Dịch tễ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mán mắc tiêu chảy do virus porcine epidemic diarrhea PED (Trang 25 - 28)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TIÊU CHẢY DO VIRUS

2.3.3. Dịch tễ học

2.3.3.1. Loài vật mắc bệnh

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), bệnh xảy ra ở lồi lợn. Lợn có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Trong nhiều ổ dịch tỷ lệ lợn ốm lên đến 100%, tỷ lệ chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng cũng có thể rất cao đến 100%.

- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 0 - 5 ngày tuổi: tỷ lệ chết 100%.

- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 6 - 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết khoảng 50%. - Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi > 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết khoảng 30%.

2.3.3.2. Phương thức truyền lây

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), bệnh tiêu chảy do virus (PED) xảy ra quanh năm nhưng phổ biến thường xuất hiện vào mùa đông do virus có khả năng chịu với nhiệt độ lạnh, khơng bền với nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.

Virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Lợn mang trùng thải virus qua phân hoặc dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống thừa nhiễm virus hoặc do việc nhập lợn mới (lợn mang trùng hoặc lợn nhiễm bệnh PED) vào trong trại là nguồn lây lan bệnh. Phương thức truyền lây của bệnh không khác với cách lây lan của bệnh TGE.

Khi đàn lợn đã mắc bệnh, virus thường tồn tại dai dẳng, là nguyên nhân gây tiêu chảy cho đàn lợn sau khi cai sữa.

2.3.3.3. Cơ chế sinh bệnh

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), để nghiên cứu cơ chế sinh bệnh của PEDV, người ta sử dụng lợn con sinh ra không được bú sữa đầu.

Cho lợn 3 ngày tuổi uống virus chủng CV777, sau 22 - 36 giờ lợn bắt đầu có biểu bệnh. Bằng kính hiển vi điện tử, quan sát thấy virus nhân lên đầu tiên trong tế bào chất của các tế bào biểu mô lông nhung từ ruột non xuống hết kết tràng. Tại ruột non, tế bào nhiễm virus bị phá hủy khiến cho lông nhung ngắn lại (tỷ lệ chiều cao và độ dày của lông nhung thay đổi từ 7:1 xuống cịn 3:1) tuy nhiên khơng quan sát được tế bào biểu mô kết tràng bị phá hủy.

Cơ chế sinh bệnh ở ruột non của PEDV cũng giống như TEGV, tuy nhiên do thời gian nhân lên của PEDV trong ruột non chậm hơn nên thời gian nung bệnh thường dài hơn so với TEGV. Khơng có bằng chứng cho thấy sự nhân lên của virus ở các tế bào bên ngồi đường tiêu hóa.

Cơ chế sinh bệnh của PEDV ở lợn lớn không được nghiên cứu chi tiết, nhưng người ta vẫn ghi nhận có sự nhân lên của virus trong tế bào biểu mô ở cả ruột non và kết tràng. Tuy nhiên, hiện tượng một số lợn thịt bị chết đột ngột, cơ lưng bị hoại tử cấp tính vẫn chưa được làm sáng tỏ.

2.3.3.4. Triệu chứng của lợn mắc tiêu chảy do virus (PED)

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), triệu chứng đặc trưng khi lợn mắc bệnh tiêu chảy do virus (PED) là hiện tượng lợn bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy phân nhiều nước. Lợn con theo mẹ: lười bú, ỉa chảy, phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa khơng tiêu, nơn mửa, lợn con sụt cân nhanh do mất nước. Triệu chứng điển hình là lợn con thích nằm lên bụng mẹ, điều trị bằng kháng sinh đặc trị tiêu chảy khơng có hiệu quả.

Trong thực tế triệu chứng đầu tiên là lợn trên 1 tuần tuổi có biểu hiện nơn mửa, 5 - 6 con trong 1 đàn sau đó tăng lên nhiều đàn trong thời gian ngắn, sau đó khoảng 4 - 5 tiếng thì lợn tiêu chảy hàng loạt. Sau 1 - 2 ngày lợn mẹ bắt đầu bỏ ăn, kế đến là tiêu chảy, sau 4 - 5 ngày lợn mẹ trở lại bình thường hồn tồn, sau đó lợn con cũng trở lại bình thường, nhưng lợn con mới đẻ ra thì chết 100% kéo dài đến 10 ngày, kể từ khi cho ăn ruột lợn, khi heo mẹ đã tạo được kháng thể tốt.

Nếu dịch xảy ra ở đàn lợn sinh sản, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết rất khác nhau.Một số trại lợn mọi lứa tuổi đều mắc tỷ lệ lên đến 100%. Bệnh xảy ra tương tự như bệnh TGE, chỉ khác tốc độ lây lan trong đàn chậm hơn (mất 4 - 6 tuần) và đôi khi tỷ lệ chết ở đàn sơ sinh thấp.

Lợn 1 tuần tuổi sau khi bị tiêu chảy kéo dài 3-4 ngày thường bị chết do mất nước. Tỷ lệ chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng cũng có thể lên đến 100%.

Lợn trưởng thành thường khỏi sau 1 tuần. Tại những trại sau khi có ổ dịch cấp tính xảy ra, lợn sau cai sữa 2 - 3 tuần thường bị tiêu chảy và lây lan bệnh cho lợn mới nhập đàn.

Trong những năm gần đây, các ổ dịch xảy ra tại Châu Âu có tỷ lệ lợn sơ sinh chết thấp nhưng các ổ dịch tại Nhật Bản và Hàn Quốc lại cho thấy tỷ lệ lợn sơ sinh chết rất cao.

Lợn nuôi vỗ béo khi mắc bệnh có triệu chứng nặng hơn so với bệnh TGE. Lợn có biểu hiện đau bụng, nhưng thường qua khỏi sau 7 - 10 ngày.Tỷ lệ chết từ 1 - 3%, thường chết ở thể cấp tính khi mới đi ỉa ở giai đoạn đầu hoặc chưa có biểu hiện tiêu chảy. Vùng cơ lưng của những lợn chết thể cấp tính thường hay bị hoại tử.

2.3.3.5. Bệnh tích của lợn mắc tiêu chảy do virus (PED) * Tổn thương đại thể

Do biểu hiện triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên đường tiêu hóa nên biến đổi bệnh lý trên đường tiêu hóa cũng rất đặc trưng.

Dạ dày căng chứa đầy dịch sữa không tiêu màu trắng đục hoặc màu vàng của dịch mật.Ruột non màu nhợt nhạt, chứa đầy dịch lỏng màu vàng hoặc sữa khơng tiêu vón cục. Các hạch ruột sung huyết, xuất huyết. Thành ruột lợn con mỏng và có thể nhìn xun qua.

Theo Jazukovoj K.N. and Niconxkij (1983), cho biết: Khi bị ỉa chảy nặng những lợn cịn sống có biến đổi bệnh lý tương đối điển hình là dạ dày thường căng chướng trong chứa đầy sữa vón cục khơng tiêu, xung huyết nặng niêm mạc dạ dày, ruột non. Trên một đoạn dài ở nhiều con thấy xuất huyết niêm mạc ruột.

Ngồi ra cịn thấy thành ruột mỏng và trong suốt có thể do lơng nhung bị bào mịn, xuất huyết, chứa nhiều chất lỏng thối, hạch ruột sưng thủy thũng, đặc biệt là ở không tràng và hồi tràng, dẫn theo (Đào trọng Đạt và cs., 1995).

* Tổn thương vi thể

Các biến đổi bệnh lý vi thể có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiêu chảy do virus (PED). Khi quan sát tiêu bản ruột của lợn mắc bệnh PED thấy sung huyết hạ niêm mạc, lông nhung ruột sung huyết, tù đầu…(Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mán mắc tiêu chảy do virus porcine epidemic diarrhea PED (Trang 25 - 28)