Điều trị bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mán mắc tiêu chảy do virus porcine epidemic diarrhea PED (Trang 31 - 33)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TIÊU CHẢY DO VIRUS

2.3.6. Điều trị bệnh

(1981); Potopalsky et al. (1983), cho biết có một vài hợp chất kháng virus có tác dụng ngăn cản virus phát triển trên tế bào nuôi như amuntadine và isathiazone. Vẫn đang trong q trình thí nghiệm tìm kiếm chất diệt virus (viricide).

Lợn con ỉa chảy gây nên mất nước và giảm canxi huyết, theo kinh nghiệm cho thấy việc bổ xung điều trị bằng truyền dịch và bằng chế phẩm sinh học, cho lợn con đạt kết quả rất tốt. Khiến tỷ lệ chết ở lợn bệnh 3-4 ngày tuổi giảm đi khá nhiều.

Lợn con theo mẹ nếu bị mắc bệnh cho uống nước tự do để hạn chế hiện tượng mất nước. Lợn con vỗ béo nên cho nhịn ăn.

Lợn con lớn hơn 7 ngày tuổicho uống kháng sinh Amoxycillin- Colistin, tiêm kháng sinh Ampisur, Apramycin để phòng vi khuẩn kế phát như: Salmonella, Clostridiumperfringens, E.coli... Pha Glucose 5% và Electrolyte cho lợn uống để chống mất nước do tiêu chảy. Nếu đến lúc lợn cai sữa có trọng lượng nhỏ hơn 4,5kg nên loại thải do lợn sẽ bài thải virus ra môi trường và gây bệnh cho lợn khác.

Tự tạo miễn dịch cho lợn con bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột của lợn con trước khi đẻ là biện pháp phịng chống bệnh có hiệu quả .

Phương pháp tiến hành:

- Lấy ruột của 2 - 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do virus (PED) đang còn sống, chưa được điều trị thuốc, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay, xay nhỏ.

- Trộn hỗn hợp thu được với 1lít nước cất. Lọc qua vải gạc lấy phần nước trong, cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn với thức ăn trong toàn trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn (mỗi con 10ml).

Quản lý và chăm sóc đàn mắc bệnh.

Quản lý, chăm sóc là cách hiệu quả và ít tốn kém nhất để giảm đàn bị nhiễm virus gây bệnh. Nó khơng chỉ trực tiếp cứu các con đã nhiễm bệnh mà còn phòng nhiễm sang các con khác, quan trọng hơn là tránh lây lan truyền sang các đàn khác trong vùng.

Rất khó đưa ra lời khuyến cáo chung cho các đàn bị nhiễm bệnh vì mỗi đàn đều khác nhau về chuồng trại, thời gian đẻ, mục đích ni, khả năng nhân công và các yếu tố khác ảnh hưởng đến các quyết định điều hành. Do đó để cần

nắm rõ quá trình sinh bệnh, dịch tễ học và miễn dịch học của bệnh nên tập trung vào một số vấn đề sau:

- Lợn nái đẻ trong 10 ngày hoặc 2 tuần sau khi bắt đầu một ổ dịch cần chuyển qua các khu vực khác. Điều này làm giảm khả năng đàn con bị nhiễm bệnh và rút ngắn thời gian nơi đẻ bị ô nhiễm.

- Ở các đàn nhiễm virus, người ta gây nhiễm cho các lợn chửa bằng virus đang có trong trại có thể mang lại hiệu quả. Theo kinh nghiệm chăn nuôi là nghiền ruột có chứa virus của các lợn nái nhiễm bệnh trong nước và trộn vào thức ăn lợn nái. Với cách làm này chưa thấy trường hợp nào cho lợn nái ăn virus sống lại gây xảy thai hoặc nhiễm trùng tử cung ở nái chửa. Nái nhiễm bệnh phát triển độ miễn dịch khoảng 10 ngày và trở nên mạnh hơn trong vài tuần sau.

Ở các đàn nhiễm virus, theo kinh nghiệm chăn nuôi, người ta gây nhiễm cho các lợn chửa bằng virus đang có trong trại có thể phịng, chống bệnh có hiệu quả bằng cách cho lợn mẹ ăn ruột của lợn con đã nhiễm bệnh PED trước khi đẻ.

Cách cho ăn chế phẩm ruột non: Cho lợn nái hậu bị, nái cai sữa và nái

mang thai tới 14 tuần ăn chế phẩm ruột non. Lưu ý: Không cho lợn nái mang thai trên 15 tuần và nái đang nuôi con ăn do lợn nái sẽ truyền bệnh cho lợn con. Một bộ ruột chia đều cho 20 nái ăn, sau khi lợn nái ăn sẽ có biểu hiện tiêu chảy nhẹ. Nếu lợn nái ăn chế phẩm ruột nhưng chưa có biểu hiện tiêu chảy thì cho lợn ăn tiếp với liều lượng tăng dần cho đến khi nái tiêu chảy. Khi cho lợn nái ăn chế phẩm ruột, nên tiêm kháng sinh Dynamutilin 20% hoặc Ampisur cho nái phòng vi khuẩn kế phát như: Clostridium perfringens, Salmonella, Ileitis, hồng lỵ. Miễn dịch sẽ có sau khi lợn nái có biểu hiện tiêu chảy 2 - 3 tuần. Nái mang thai đã được cho ăn chế phẩm ruột thì sau khi sinh con sẽ truyền kháng thể cho lợn con qua sữa đầu và lợn con sẽ có khả năng miễn dịch đối với bệnh này.

- Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau 3 tuần dập tắt được dịch bệnh trong toàn trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mán mắc tiêu chảy do virus porcine epidemic diarrhea PED (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)