cơ sở trong việc động viên, hướng dẫn quần chúng phát triển kinh tế gia đình
mạnh mẽ, đúng hướng.
Đến nay, những nhận định đó vẫn còn nguyên giá trị, tuy nhiên được thay
đổi, hoàn thiện qua từng thời kỳ lịch sử, qua từng bước tiến bộ của khoa học kỹ
thuật để đảm bảo kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh mẽ và bền vững, để đóng
góp vào sự phát triển chung của cảnước.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân Việt Nam Việt Nam
Theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam được thông qua tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam khóa VI nhiệm kỳ 2013 – 2018.
a. Chức năng, nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam
* Chức năng của Hội nông dân Việt Nam:
Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chăm
lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt
động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống
(Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
nhiệm vụnhư sau:
(1) Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị
quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
(2) Vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới.
(3) Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Trực
tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế
tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống, bảo vệmôi trường.
(4) Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng
cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
(5) Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kịp thời phản ánh
tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và
lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
(6) Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng
bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
b. Hệ thống tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín (Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
Theo Hội Nông dân Việt Nam (2013), Điều lệ Hội quy định tổ chức Hội Nông dân Việt Nam gồm bốn cấp: Trung ương, Cấp tỉnh, Cấp huyện, Cấp cơ
sở và các cơ quan tương đương.
Trong đó cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nông dân Việt Nam là Đại hội
đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội cấp đó. Đại hội các cấp có nhiệm vụ: thảo luận và thông qua báo cáo của ban chấp hành nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đóng góp ý
kiến vào các văn kiện đại hội cấp trên; bầu ban chấp hành khoá mới và bầu đại
biểu đi dự đại hội cấp trên. Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ sửa đổi, bổ
sung và thông qua Điều lệ Hội. Nhiệm kỳ Đại hội các cấp là 5 năm (Hội Nông
dân Việt Nam, 2013).