KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mán mắc tiêu chảy do virus porcine epidemic diarrhea PED (Trang 58)

- Các chỉ số hồng cầu

Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hồng cầu ở lợn mắc PED và lợn đối chứng được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Các chỉ số hồng cầu ở lợn Mán mắc PED (2 tuần tuổi)

Chỉ tiêu Thí nghiệm (X  mX) Đối chứng (X mX)

Số lượng hồng cầu (triệu/ µl) 4,45 0,27* 6,350,48

Hàm lượng Hb (g/l) 93,40 4,50* 128,605,90

Tỷ khối huyết cầu (%) 32,25 2,15* 42,552,73

Thể tích TBHC (fl) 72,471,97* 67,000,45

Lượng HbTBHC (pg) 20,990,55 20,251,05

Nông độ HbTBHC (g/l) 289,612,54 304,381,85

* Khác nhau có ý nghĩa so với đối chứng, p< 0,05

- Số lượng hồng cầu:

Kết quả bảng 4.12 cho thấy số lượng hồng cầu ở lợn Mán mắc PED giảm xuống còn 4,45 (triệu/µl); trong khi lợn đối chứng là 6,35 (triệu/µl).

Theo Perk và cs. (1964); Coles (1967), số lượng hồng cầu của lợn trung bình là 6,50 (triệu/µl) giao động từ 5,00 - 8,00 (triệu/µl). Schmidt, D.A (1986), số lượng hồng cầu giao động từ 5,7 - 8,3 (triệu/µl), trung bình 7 (triệu/µl).

Theo Bùi Trần Anh Đào (2009), số lượng Hồng cầu của lợn Yorshire là 6,46 (triệu/µl)

- Ở lợn Mán hàm lượng huyết sắc tố là 128,60 (g/l); ở lợn mắc PED hàm lượng huyết sắc tố giảm xuống còn 93,40 (g/l) (p<0,05)

- Tỷ khối hồng cầu (Hematocrit) tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc xác định tỷ khối hồng cầu có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Trong nghiên cứu này, tỷ khối hồng cầu của lợn khỏe là 42,55% và ở lợn mắc PED giảm xuống còn 32,25 % (p<0,05). Ở lợn

khỏe, tỷ khối hồng cầu của lợn dao động từ 36 – 43%. Như vậy, kết quả tỷ khối hồng cầu ở lợn Mán khỏe trong nghiên cứu này cao hơn kết quả trên. Tỷ khối hồng cầu ở lợn mắc PED giảm, theo chúng tôi, nguyên nhân là do số lượng hồng cầu và hàm lượng Hb ở lợn mắc PED giảm. Sự giảm tỷ khối huyết cầu chứng tỏ máu của lợn mắc PED bị loãng rõ rệt. Sự giảm đồng thời của số lượng hồng cầu, hàm lượng Hemoglobin và tỷ khối huyết cầu là cơ chế cơ bản gây thiếu oxy ở lợn mắc PED làm cho lợn bệnh có biểu hiện thở nhanh và tăng nhịp đập của tim. (Jubb Kennedy and Palmer, 2006).

- Thể tích bình quân của hồng cầu (MCV) ở lợn khỏe là 67,00(fl) với lợn Mán, trong khi lợn mắc PED có thể tích bình quân của hồng cầu là 72,47 (fl) với lợn Mán. Như vậy, khi lợn mắc PED, thể tích bình quân của hồng cầu lớn hơn so với lợn bình thường (p<0,05). Sự tăng thể tích này chứng tỏ khi tiêu chảy mất nước nghiêm trọng, số lượng hồng cầu, hàm lượng Hb và protein tổng số giảm, cơ thể lợn đã phải huy động nước để duy trì tuần hoàn, gây loãng máu, làm tăng thể tích bình quân hồng cầu.

- Các chỉ số bạch cầu:

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát các chỉ số bạch cầu ở lợn Mán mắc PED Chỉ tiêu Thí nghiệm (X  mX) Đối chứng (X mX)

Số lượng Bạch cầu (nghìn/µl) 8,85 1,20* 15,25  1,83 Bạch cầu trung tính (%) 60,45  4,02* 38,50  2,27

Bạch cầu ái toan (%) 5,70  1,09 5,05  1,04

Bạch cầu ái kiềm (%) 0,75  0,49 0,65  0,58

Bạch cầu đơn nhân (%) 1,80  0,59* 6,30  1,14

Bạch cầu lympho (%) 31,30  3,78* 49,50  1,79

* Khác nhau có ý nghĩa so với đối chứng, p< 0,05

Kết quả bảng 4.13 cho thấy số lượng bạch cầu ở lợn khỏe là:15,25 (nghìn/µl) đối với lợn Mán, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Luke, D (1993). Lợn mắc PED có số lượng bạch cầu giảm rõ rệt so với lợn khỏe và giá trị này là 8,85 (nghìn/µl) (p<0,05) đối với lợn Mán. Theo Bùi Trần Anh Đào (2009), khi lợn Yorshire mắc bệnh Dịch tả số lượng bạch cầu cũng giảm rõ rệt chỉ còn

8,35 (nghìn/µl). Như vậy, hiện tượng giảm bạch cầu là một trong những chỉ số để đánh giá lợn bị nghi mắc PED.

Về tỷ lệ các loại bạch cầu, chúng tôi thấy ở lợn mắc PED tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên rõ rệt so với lợn đối chứng. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính của lợn Mán tăng 21,95% so với đối chứng (p<0,05).

Cùng với sự tăng của bạch cầu đa nhân trung tính là sự giảm tương ứng tỷ lệ tế bào lympho: ở lợn rừng là 15,78 % và lợn Mán là: 18,2 % (p<0,05).

Theo Bùi Trần Anh Đào (2009), khi lợn Yorshire mắc bệnh Dịch tả tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng 23, 85% và tỷ lệ bạch cầu lympho giảm 20,7 % so với đối chứng.

Các loại bạch cầu khác như bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn không có sự sai khác giữa lợn mắc PED và lợn đối chứng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu đã đạt được ở trên chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn Mán nuôi tại 3 huyện thuộc tỉnh Hà Giang khá cao. Trong các huyện được điều tra, lợn nuôi tại huyện Hoàng Su Phì có tỷ lệ mắc bệnh trung bình (31,82%), tỷ lệ chết (10,61%), tỷ lệ tử vong (33,33%); huyện Bắc Quang có tỷ lệ mắc bệnh trung bình là (30,58%), tỷ lệ chết (10,06%) và tỷ lệ tử vong (32,88%); huyện Vị Xuyên có tỷ lệ mắc bệnh trung bình (29,11%), tỷ lệ chết (8,49%) và tỷ lệ tử vong (27,90%).

2. Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT – PCR cho kết quả như: mẫu ruột có tỷ lệ dương tính 79,4%, mẫu hạch ruột có tỷ lệ dương tính 73,5%, mẫu phân có tỷ lệ dương tính 52,9%.

3. Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng khi lợn Mán mắc PED là hiện tượng ủ rũ, mệt mỏi(100%), phân lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không tiêu (100%), gầy gò(100%), mắt trũng sâu(85%), lợn con thở nhanh và nằm dồn đống(81,5%). Ngoài ra còn có triệu chứng: thích nằm trên bụng mẹ, lợn con uống nhiều nước, lợn con bỏ ăn, giảm ăn lười bú.

4. Bệnh tích đại thể chủ yếu bao gồm: Xác chết gầy(100%), dạ dày căng phồng chứa dịch sữa không tiêu(100%), ruột non căng phồng, có dịch bọt màu vàng trong ruột non(100%); ngoài ra còn có những bệnh tích: hạch lympho màng treo ruột sung huyết xuất huyết, hạch lâm ba màng treo ruột sung huyết, xuất huyết gan sưng, nhạt màu.

5. Biến đổi bệnh lý vi thể: Lông nhung bị phá hủy, các nang lympho ở hạ niêm mạc tăng sinh, sung huyết, xuất huyết ruột, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm, thoái hóa, hoại tử niêm mạc ruột. Hạch lympho xuất huyết; gan tụ huyết, thoái hóa tế bào, thận, phổi sung huyết, thoái hóa tế bào.

6. Lợn mắc PED có một số các đặc điểm huyết học như sau:

- Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu, số lượng bạch cầu giảm so với lợn khỏe.

- Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong công thức bạch cầu tăng cao, trong khi đó bạch cầu đơn nhân lớn và tế bào lympho giảm đi.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục nghiên cứu chi tiết đặc điểm dịch tễ của lợn mắc tiêu chảy do virus PED để tìm ra nguyên nhân chính, các thiệt hại mà bệnh gây ra.

2. Tiếp tục ứng dụng phản ứng RT-PCR với các loại mẫu bệnh phẩm khác nhau như: nước bọt, thực quản….để chẩn đoán phát hiện sớm virus khi lợn mắc PED từ đó đưa ra những biện pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao giảm thiệt hại cho người chăn nuôi

3. Nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh, nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy của lợn ở từng giai đoạn phát triển. Để xây dựng hoàn thiện các quy trình phòng bệnh.

4. Do việc làm tiêu bản vi thể để nghiên cứu sau 10-15 ngày mới cho kết quả nên đề nghị tiếp tục nghiên cứu bệnh PED trên lợn Mán gây ra ở các lứa tuổi khác nhau với dung lượng mẫu lớn, trên phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Hữu Nam, Bùi Thị Tố Nga Một số đặc điểm huyết học ở lợn mắc bệnh dịch tả Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y tập XVI số 4 / 2009 2. Bộ Khoa học & Công nghệ, 2010, Tiêu chuẩn TCVN 8402:2010- Bệnh động vật,

Quy trình mổ khám, ban hành theo quyết định 2339/QĐ-BKHCN.

3. Cù Hữu Phú và cộng sự (2004). Lựa chọn chủng E.coli để chế tạo Autovacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ, Viện thú y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 110 - 111.

4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và Lê Ngọc Mỹ (1995). Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Kháng (2000). Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Đoàn Kim Dung (2004). Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Duy Tiến (2011). Tình hình bệnh tiêu chảy cấp trên heo tại các tỉnh phía nam Việt Nam,http://www.ildex.com.vn_viewer.aspx?fileName/upload/docu ment/13PEDVN.pdf

8. Hồ Soái và Đinh Thị Bích Lân (2005). Xác định nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở lợn con tại xí nghiệp lợn giống Triệu Hải - Quảng Trị và thử nghiệm phác đồ điều trị, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 12 (5): tr. 26 -34.

9. Hoàng Văn Tuấn (1998). Bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn hướng nạc tại trại lợn Yên Định và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

10. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo và Trần Thị Hạnh (1998). Kết quả điều tra tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn trong một số trang trại lợn giống hướng nạc, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 5(4): tr. 61-64.

11. Lê Thị Tài và cộng sự (1997). Sản xuất viên Subtilis để phòng và điều trịchứng nhiễm trùng đường ruột, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Tr. 453-458. 12. Lê Văn Tạo (2006). Viện thú y Quốc Gia, tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số

3/2006, tr. 75-78.

13. Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011). Giáo trình bệnh truyền nhiễm Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 210- 213.

14. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004). Một số bệnh quan trọng của lợn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

15. Nguyễn Kim Thành (1999). Bệnh giun tròn ký sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997). Giáo trình vi

sinh vật thú y, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên và Trần Lan Hương (2001). Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Như Thanh (2001). Dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 22 - 23.

19. Nguyễn Như Pho (2003). Bệnh tiêu chảy ở heo, NXB Nông nghiệp, TP.Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Thị Kim Lan (2004). Thử nghiệm phòng và trị bệnh E.coli dung huyết cho lợn con ở Thái Nguyên và Bắc Giang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 12 (3): tr. 35-39.

21. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân và Lê Minh (2006a). Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 13 (3): tr. 36 - 40.

22. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân và Lê Minh (2006b). Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên, Tạp chí khoa hoc kỹ thuật thú y, 13 (4): tr. 92 - 96.

23. Nguyễn Ngọc Hải (2011). Dịch tiêu chảy cấp trên heo, truy cập ngày 22/5/2012 từ http: //heo.com.vn

24. Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hoa, Yamaguchi(2014). Một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 11 (2), tr. 43 - 55.

25. Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Lan, Bùi Trần Anh Đào (2016). Giáo trình Bệnh lý Thú y II. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 67-69.

26. Nguyễn Tất Toàn và cs, (2012). Phát hiện virut gây bệnh tiêu chảy cấp (PEDV) trên heo ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. (5). tr. 26 – 30.

27. Nguyễn Quang Mai (2004). Sinh lý người và động vật, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. Niconxki.V.V (1986). Bệnh lợn con. Phạm Quân, Nguyễn Đình Trí dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998). Stress trong đời sống con người và vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

30. Phạm Ngọc Thạch (2005). Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội I - Khoa Chăn nuôi thú y, Hà Nội, tr. 2-3.

31. Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục (1996). Giáo trình ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

32. Sử An Ninh (1993). Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, ẩm độ thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng. Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I (1991-1993), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48.

33. Sử An Ninh, Dương Quang Hưng và Nguyễn Đức Tâm (1981). Tìm hiểu hội chứng stress trong bệnh phân trắng lợn con, Tạp chí nông nghiệp và công nghệ thực phẩm.

34. Tạ Thị Vịnh (1996). Những biến đổi bệnh lý ở đường ruột trong bệnh phân trắng ở lợn con, Luận án phó tiến sỹ Nông Nghiệp, tr. 93- 100.

35. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh (2001), Sinh lý động vật và người, NXB Khoa học kỹ thuật.

36. Vũ Triệu An (1978). Đại cương sinh lý bệnh học, NXB Y học, Hà Nội. 37. Vũ Triệu An (1999). Bài giảng sinh lý bệnh, NXB Y học, Hà Nội.

38. Vũ Triệu An (2000). Đại cương sinh lý bệnh gia súc, NXB Y học, Hà Nội.

39. Vũ Thị Lan Hương (2007). Nghiên cứu tình hình phơi nhiễm các virus: Transmissible Gastroenteritis Virus (TGEV), Porcine Epidemic Diarrhea Virus (PEDV) và Rotavirus ở lợn bằng phương pháp Ab-ELISA.

Tiếng Anh:

40. Bergenland H.U., Fairbrother J.N., Nilson N.O., Pohlenz J.F. (1992). Escherichia coli infection Diseases of swine, Iowa stale University press/AMES, IOWA U.S.A.7th Edition, pp. 487-488.

41. Bush, J.A; Berlin, N.I; Jensen, W.N; Bill, A.B and Witrobe, M.M.(1995). Erythocyte life span in growing swine as determined by glycin, J.Exp.Med.

42. Debouck P, Pensaert M, Coussement W, (1981). The pathogenesis of an enteric infection in pigs, experimentally induced by the coronavirus–like agent, CV 777,

Vet Microbiol.

43. Virus (PEDV) isolates from southern Vietnam during 2009 - 2010 outbreaks. Thai J Vet Med. 41(2): 55- 64.

44. Ducatelle R, Coussement W, Debouck P, Hoorens J. (1982). Pathology of experimental CV777coronavirus enteritis in piglets. II. Electron microscopic study. Vet Pathol.

45. Jubb Kennedy and Palmer (2006). Pathology of Domestic Animals. Fithve edition. Volume 3. pp. 79-85.

46. Khooteng Hoat (1995). Hội thảo khoa học tại Cục Thú y ngày 10 - 11/3/1995, Hà Nội, pp. 2-13.

47. Luke, D (1993), The differene Leukocyte Count in the normal pig, J. Comp. path and Thearp, pp. 63.

48. Nilson O.etal (1984). Epidemiology of porcine Neonatal Steatorr hoea in swedenI. Prevalence and clinical significame of cocidal and Rotaviral infection, Scan S.of vet Science, 1984.

49. 88. Park B, Daesub Song, (2012) Porcine epidemic diarrhoea virus: a comprehensive review of molecular epidemiology, diagnosis, and vaccines. Virus Genes; 44: pp. 167 – 175.

50. Pensaert MB, Debouck P, Reynolds DJ, (1981) An immunoelectron microscopic and immunofluorescent study on the antigenic relationship between the coronavirus–like agent, CV 777, and several coronaviruses. Arch Virol; 68(1): pp. 45-52.

51. Prophet, E.B. and A.F.I.O. Pathology.(1992). Laboratory methods in histotechnology, American Registry of Pathology.

52. Sueyoshi M, Tsuda T, Yamazaki K, Yoshida K, Nakazawa M, Sato K, Minami T, Iwashita K, Wantanabe M, Suzuki Y, (1995) An immunohisochemical investigation of Porcine epidemic diarrhoea. Jcomp Pathol. 113(1): pp. 59-67. 53. The Merck veterinary manual. Hematologic Reference Ranges.

http://www.merckvetmanual.com/mvm/htm/bc/tref6.htm

54. 33. Wood EN, (1977) An apparently new syndrome of Porcine Epidemic Diarrhoea. Vet.Rec, 100: pp. 243 – 244.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mán mắc tiêu chảy do virus porcine epidemic diarrhea PED (Trang 58)