Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

trong thực hiệncác hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình

Một là, Các cấp Hội Nông dân phải chú ý công tác xác định nhu cầu phát triển của hội viên và thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bằng

nhiều hình thức phong phú, sinh động, gần gũi với hội viên, nông dân, tạo sự

đồng thuận cao trong tham gia phát triển kinh tế cá nhân, kinh tế hộ gia đình của

cán bộ. Tiếp tục đặt mục tiêu phát triển kinh tế của hội viên, nông dânlà tôn chỉ

hoạt động của các cấp hội.

Hai là, làm tốt công tác phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện tích cực đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân bằng nhiều hình thức. Các cấp chính quyền cần tiếp tục cụ thể hóa

chiến lược và chính sách đào tạo nghề cho nông dân một cách thiết thực và hiệu

quả, phù hợp với tình hình địa phương.

Ba là, đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của các cấp Hội nông dân. Khai thác và phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM, Hội Nông dân phải không ngừng kiện toàn tổ chức các cấp của Hội, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách thật tinh gọn, có chất

lượng, có cơ cấu thích hợp, huy động được nhiều lực lượng tư vấn và cộng tác

viên không chuyên. Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động hướng tới

mục tiêu thiết thực và hiệu quả, khắc phục những biểu hiện thụ động, hình thức, hành chính hoá,...

Bốn là, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với nông dân. Thực hiện

lồng ghép các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc

làm, khuyến nông, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, phòng rủi ro trong sản xuất

cho nông dân. Thông qua đó, tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận với các

giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; kiến thức, kinh nghiệm, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả…

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thông tới các thôn, xóm, nhằm tạo điều kiện đi lại và giao lưu hàng hoá thuận lợi,

cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt. Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, trong đó chú

trọng phát triển hệ thống y tế, xây dựng trạm y tế với đủ trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia, có nhà ở cho nhân viên y tế. Hỗ trợ tích cực để nông dân có bảo hiểm y

tế, được hưởng thụ các dịch vụ y tế nhiều hơn với chất lượng tốt hơn.

Thứ sáu, tăng cường đầu tư, đưa khoa học công nghệ về nông thôn, chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn liền phát triển kinh tế với đào tạo con người mới ở

nông thôn. Mở rộng các mô hình kinh tếtheo hướng đầu tư sản xuất thương mại, giá trị gia tăng của sản phẩm cao, áp dụng thành công khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hình thành các vùng chuyên canh, các khu sản xuất tập trung,… nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, nông trại. Khai thác tốt các chính sách của nhà nước về

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)