Quảng Lạc), chúng tôi tiến hành mổ khám, quan sát các bệnh tích đại thể, lấy mẫu bệnh phẩm phân lập lại cho thấy, các chủng mang các đặc trưng
đầy đủ của vi khuẩn Salmonella đã được công bố trước đây: Tất cả các mẫu vi
khuẩn đều bắt màu Gram âm với các đặc điểm hình thái điển hình của vi khuẩn Salmonella. Các chủng vi khuẩn (31/31) khi nuôi cấy trên môi trường thạch DHL tạo khuẩn lạc ở giữa màu đen, xung quanh trong suốt hoặc khuẩn lạc
trong suốt không màu. Tất cả 31 chủng Salmonella đều mọc và phát triển tốt
trên môi trường TSI, có hoặc không sản sinh H2S, không làm chuyển màu môi
tra đều lên men sinh hơi các đường glucose, mantol, sorbitol, dextrose, galactose, manitol, arabinose... nhưng không lên men đường lactose. Tất cả các
chủng Salmonella phân lập được đều không sản sinh indol, phản ứng oxidaza
âm tính, catalaze dương tính, các chủng có khả năng di động, các chủng sinh
H2S (Nguyễn Mạnh Phương và cs., 2012). Như vậy, đặc tính sinh vật hoá học
của các chủng Salmonella phân lập được mang đặc điểm chung của giống
Salmonella và phù hợp với những đặc điểm về hình thái, nuôi cấy, đặc tính sinh hoá của vi khuẩn này theo như mô tả của Cù Hữu Phú và cs. (2000), Đỗ Trung Cứ (2001), Quinn và cs. (2002).
Hình 4.9. Kiểm tra độc lực của các chủng Salmonella phân lập được trên chuột
4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA PHÂN LẬP ĐƯỢC TRÊN CÁC MẪU THỊT LỢN Ở MỘT SỐ CHỢ THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
52 chủng Salmonella phân lập được từ các chợ trên địa bang Thành phố
Lạng Sơn được tăng sinh trên môi trường BHB, ủ ở điều kiện 37°C, trong thời gian 24 giờ. Tiến hành thử nghiệm tính mẫn cảm của các chủng trên với 14 loại kháng sinh khác nhau, đại diện cho 9 nhóm kháng sinh. Kết quả thu được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.10.
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập được với kháng sinh (n=53)
Stt Kháng sinh Số kiểm tra Số
mẫn Tỷ lệ (%) Số kháng Tỷ lệ (%) 1 Ampicillin 52 7 13,46 45 86,54 2 Ceftiofur 52 33 63,46 19 36,54 3 Enrofloxacin 52 47 90,38 5 9,62 4 Norfloxacin 52 28 53,85 24 46,15 5 Doxycycline 52 0 0,00 52 100,00 6 Tetracycline 52 0 0,00 52 100,00 7 Streptomycin 52 1 1,92 51 98,08 8 Kanamycin 52 9 17,31 43 82,69 9 Colistin 52 39 75,00 13 25,00 10 Lincomycin 52 0 0,00 52 100,00 11 Erythromycin 52 0 0,00 52 100,00 12 Tylosin 52 0 0,00 52 100,00 13 Floxy 52 42 80,77 10 19,23 14 Tiamulin 52 0 0,00 52 100,00
Hình 4.10a. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella đối với một số kháng sinh
Hình 4.10b. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella đối với một số kháng sinh
Kết quả. Bảng 4.7 và hình 4.10 cho thấy: trong tổng số 9 nhóm kháng sinh gồm: β-Lactam, Quinolon, Tetracycline, Aminoglycosides, Polymycine, Lincozanides, Macrolid, Phenicols, Pleuromutilin; nhóm kháng sinh có tỷ lệ mẫn
cảm cao nhất với các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được là Quinolon
(enrofloxacin và norfloxacin) với tỷ lệ lần lượt là 90,38% (47/52) và 53,85% (28/52). Tiếp đến là nhóm phenicols (đại diện là floxy) với tỷ lệ mẫn cảm lên đến 80,77% (42/52). Nhóm β-Lactam với đại diện ceftiofur có tỷ lệ mẫn cảm tương đối cao, chiếm khoảng 63,46% (33/52). Điều này có thể được lý giải như sau: do nhóm β-Lactam là nhóm kháng sinh tác động chủ yếu lên vi khuẩn gram dương (Salmonella là vi khuẩn gram âm). Tuy nhiên, theo Phạm Khắc Hiếu (2009), khi dùng phối hợp với amoxicillin, ampicillin để điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp ở đường hô hấp và đường tiết niệu do các vi khuẩn Gram âm đường ruột, Pasteurella, Haemophilus, Staphylococcus,… cho thuốc qua đường tiêu hóa hoặc đường tiêm đều tốt.
Kết quả Bảng 4.7 cũng cho thấy: nhóm Polymycine cũng cho độ mẫn cảm cao với các chủng vi khuẩn phân lập được, chiếm tỷ lệ 75,00% (39/52). Nhóm kháng sinh Aminoglycosides với 2 đại diệ là streptomycin và kanamycin với tỷ lệ các chủng mẫn cảm không cao, chiếm tỷ lệ lần lượt là 1,92% (1/52) và 17,31%
(9/52). Các kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline, Lincozanides, Macrolid,
Pleuromutilin không có tính mẫn cảm với các chủng vi khuẩn Salmonella phân
lập được với tỷ lệ mẫn cảm là 0,00% (0/52).
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trước đây. Theo Tô Liên Thu năm 2004 khi nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của vi
khuẩn Salmonella và E. coli phân lập được từ thịt lợn và thịt gà tại vùng đồng
bằng Bắc bộ cho kết quả các chủng Salmonella và E. coli phân lập được từ thịt
gà kháng lại các loại kháng sinh thông thường như Streptmycin, Ampicilin, Tetracyclin với tỷ lệ cao.
Kết quả nghiên cứu của Trương Hà Thái và cs. (2012) cho tỷ lệ kháng kháng sinh Tetracycline (58,5%), Sulphonamides (58,1), Streptomycine (47,3%), Ampicillin (39,8%), Trimethoprim (34%), Nalidixic acid (27,8%). Mặt khác,
trong một nghiên cứu người ta đã chỉ ra rằng: các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được kháng hoàn toàn với Streptomycin. Tỷ lệ kháng Tetracyclin, Amoxicillin và Ampicillin là (96,77%), kháng Sulfatrimethoprime là 93,55%. Mức mẫn cảm cao nhất của vi khuẩn phân lập được với Apramicin (58,06%) so với tỷ lệ các chủng mẫn cảm với Norfloxacin (51,61%) và Colistin (48,39%) và
các kháng sinh còn lại. Theo Phùng Quốc Chướng (1995), vi khuẩn Salmonella
mẫn cảm nhất với Norfloxacin và Ciprofloxacin. Kết quả nghiên cứu của Tô Liên
Thu (2005) cho biết Salmonella phân lập được từ thịt lợn mẫn cảm cao với
Norfloxacin (90%), Ofloxacin (90%) và Gentamycin (90%). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nếu không xét riêng từng chủng vi khuẩn, đã có sự thay đổi
về tỷ lệ các chủng Salmonella mẫn cảm với các loại kháng sinh (tỷ lệ mẫn cảm
giảm so với các nghiên cứu đã được công bố). Như vậy có thể thấy tác dụng của
nhiều loại kháng sinh đối với vi khuẩn Salmonella đã giảm.
Như vậy, các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được có tỷ lệ kháng cao
với các kháng sinh: Tetracycline,Tiamulin, Erythromycin. Đây là các kháng sinh
cũ, được sử dụng phổ biến trong phòng và điều trị bệnh, vì vậy sau một thời gian
dài sử dụng, vi khuẩn đã hình thành tính kháng thuốc. Vi khuẩn Salmonella chỉ
còn mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh mới như colistin, floxy, Norfloxacin, Enrofloxacin và ceftiofur... Tuy nhiên, nếu không có chiến lược sử dụng kháng sinh một cách hợp lý thì sau một thời gian các kháng sinh này cũng sẽ bị vi khuẩn kháng lại và khi đó việc điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Hình 4.11a. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella với kháng sinh
1)Ampicillin; 2) Erythromycin; 3) Tylosin; 4) Kanamycin; 5) Ceftiofur; 6) Tiamulin; 7) Enrofloxacin;
Hình 4.11b. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella với kháng sinh
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại Thành phố Lạng Sơn: - 63 nông hộ, gia trại và trang trại đều sử dụng kháng sinh chiếm tỷ lệ 100% với mục đích phòng, trị bệnh và kích thích tăng trưởng;
- Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trên địa bàn gồm: Floxy, chiếm 7,74%; Ampicolis, chiếm 7,45%; Streptomycin, chiếm 7,17%; Enrofloxacin, chiếm 7,03%; Macavet, chiếm 6,89%; Ciprofloxacin, chiếm 6,75% và Ampicillin, chiếm 6,47%;
- Có 52 mẫu không đạt theo tiêu chuẩn TCVN 7046:2002, chiếm tỷ lệ 32,50% (52/160) và có 108 mẫu đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, chiếm 67,50% (108/160).
2) Tình trạng ô nhiễm Salmonella tại Thành phố Lạng Sơn và độc lực của
các chủng Salmonella phân lập được:
- Trong số 8 chợ chúng tôi lấy mẫu kiểm tra thì chợ Đông Kinh có tỷ lệ mẫu không đạt là cao nhất, chiếm 60,00% (12/20) và chợ Tam Thanh là nơi có tỷ lệ mẫu không đạt yêu cầu thấp nhất, chiếm 15,00% (3/20);
- Có 40 chủng trong tổng số 52 chủng Salmonella phân lập được có khả
năng giết chết 100% chuột thí nghiệm, chiếm tỷ lệ 76,92% (40/52) và có 12 chủng có khả năng giết chết chuột 50% chuột thí nghiệm, chiếm tỷ lệ khoảng 20,08% (12/50) trong thời gian khoảng 18 đến 48 giờ sau khi thí nghiệm;
- Quảng Lạc và Vĩnh Trại thì toàn bộ các chủng phân lập được có khả năng giết chết 100% chuột thí nghiệm trong thời gian từ 18 đến 24 giờ sau thí nghiệm, chiếm tỷ lệ 100% và Hoàng Đồng là địa phương mà các chủng Salmonella phân lập được có khả năng giết chết 100% chuột là thấp nhất, chiếm tỷ lệ 50,00% (2/4).
3) Tình hình kháng kháng sinh của các chủng Salmonella phân lập được tại
Thành phố Lạng Sơn:
- Trong tổng số 9 nhóm kháng sinh gồm: β-Lactam, Quinolon, Tetracycline,
Aminoglycosides, Polymycine, Lincozanides, Macrolid, Phenicols,
khuẩn Salmnella phân lập được là Quinolon (enrofloxacin và norfloxacin) với tỷ lệ lần lượt là 90,38% (47/52) và 53,85% (28/52). Tiếp đến là nhóm phenicols (đại diện là floxy) với tỷ lệ mẫn cảm lên đến 80,77% (42/52). Nhóm β-Lactam với đại diện ceftiofur có tỷ lệ mẫn cảm tương đối cao, chiếm khoảng 63,46% (33/52);
- Các kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline, Lincozanides, Macrolid,
Pleuromutilin không có tính mẫn cảm với các chủng vi khuẩn Salmonella phân
lập được với tỷ lệ mẫn cảm là 0,00% (0/52). 5.2. KIẾN NGHỊ
- Hiện nay, do một số bộ phận lợi dụng sự buông lỏng quản lý nhà nước chuyên mua các nguyên liệu thô về để phối trộn thành sản phẩm kháng sinh, mượn thương hiệu của các công ty uy tín để bán các sản phẩm kháng sinh ra ngoài thị trường tiêu dùng. Vì vậy, người chăn nuôi cần lựa chọn các loại kháng sinh của các công ty uy tín lớn trên thị trường, sản phẩm phải có nhãn mác rõ ràng để giảm thiểu tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan nhưng không có hiệu quả, dẫn đến tình trạng kháng thuốc của các loại vi khuẩn làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế cũng như sức khỏe cộng đồng.
- Đa số người chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và một số hộ chăn nuôi tại các địa phương nói riêng hiện nay chủ yếu điều trị bệnh dựa theo kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân hoặc kiến thức hạn chế của một số thú y viên dẫn đến tình trạng điều trị bằng kháng sinh này không khỏi lại tự động chuyển sang kháng sinh khác dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc.
- Cần có biện pháp quản lý nhà nước đối với các danh mục kháng sinh được phép lưu hành cũng như các sản phẩm của các công ty thuốc bán ra ngoài thị trường, giúp người chăn nuôi tránh được tình trạng mua phải thuốc không chính thống ngoài thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2006). Quyết định 39/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 13/12/2006 V/v Ban hành quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm.
2. Cam Thị Thu Hà (2013). Báo cáo luận văn Thạc sĩ; Đại học Nông nghiệp Hà Nội 3. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh và Đỗ Ngọc Thuý (2000). Kết quả
phân lập E. coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hoá học của các chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp phòng trị. Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y 1996-2000. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (2002). An toàn thực phẩm sức khỏe đời sống và phát triển kinh tế xã hội. Nxb Y học, Hà Nội.
5. Đinh Bích Thuý và Nguyễn Thị Thạo (1995). Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh và tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trong chăn nuôi thú y. Tạp chí KHKT thú y, III (3), tr36-38, Hội Thú y Việt Nam.
6. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh và Nguyễn Quang Tuyên (2001). Kết quả phân lập và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp. gây bệnh phó thương hàn lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí KHKT thú y,VIII, số 3,