lý, đánh giá
4.1.7.1 Sự tham gia của Hội nông dân huyện Phù Ninh trong hưởng lợi
a. Sự phát triển của tổ chức Hội Nông dân huyện Phù Ninh
Trong những năm qua, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các hộ, Hội Nông dân các cấp trong huyện đã tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế hội viên. Qua đó đã xuất hiện nhiều hộ nông dân điển hình dám nghĩ, dám làm, quyết
định tìm tòi sáng tạo trong sản xuất, chăn nuôi như việc đưa các loại cây giống mới, con giống mới hay các mô hình kinh tế mới vào sản xuất góp phần đa dạng hóa sản xuất, các mô hình mới, cách làm hay có hiệu quảđã được áp dụng. Các hộgia đình
có xu hướng mở rộng mô hình sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
công nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi; các hộ có thái độ tích cực hơn trong việc có
ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, sản xuất theo hướng hữu cơ, thực phẩm sạch
và các xu hướng mới như không sử dụng các hóa chất độc hại trong trồng trọt, chất
cấm trong chăn nuôi hình thành và phát triển mạnh mẽ. Từ đó cũng đã xuất hiện
những hộgia đình nông dân thời kỳ mới, làm giàu cho bản thân, gia đình đồng thời
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Một trong những nội dung quan trọng được các cấp Hội Nông dân trong toàn
huyện đặc biệt quan tâm đó là nội dung tương trợ trong nội bộnông dân và giúp đỡ
hội viên nông dân vươn lên thoát nghèo. Các cơ sở Hội tích cực tuyên truyền vận
động cán bộ hội viên tham gia công tác xoá đói giảm nghèo, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thông qua phổ biến kinh nghiệm làm ăn, cho vay mượn vốn, đổi công, cung cấp cây, con giống tạo việc làm tại chỗ… Từnăm 2015 đến 2017, Hội các cấp đãđã
trực tiếp giúp đỡ và phối hợp giúp đỡhơn 50 hộthoát nghèo, tương trợ nội bộ trong
lương thực và cây con giống các loại.
Hội viên đã vươn lên khá, giàu sẽ cùng với Hội các cấp hỗ trợ các hộ yếu, kém
hơn. Đây chính là mục tiêu cũng như ý tưởng lớn nhất của các tổ chức chính trị - xã
hội khi tham gia phát triển kinh tế cho hội viên. Các hộ có kinh tế khá, giàu là mô hình chuẩn, là mô hình mẫu để Hội các cấp nhân rộng, rút kinh nghiệm trong thực
hiện phương án phát triển kinh tếđối với hội viên khác; đây cũng là nguồn lực quan
trọng hỗ trợ nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và kinh nghiệm thực hiện của Hội các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn gắn với tham gia phát triển kinh tế của hội viên.
b. Hình thành các mô hình liên kết, gia tăng quy mô, gia tăng giá trị
Sau một thời gian tích cực tuyên truyền, vận động, tư tưởng liên kết sản xuất
với nhau để cùng học tập, học hỏi kỹ thuật sản xuất, phát triển kinh tế hộgia đình
của hội viên nông dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, rất nhiều tổ hợp tác, chi
Hội nghề nghiệp tự phát hoạt động có hiệu quả từng bước mở rộng phạm vi hoạt
động, nội dung hợp tác để phát triển kinh tế tại vùng, khu vực. Hội viên nông dân tham gia tổ chức hội đã có nhiều sựtương tác, liên kết hơn trong phát triển kinh
tếcũng như trong sinh hoạt.
Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Phù Ninh, đến năm 2017, toàn
huyện Phù Ninh có 35 mô hình HTX, trong đó có 13.934 thành viên và có 10 tổ
hợp tác đã được đăng ký hoặc UBND cấp xã chứng nhận. Thu nhập bình quân
của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã, tổ hợp tác đạt 2,5 triệu
đồng/người/tháng. Riêng Hội Nông dân huyện Phù Ninh, đã trực tiếp chỉ đạo, tổ
chức tuyên truyền lồng ghép và hướng dẫn xây dựng củng cố 8 mô hình kinh tế
tại các xã: Trạm Thản, Liên Hoa, Gia Thanh, Trung Giáp, Tiên Du, Lệ Mỹ, Phú Mỹ,… đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm tại địa phương,
tăng thu nhập cho hội viên, nông dân. Đây là cơ sở tiếp tục hướng dẫn phát triển
kinh tế có hiệu quả dựa trên các mô hình đãvà đang được vay vốn từ nguồn quỹ
Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, trung ương để phát triển mô hình kinh tế tập thể.
c. Quỹ hội viên đóng góp tăng
Từ kết quả quỹ hội theo số liệu thống kê tại bảng 4.12 ta có thể thấy dự báo
cơ sở hội và số chi hội không có biến động, tuy nhiên quỹ hội năm 2016 có tốc độ
phát triển bằng 107,21% so với năm 2015, năm 2017 bằng 107,79% so với năm
2016, mức tăng đều qua các năm theo đúng mục tiêu, định hướng của Hội Nông dân huyện Phù Ninh thời gian qua. Về quy mô, đến hết năm 2017, quỹ hội của các chi hội trên địa bàn huyện đạt 1.218 triệu đồng, bình quân mỗi cơ sở hội quản lý 64,1 triệu đồng; so với năm 2015 quỹ hội đạt 1.130 triệu đồng, bình quân mỗi
cơ sở hội chỉ đạt 59,4 triệu đồng. Dự báo thời gian tới, với mức tăng bình quân
7% một năm, quỹ hội của huyện Phù Ninh sẽđạt xấp xỉ 1.300 triệu đồng để phục
vụ cho các hoạt động, các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh của hội viên, nông dân sau khi diễn ra Đại hội nhiệm kỳ 2018-2023 hứa hẹn có nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung và hình thức hoạt động so với nhiệm kỳ vừa qua.
Quỹ hội tăng hàng nămđã tạo điều kiện cho thêm hàng ngàn lượt hội viên
được tiếp cận nguồn vốn với chi phí rẻ, thời gian lâu dài. Kết quả của sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ thể hiện qua sựtăng trưởng đều đặn của nguồn quỹ hội, đáp ứng các nhu cầu vay vốn của hội viên khó khăn. Nhờ có nguồn quỹ hội dồi dào bên cạnh các nguồn hỗ trợ khác, Hội Nông dân huyện có thể tiếp tục triển khai các nội dung phát triển kinh tế hộ gia đình mạnh mẽ, rộng
rãi hơn nữa trong thời gian tới.
Hộp 4.3. Ý kiến của lãnh đạo Hội Nông dân huyện về tham gia hưởng lợi từ
sự phát triển kinh tế của hội viên
“ ... hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của hội viên không có nghĩa là các cấp tổ
chức hội hay bất cứ cá nhân cán bộ hội nào được hưởng lợi ích trực tiếp về vật chất. Hay nói cách khác, sự phát triển của từng hộ góp phần xây dựng tổ chức hội huyện Phù Ninh ngày càng lớn mạnh. Thực tế những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã
tham gia hỗ trợ cho hàng nghìn hộ phát triển kinh tế, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã
thoát nghèo, nhiều hộđã có thu nhập hàng trăm triệu đồng một tháng, được Huyện hội biểu dương, đưa thành các mô hình điểm để hội viên tham quan, học tập. Thành công của các hộnày là động lực để các hộ khác phấn đấu vươn lên. Về quỹ hội và các khoản
đóng góp xây dựng tổ chức hội cũng có sựthay đổi tích cực về sốlượng và chất lượng; thành công của các hộ trong phát triển kinh tế là thành công, là tiêu chỉ hoạt động cuối cùng của tổ chức Hội Nông dân.”
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu ông Hoàng Long Quân – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Ninh, lúc 9h15’ ngày 25/10/2017, tại trụ sở HND huyện
Qua phỏng vấn sâu lãnh đạo Hội Nông dân huyện, những đánh giá vềhưởng lợi của Hội từ sự phát triển kinh tế hộ của hội viên đã phần nào thể hiện mục đích,
tiêu chí hoạt động của các cấp Hội Nông dân huyện Phù Ninh.
d. Chủ động trong thực hiện đóng góp xây dựng Nông thôn mới
Các cấp Hội đã tích cực tham gia trong tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tự hiến đất, đóng góp kinh phí và công lao động để xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nhà, lớp học, nhà văn hoá khu dân cư và các công trình
phúc lợi khác ở địa phương. Qua đó, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của hội
viên ngày càng được nâng lên. Các hộ chủđộng, tình nguyện phối hợp với tổ chức
hội trong hiến đất, tài sản trên đất, kiến trúc,... làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Như bảng 4.9 đã thể hiện, kết quả nhân dân đóng góp tiền, ngày
công lao động, tự nguyện hiến đất tăng rất mạnh qua các năm, cụ thể: đóng góp tiền
mặt năm 2017 đạt 4.350 triệu đồng cao hơn năm 2016 và tăng gấp bốn lần năm
2015; hàng năm hội viên nông dân đóng góp bằng ngày công lao động ở mức rất
cao từ trên 6.800 đến 8.600 ngày để làm đường GTNT, GTNĐ, kênh mương; 3
năm qua đã vận động hàng trăm hộ hiến đất với tổng cộng trên 38.000 m2 đất
được tự nguyện hiến làm đường GTNT, GTNĐ;... Có thểđánh giá được rằng, hội
viên nông dân đã hiểu rõ ý nghĩa sự tham gia của Hội Nông dân các cấp tuyên
truyền, vận động xây dựng cơ sở hạ tầng, họ ý thức được tác dụng toàn diện của
một hạ tầng đồng bộ, khang trang tới cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế
hộ. Trong những năm trở lại đây, một số tuyến đường, tuyến kênh mương hư
hỏng, có thời gian sử dụng lâu, không đảm bảo được cường độ sử dụng đã được
người dân chủ động báo cáo với chính quyền địa phương thông qua kênh Hội
Nông dân cấp cơ sở để có phương án sửa chữa, xây mới theo hình thức “nhà
nước và nhân dân” cùng làm đã góp phần to lớn thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực thay đổi suy nghĩ cách tiếp cận phát triển kinh tế của các hộ.
4.1.7.2. Tham gia trong quản lý, đánh giá
Công tác kiểm tra, giám sát thời gian qua được Hội Nông dân các cấp chú trọng thực hiện đểđảm bảo kết quả hoạt động tham gia của hội trong sự phát triển kinh tế của các hộ là thực chất, hiệu quả, bền vững.
Bảng 4.15 thể hiện kết quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội Nông dân thời gian qua. Từ 2015 đến 2017, Hội Nông dân các cấp huyện Phù Ninh tổ
cuộc. So sánh các năm, bình quân số cuộc kiểm tra năm 2016, 2017 xấp xỉ nhau và bằng khoảng 116% so với năm 2015 trong đó số cuộc do huyện tổ chức tăng và
số cuộc do xã, thị trấn tổ chức giảm. Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện các Chỉ Thị, Nghị Quyết, của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước; Nghị quyết,
chương trình, Điều lệ Hội; kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn vốn uỷ thác
ngân hàng chính sách xã hội, quỹ Hội, Quỹ Hỗ trợnông dân; các chương trình dự
án do Hội quản lý; kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở; kiểm tra
hoạt động của các chi hội tại khu dân cư; kiểm tra sử dụng quỹ hội. Lồng ghép
vào đó là kiểm tra, nắm bắt các mô hình sản xuất – kinh doanh của các hộ, thăm
quan các mô hình làm kinh tế giỏi, sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn.
Tổ chức giám sát 9 cuộc tại 09 đơn vị. Nội dung giám sát: năm 2015 giám
sát việc sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí, giám sát việc thực hiện hỗ trợ cho
người sản xuất lúa theo Nghị định 42/2012/CĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa tại một số xã, thị trấn trong huyện; năm
2016 giám sát tại 3 xã Vĩnh phú, Bình Bộ, Tử Đà về việc triển khai thực hiện
Quyết định số673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 về việc Hội nông dân Việt Nam trực
tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình Đề án phát triển kinh
tế-văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2015; năm 2017 giám sát tại 03 xã
Tiên Du, Hạ Giáp, Trị Quận về sát việc triển khai, thực hiện quy trình tổ chức nhận ủy thác cho vay, quản lý sử dụng vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội.
Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra, giám sát các cấp Hội Nông dân huyện Phù Ninh
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
16/15 17/16 BQ
1. Số cuộc kiểm tra 112 131 130 116,96 99,24 107,74
- Cấp huyện 20 19 45 95,00 236,84 150,00
- Cấp xã, TT 92 101 85 109,78 84,16 96,12
2. Số cuộc giám sát 5 3 3 60,00 100,00 77,46
Nguồn: Hội Nông dân huyện Phù Ninh (2017)
Qua kiểm tra, giám sát các nội dung chi tiết, gắn với tình hình thực tế của
địa phương, cơ sở và căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình, Hội
Nông dân các cấp đã có các đánh giá cụ thể như: tổ chức hội ởcơ sở đã bám sát
tình hình hội viên, động viên và hướng dẫn kịp thời đối với các hội viên có nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, sử dụng đúng và hiệu quả quỹ hội, quản lý và
sử dụng đúng nguồn vốn ủy thác vay vốn của Ngân hàng chính sách; đối với các hộ vay vốn phát triển sản xuất đã tuân thủ các nguyên tắc cho vay, thu nộp lãi,
gốc đúng hạn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, kinh tế hộgia đình phát triển bền
vững, nhiều hộthoát nghèo vươn lên khá, giàu...
Để đưa công tác kiểm tra, đánh giá thành nội dung thường xuyên, hiệu quả
và có tính liên tục. Hàng năm, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện đều ban hành
Chương trình kiểm tra giám sát năm tương ứng, yêu cầu Ban Chấp hành hội cơ
sở trên cơ sở xây dựng Kế hoạch kiểm tra giám sát của đơn vị để thực hiện. Theo
đặc thù hoạt động chuyên môn của hội, các nội dung kiểm tra, giám sát của các cấp Hội Nông dân huyện Phù Ninh đều hướng tới hội viên, sự phát triển của hội
viên nông dân trên địa bàn. Thường xuyên phối hợp với các đoàn thể, cơ quan
chính quyền, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức kiểm tra tại cơ sở, tại tổ, hộ định kỳ hàng tháng, hàng quý; phối hợp chỉ đạo xử lý các sự vụ, vi phạm trong sử dụng các nguồn vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra làm tốt công tác quản lý các dựán đã được cấp vốn từ nguồn Quỹ hộ
trợ nông dân của Trung ương, tỉnh đang triển khai thực hiện trên địa bàn. Tiếp tục giới thiệu đề xuất các dự án mới tham gia vay vốn từ nguồn vốn nay.
4.1.8. Đánh giá chung về kết quả tham gia của Hội Nông dân huyện trong phát triển kinh tế hộ gia đình
4.1.8.1. Kết quả phát triển kinh tế hộ gia đình của hội viên nông dân trên
địa bàn
Hiện nay, huyện Phù Ninh có tổng số 26.946 hộ, sinh sống trong 19 xã, thị
trấn; mật độ dân sốlà 620.000 người/km2 tuy nhiên phân bốkhông đều, tập trung
ở trung tâm thị trấn, thị tứ và các xã gần trung tâm, có trục đường giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ chạy qua. Toàn huyện có khoảng 54% số hộđang làm
các ngành, nghề liên quan đến nông – lâm nghiệp và thủy sản; 28% số hộ đang
làm trong ngành xây dựng, công nghiệp; 18% số hộ làm dịch vụ.
Theo thống kê, Hội Nông dân huyện Phù Ninh có 15.815 hội viên tương
ứng với 12.825 hộ bằng gần 90% số hộ nông nghiệp của huyện, trong đó theo phân loại của Hội thì số hộ khá, giàu chiếm 30,21%, hộ trung bình chiến 66,24% và hộ nghèo chiếm 3,55%. Kết quả xóa hộ nghèo do Hội Nông dân trực tiếp hỗ
trợ được thể hiện ở bảng 4.16 dưới đây. Xét qua các năm, số lượng hộ gần như