Nội dung sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 35)

2.1.4. Nội dung sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình gia đình

Nội dung sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộgia đình được triển khai dựa trên lý thuyết của sự tham gia, thực hiện thông qua các hoạt

động của cán bộ Hội Nông dân các cấp.

2.1.4.1. Tham gia xác định nhu cầu, định hướng, hỗ trợ và truyên truyền cho

cán bộ, hội viên, nông dân trong phát triển kinh tế

a. Xác định nhu cầu phát triển kinh tế của hội viên

Đây là nhiệm vụ quan trọng của Hội Nông dân các cấp dựa trên cơ sởchăm

lo và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của giai cấp nông dân.

Hội Nông dân đi sâu vào đời sống hội viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, yêu

cầu chính đáng của nông dân để tổ chức các hoạt động tham gia phát triển kinh tế

hộ nói riêng đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương (Hội Nông dân

Việt Nam, 2013).

Xác định mong muốn của người dân trong phát triển kinh tế hộgia đình, họ

hiện đang có những gì? mong muốn gì trong tương lai?... Phát triển kinh tế hộ gia

đình phải dựa trên tinh thần đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hộ, cụ thể là

quyết định của chủ hộ vì chính họ là người thực hiện đồng thời được hưởng lợi

từ các hoạt động đó. Các cấp tổ chức Hội Nông dân tham gia nắm bắt, xác định nhu cầu phát triển kinh tế hội viên bằng nhiều cách, cách làm phổ biến và đơn

giản nhất là trực tiếp gặp gỡ tại gia đình, qua đó trên cơ sở lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của hội viên đồng thời thị sát thực tế các điều kiện của hộ để

khoanh vùng hộ, đưa ra các định hướng phát triển kinh tế của hộ đảm bảo khả

năng của hộ (Lại Thành Dương, 2012).

b. Tuyên truyền và hỗ trợ định hướng cán bộ, hội viên phát triển kinh tế

Hội nông dân bên cạnh việc xác định nhu cầu của hội viên nông dân còn có vai trò tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị

quyết, chỉ thị của Hội để đảm bảo tính hai chiều của sự tham gia. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường,

lao động sáng tạo của nông dân (Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Hội

Nông dân Việt Nam, 2009).

Tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, hội viên, nông dân về ý

nghĩ, mục đích, chủ trương của Đảng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của địa

phương về phát triển kinh tế hộ gia đình, trên cơ sởđó tạo sự thống nhất về nhận

thức và hành động của cộng đồng nông thôn; khuyến khích, động viên nông dân tích

cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp công sức, tiền của,

đất đai xây dựng nông thôn mới. Tổ chức thông tin tuyên truyền về chủtrương của

Đảng, chính sách của Nhà nước, các mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh

tế hộ gia đình, kịp thời động viên và khuyến khích việc nhân rộng, học tập các mô

hình, điển hình tiên tiến. Hàng năm các cấp Hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền

theo từng chuyên đề: Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho hội viên hiểu đúng, đầy

đủ và có trách nhiệm thực hiện tốt các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước;

các văn bản pháp luật mới liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của

hội viên; Tuyên truyền truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức của nhân dân về bảo vệ chủ quyền của đất nước; Tuyên truyền chuyên đề học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn (Nguyễn Văn Lâm, 2013).

2.1.4.2. Tham gia trong xây dựng phương án thực hiện

Các cấp Hội Nông dân mà chịu trách nhiệm chính là Hội cấp huyện, xác

định mục tiêu cho mỗi hoạt động, thể hiện rõ ràng trong chương trình công tác

tháng, quý, năm (kế hoạch ngắn hạn), chương trình công tác toàn khóa, giai đoạn

phong trào thi đua, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế,... đểcó cơ sở báo cáo Hội cấp trên và chuẩn bị nguồn lực, kinh phí, lực lượng cho giai đoạn thực hiện (Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 2017).

Đồng thời các cấp tổ chức hội phải trực tiếp tham gia cùng hội viên để xây

dựng các phương án khả thi, đảm bảo các mô hình kinh tế, hoạt động sản xuất

kinh doanh của hộđúng hướng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Ngoài hình thức lập kế hoạch từ trên xuống, mang nhiều tính áp đặt, thiếu tính đặc thù thì nên áp dụng các hình thức xây dựng kế hoạch từdưới lên, tạo điều kiện để hộ

gia đình có những kiến nghị, đề xuất phát triển kinh tế hộ trên cơ sở điều kiện

thực tế của hộ (Lại Thành Dương, 2012).

2.1.4.3. Tham gia trong công tác tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật,

công nghệ trong sản xuất, kinh doanh

Với nhiệm vụ của mình, Hội phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức các lớp tập huấn kiến thức sản xuất kinh doanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Thông qua các hoạt động trên nhằm góp phần làm chuyển biến

nhận thức cho các gia đình thay đổi tập quán, thói quen canh tác, dùng giống,

phân bón chất lượng cao, giá cả phù hợp, cấy giống lúa ngắn ngày và các giống lúa có chất lượng cao, áp dụng công thức thâm canh… phù hợp từng địa phương

(Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, 2009).

Một trong những hoạt động được khuyến khích trong thời gian qua là thực

hiện đa dạng hóa các ngành nghề gắn với tiềm năng và lợi thế của địa phương.

Phát huy tinh thần hợp tác, tương thân tương ái hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh

tếgia đình. Qua phong trào này, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả

và thu hút đông đảo hội viên tham gia. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế

cao như: Mô hình trồng rau sạch, rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh; mô hình của

các làng nghề truyền thống... đã góp phần nâng cao thu nhập, thay đổi phương

thức làm kinh tế của hộgia đình, nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế hộ gia

đình tiêu biểu. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp, bảo vệ

thực vật, thú y, Trung tâm dạy nghề... tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đối với hội viên, nông dân thông qua các hình thức: mở

các lớp tập huấn phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn... Hướng dẫn hội viên, nông dân chủ động cải tạo ao, vườn, chỉnh trang nhà ở, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; Đẩy mạnh công tác phối hợp với ngành Công thương và các doanh nghiệp mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân, bao gồm các dịch vụ về vốn, khoa học và công nghệ, cung ứng thiết bị và vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn

nuôi, xây dựng thương hiệu sản phẩm và tiêu thụ nông sản, sản phẩm gia súc, gia

cầm thương phẩm (Nguyễn Văn Lâm, 2013).

2.1.4.4. Tham gia trong công tác vận động hội viên và nhân dân trong phát

triển hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương

Hệ thống công trình thủy lợi, giao thông nông thôn (GTNT) là hạ tầng cơ sở

quan trọng bậc nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Giao thông là một

yếu tố quan trọng, nó dẫn tới các thịtrường, nối liền các khu nguyên vật liệu thô, các khu vực có tiềm năng phát triển và kích thích khả năng sản xuất. Hạ tầng cơ

sở mà quan trọng nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn phát triển sẽ tác

động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo

điều kiện cạnh tranh lành mạnh, thu hút nguồn lao động, mở rộng thị trường

nông thôn. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm giá thành sản

xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp - khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn tốt sẽ tăng khả năng

giao lưu hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ

nông dân tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ

nông dân tăng, đời sống nông dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói,

giảm nghèo ở nông thôn. Hạ tầng kỹ thuật thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, cấp nước dân sinh và các ngành kinh tế khác, đồng thời

cũng góp phần phòng chống và giảm nhẹthiên tai, thúc đẩy phát triển các ngành

kinh tế khác (Trần Chí Trung và Nguyễn Danh Minh, 2013).

Hội nông dân chỉ đạo các cán bộ, hội viên ở các xã, thị trấn tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn bằng các việc làm thiết thực như: hiến đất không lấy tiền bồi thường, ủng hộ vật chất, tiền mặt,

ngày công lao động để xây dựng, làm đường giao thông nông thôn, đường liên

thôn, liên xóm, đường giao thông nội đồng (GTNĐ); tu sửa và xây mới hệ thống

kết nối địa phương một cách thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, sinh hoạt, sản xuất, chế biến và giao thương tiêu thụ sản phẩm của các hộtrên địa bàn

(Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, 2009).

Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp tổ chức

Hội Nông dân trên cả nước để chung tay xây dựng Nông thôn mới. Để có nguồn lực xây dựng Nông thôn mới theo đính hướng thời kỳ mới, trong đó Nhà nước

chỉ đóng vai trò định hướng, quy hoạch và bao cấp một phần kinh phí xây dựng,

nguồn lực còn lại được huy động từ toàn xã hội mà trực tiếp là người dân ở khu vực nông thôn. Tham gia vận động hội viên, nông dân đóng góp xây dựng hạ

tầng cơ sở địa phương trong thời gian qua có bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức,

tuy nhiên đó cũng là cơ sởđể Hội Nông dân các cấp đổi mới nội dung, hình thức

hoạt động cho phù hợp với xu thế, thời đại, góp phần phát triển kinh tế hộ là góp

phần xây dựng kinh tế-xã hội của địa phương (Lại Thành Dương, 2012).

2.1.4.5. Tham gia các hoạt động hỗ trợ nguồn vốn, tạo điều kiện cho hộ gia

đình phát triển kinh tế

Hội Nông dân Việt Nam và ngành Ngân hàng đã có sự phối hợp chặt chẽ và

thực hiện chương trình uỷ thác một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao như: Tập

trung tuyên truyền Nghị định của Chính phủ vềchính sách ưu đãi của Đảng, Nhà

Nước đối với hộ nghèo để hội viên nghèo biết và tiếp cận các nguồn vốn, nếu có

nhu cầu và đảm bảo các tiêu chí theo qui định (có sức lao động, có hoạt động sản xuất, kinh doanh và lịch sử tín dụng tốt) đều được xem xét vay các nguồn như:

Vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo; Vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; Vốn nước

sạch vệ sinh môi trường; vốn hộ nghèo về nhà ở; vốn vay học sinh sinh viên

thông qua hộgia đình; Vốn xuất khẩu lao động, vốn thương nhân vùng khó khăn; Chương trình cho vay chăn nuôi.

Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng CSXH thành lập các tổ nhóm vay vốn để phát triển sản xuất, ổn định sinh hoạt.

Đây là nguồn vốn quan trọng nhất của các tổ chức đoàn thể nói chung, của tổ

chức Hội Nông dân nói riêng. Với hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm từ Ngân

sách Nhà nước với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, tiếp cận dễ dàng đã giúp cho

hàng triệu lượt hộgia đình chính sách vay vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Không nằm ngoài xu hướng chung, tổ chức Hội Nông dân đã phối hợp rất

nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế hộ (Ban Chấp hành Trung ương

Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, 2009).

Nguồn vốn chính thức của Hội Nông dân có tên gọi Quỹ Hỗ trợ nông dân

được triển khai từ năm 1996; hàng trăm Quỹ HTND cấp huyện và đang hoạt

động tại hàng nghìn xã, phường, với hàng vạn cán bộ Hội tham gia, hàng triệu hộ

nông dân trong cả nước được hỗ trợ vốn với mức phí cho vay cao nhất bằng khoảng 80% lãi suất cho vay cùng loại hình, cùng kỳ hạn, của ngân hàng thương

mại đối với tổ chức, cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông

nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa,

dịch vụđạt chất lượng, hiệu quả cao (Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Hội

Nông dân Việt Nam, 2009).

Nguồn vốn được hình thành do hội viên tham gia đóng góp. Nguồn hình

thành là sự đóng góp trên cơ sở tự nguyện của nông dân khi tham gia tổ chức

Hội với vai trò là hội viên (Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Hội Nông

dân Việt Nam, 2009). Mỗi hội viên khi được kết nạp vào tổ chức Hội, đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình bằng việc đóng quỹ cho tổ chức

Hội nơi trực tiếp kết nạp mình, số tiền đóng góp căn cứ vào mức chân quỹ của

từng nơi tại thời điểm kết nạp hội viên mới mà tổ chức Hội nơi đó quy định.

Quỹ Hội được xây dựng và đưa vào hoạt động vì mục tiêu trước hết là cho

quyền lợi chính đáng của hội viên, phù hợp với quy định của Điều lệ Hội

Nông dân Việt Nam. Nguồn quỹ này một phần được sử dụng vào các hoạt

động tập thể của chi hội, cơ sở hội, một phần được sử dụng làm nguồn vốn cho hội viên vay lại để phát triển sản xuất (Nguyễn Văn Lâm, 2013).

2.1.4.6. Tham gia phối hợp tổ chức mở lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm

Cùng với việc tập hợp, vận động hội viên, nông dân tham gia ba phong trào

thi đua lớn, trọng tâm để bồi dưỡng, xây dựng hàng vạn nông dân sản xuất, kinh

doanh giỏi và các chủ trang trại, hình thành lực lượng nòng cốt trong phong trào

nhận thức và trình độ chuyên môn cho cán bộ, hội viên (Ban Chấp hành Trung

ương Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam, 2009).

Chủ trì tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

Phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, ngành Nông nghiệp tổ

chức thực hiện hoạt động dạy nghề theo Quyết định số l956/QĐ-TTg, ngày

27/11/2009 của Thủtướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Tổ chức các lớp bồi duỡng, đào tạo nghề nông nghiệp như: trồng trọt, chăn

nuôi, thủy sản,... theo tiêu chuẩn học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp, dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)