triển kinh tế hộ gia đình
2.1.5.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ
Cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với thành công hay thất bại của sự
nghiệp cách mạng. Cán bộ là khâu then chốt, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định “Cán bộ là cái gốc của toàn bộ công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (Hồ Chí Minh Toàn tập, 2002). Thực tế đã cho
thấy nơi nào có cán bộ năng động, trách nhiệm, nhiệt tình thì ở đó phong trào sẽ
sôi nổi, hiệu quả; ngược lại, nơi nào cán bộ làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm,
yếu cả vềtrình độ chuyên môn nghiệp vụ thì phong trào ngày một yếu đi.
Theo Hướng dẫn số 129-HD/HNDTW, ngày 4 tháng 5 năm 2016 của Ban
QĐ/TW, ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện” đã nêu rõ: Đối với Hội Nông dân cấp huyện nói chung, số lượng biên chế từ 4-6 cán bộ (đơn vị đặc thù có thể bố trí nhiều hơn)
để đảm bảo thực hiện được mục tiêu công tác Hội và phong trào nông dân, góp
phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị (Ban Chấp hành
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 2016).
Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ hội: Am hiểu về tổ chức Hội, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có khả năng lãnh đạo, quản lý, quy tụ, đoàn kết cán bộ, vận động, tập hợp hội viên, nông dân; có khả năng cụ thể hoá nghị
quyết của Đảng, nghị quyết Hội Nông dân các cấp phù hợp với công tác Hội
và phong trào nông dân của địa phương; biết dự báo và nhận định tình hình
thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức về tình hình nông nghiệp, nông dân,
nông thôn; mạnh dạn đổi mới, nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng, nói đi đối với làm, nói ít làm nhiều; tích cực, chủ động bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, có khả
năng huy động các nguồn lực và tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ để giúp
nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống (Ban Chấp hành Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam, 2016).
2.1.5.2. Tổ chức hoạt động của Hội Nông dân
Tổ chức Hội là một trong những yếu tốảnh hưởng đến hoạt động tham gia phát triển kinh tế hộgia đình của HND. Một tổ chức Hội vững mạnh sẽ triển khai và thực hiện tốt được mọi nhiệm vụ được giao. Ngược lại, một tổ chức Hội còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ về bộ máy tổ chức, về công tác cán bộ cũng như
về nội dung và phương thức hoạt động sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ công tác hội cũng như việc hoàn thành các nội dung tham gia phát triển kinh tế hộgia đình (Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
Sựlãnh đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp của chính quyền địa phương cũng là
một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Hội nói chung và các hoạt động tham gia phát triển kinh tế hộ của tổ chức Hội các cấp nói riêng. Các hoạt động tham gia phát triển kinh tế hộ của Hội trong quá trình triển khai thực hiện đều nhận được sựlãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối kết hợp của chính quyền địa phương (Nguyễn Văn Lâm, 2013).
2.1.5.3. Nhận thức và nhu cầu tự thân phát triển kinh tế của hội viên nông dân
Hội viên nông dân là người trực tiếp thực hiện các hoạt động để phát triển
kinh tế hộ. Do đó, năng lực và trình độ nhận thức của hội viên ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả tham gia hoạt động phát triển kinh tế hộ của tổ chức Hội. Nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay rất cao, tuy nhiên trên thực tế phần lớn chủ
hộ có trình độ văn hóa thấp, hiểu biết và áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều
hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ,
chưa mạnh dạn thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất, thay đổi phương thức
canh tác, cách thức sản xuất kinh doanh,... Bên cạnh đó ý thức sản xuất nông
nghiệp lâu đời lạc hậu, sựỷ lại vào mùa vụ, thời tiết, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, phá
quy hoạch,... cũng là những điểm yếu cố hữu của nông dân Việt Nam. Đây là yếu
tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội Nông dân các cấp trong phát triển kinh tế
hộgia đình vì không đảm bảo được sựđồng thuận giữa tổ chức và hội viên, làm
ảnh hưởng xấu đến kết quả và sự bền vững của các hoạt động phát triển kinh tế
hộgia đình (Nguyễn Văn Lâm, 2013).
2.1.5.4. Hiệu quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị
Hội Nông dân cấp huyện, cấp cơ sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội cấp trên và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp trong thực hiện nhiệm vụ
công tác hội cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương. Để hoạt động của Hội
thực sựphát huy được vai trò của mình cần sự phối hợp chặt chẽ với các ngành,
các cấp ngay trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị: Phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện; Phối hợp trong chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện; Phối hợp trong kiểm tra, giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện. Sự
quan tâm chỉ đạo và tích cực tham gia phối hợp của các ngành sẽ tạo điều kiện để
Hội thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình (Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
2.1.5.5. Kinh phí hoạt động của Hội Nông dân
Kinh phí là nguồn lực để đảm bảo bộ máy hoạt động, kinh phí hoạt động
đảm bảo hay không ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của Hội. Thiếu kinh phí, Hội đoàn thể khó tổ chức được các hoạt động phối hợp với các ngành trong công tác tuyên truyền, làm giảm tính liên tục trong công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, trong tình hình mới, các hoạt động tuyên truyền cần ngày càng đa
dạng, phong phú, kinh phí tổ chức ngày càng nhiều (mô hình trình diễn, thăm các mô hình kinh tế, hỗ trợ nhân lực...). Nếu kinh phí hạn hẹp sẽ phải cắt giảm một
số nội dung như vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động. Kinh phí hoạt
động của Hội do ngân sách các địa phương bảo đảm với nội dung công việc do Hội Nông dân xây dựng. Kinh phí hoạt động của Hội được hình thành chủ yếu từ
các nguồn: Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, chủ động lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước
trên cơ sở các nội dung của hoạt động được phê duyệt. Hội phí, quỹ hội và các
nguồn thu hợp pháp khác tuân theo quy định của pháp luật (Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
a. Về Hội phí:
Theo Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2016), tiền thu
từ hội phí được sử dụng cho hoạt động công tác Hội ở cơ sở là chủ yếu. Thu hội
phí theo quy định, hội viên tham gia tổ chức Hội có nghĩa vụ đóng hội phí mức
12.000đồng/hội viên/năm.
b. Về quỹ hội:
Theo Hội Nông dân Việt Nam (2013) nhiệm vụ tăng cường, bổ sung nguồn tài chính nhằm chủ động tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, hội viên; tập hợp, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội và góp phần củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Quỹ Hội được xây dựng từ các nguồn sau: do cán bộ Hội, hội viên đóng góp hoặc lao động gây quỹ; Nguồn thu hợp pháp khác: Từcác đề tài, chương trình được trích phí quản lý; từ hỗ trợ của cá nhân, tổ chức và các hoạt động dịch vụ khác.
2.1.5.6. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của địa phương
a. Vị trí địa lý:
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát
triển của kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như: gần
đường giao thông, gần trung tâm huyện lị, thị trấn, thị tứ, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp,
đô thị lớn... sẽcó điều kiện để phát triển kinh tếhơn các khu vực không có được
lợi thế so sánh. Mặt khác, tại các khu vực không thuận tiện giao thông, liên lạc, mỗi bản, mỗi thôn, ấp cách xa nhau nhiều km, phải di chuyển bằng đi bộ sẽ là thách thức đối với cán bộ Hội từ các khâu tham gia đơn giản nhất là tiếp cận, tuyên truyền. Sựngăn cách vềđịa lý cũng nảy sinh các khó khăn trong quản lý và
Với vị trí và địa hình sinh sống khác nhau, hướng phát triển của các hộ sẽ khác
nhau, ngoài các ưu điểm riêng có thì các hạn chếnhư các địa phương có địa hình
đồi, đèo, núi gặp khó khăn trong sản xuất quy mô lớn trong khi các địa phương
có nhiều sông, hồ lại đối mặt với thiên tai, lũ lụt;... đều ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của hộ, khiến yêu cầu về sự tham gia đối với Hội Nông dân cũng phải có
nhiều thay đổi để phù hợp (Nguyễn Văn Lâm, 2013).
b. Đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái:
Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mô
đất đai, địa hình và tính chất nông hoá thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới
từng loại nông sản được trồng, tới số lượng và chất lượng sản phẩm, cuối cùng là tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được. Khí hậu thời tiết có ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng
mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành
và sử dụng các loại đất. Thực tế cho thấy ở những nơi thời tiết khí hậu thuận
lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ hội để
phát triển kinh tế (Nguyễn Văn Lâm, 2013).
Theo Lại Thành Dương (2012), môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến
phát triển hộ nông dân, nhất là nguồn nước. Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luật sinh học, nếu môi trường thuận lợi cây trồng, con gia súc phát triển tốt, năng suất cao, còn ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất
lượng giảm từđó dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp kém.