Tiếp cận qua các tổ chức tuyển dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 75 - 78)

Có nhiều hình thức tuyển dùng khác nhau, bao gồm tuyển chọn và thi tuyển trực tiếp, tuyển dụng qua các kênh trung gian và tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo chí, Internet. Hình thức tuyển dụng qua trung gian, qua các phương tiện thông tin đại chúng thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Các hình thức tuyển dụng càng phong phú thì cơ hội tiếp cận việc làm của người lao động nói chung và sinh viên nói riêng càng cao.

Bảng 4.10. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm năm 2017

TT

Chỉ tiêu Số lượng SV

lựachọn Số lượng SV tìm được việc làm Tỷ lệ SV có việc làm (%)

1 Hệ Cao đẳng 170 154 90,59

2 Hệ Trung cấp 170 132 77,65

Tổng cộng 340 286 84,12

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua số liệu tại bảng 4.10, trong 340 sinh viên được điều tra có 170 sinh viên hệ CĐ, 170 sinh viên hệ TC, tất cả sinh viên này tự tìm đến nhà tuyển dụng. Số lượng sinh viên tìm được việc làm chiếm tỷ lệ cao, hệ CĐ đạt 90,59%, hệ TC đạt

77,65%, trung bình trung là 84,12%. Số sinh viên chủ yếu làm tại các doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 4.11. Tỷ lệsinh sinh viên làm đúng ngành nghề TT Ngành nghề Hệcao đẳng Tỷ lệ (%) Hệ Trung cấp Tỷ lệ (%) 1 Đúng nghề 46 29,87 31 23,48 2 Không đúng nghề 108 70,13 101 76,51 Tổng 154 100,00 132 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Hệ cao đẳng nghề có số sinh viên làm đúng ngành nghề là 46 (chiếm 29,87%), không đúng ngành nghề là 108 (chiếm 70,13%).

Hệ trung cấp nghề có số sinh viên làm đúng ngành nghề là 31 (chiếm 23,48%), không đúng ngành nghề là 101 (chiếm 76,51%).

Như vậy, tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề chiếm tỷ lệ thấp (dưới 30%). Ngược lại, số sinh viên ra trường không làm đúng chuyên ngành chiếm tỷ lệ cao trên 70%. Vấn đề đưa ra, tại sao sinh viên ra trường không làm đúng chuyên ngành? Nguyên nhân: Thứ nhất, sinh viên chưa đủ năng lực, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ hai, sinh viên lựa chọn sai ngành nghề. Thứ ba, mức thu nhập thâp không đảm bảo chi phí. Thứtư, sinh viên không tiếp cận được với doanh nghiệp tuyển dụng.

Qua số liệu điều tra đối với 340 sinh viên còn đang theo học cho thấy, có 17 học sinh sinh viên chủ động trong việc tìm kiếm việc làm (chiếm 5%), tuy nhiên công việc này chủ yếu là bán thời gian và không đúng chuyên ngành.

Trong cuộc điều tra đối với 340 học sinh sinh viên mới tốt nghiệp thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.12. Tỷ lệsinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

TT Chỉ tiêu về việc làm Sốlượng (n=286) Tỷ lệ (%)

1 Có việc làm ngay 82 28,67

2 Có việc làm trong vòng 6 tháng 153 53,5

3 Có việc làm sau 6 tháng 51 17,83

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Như vậy, sốlượng sinh viên ra trường có việc làm chủ yếu là trong vòng 6 tháng, cụ thể: Có việc làm trong vòng 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (53,5%); Tiếp theo là có việc làm ngay chiếm 28,67 và có việc làm sau 6 tháng là 17,83%.

Sinh viên ra trường làm việc cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau, cụ thể:

Bảng 4.13. Tỷ lệ sinh viên làm việc tại các thành phần kinh tếnăm 2017

TT Thành phần kinh tế đăng kýHồ sơ Hồ sơ đạt yêu cầu làm việcSố SV Tỷ lệ làm việc (%)

1 DN tư nhân 340 340 269 94,06 2 DN nhà nước 4 2 0 0 3 Đơn vị hành chính sự nghiệp 6 4 2 0,7 4

DN có vốn đầu tư nước ngoài 125 15 15 5,24

Tổng - - 286 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua số liệu điều tra của 340 sinh viên thể hiện trên bảng 4.13 ta thấy rằng, sinh viên chủ yếu làm tại DN tư nhân (94,06%), chỉ có 2 sinh viên làm tại Đơn vị hành chính sự nghiệp (0,7%) và 15 sinh viên làm tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (5,24%) trên tổng số sinh viên có việc làm.

Bảng 4.14: Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp

TT Mức thu nhập Sốlượng (n=286)

1 Dưới 3 triệu đồng/ tháng 2

2 Từ 3 – 5 triệu đồng/ tháng 190

3 Từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng 79

4 Trên 7 triệu đồng/ tháng 15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Thu nhập bình quân của sinh viên mới ra trường là 4,7 triệu.

Số sinh viên đăng ký chủ yếu là DN tư nhân, ở đó điều kiện trúng tuyển dễ dàng hơn, yêu cầu khắt khe đối với sinh viên không cao. Mức lương chi trả cho sinh viên không cao, dao động từ 3- 7 triệu/tháng.

Số sinh viên đăng ký vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường thấp vì yêu cầu làm việc khắt khe, phải trải qua nhiều đợt kiểm tra, phỏng vấn, nhưng bù lại mức thu nhập tại Công ty này rất cao (cao hơn nhiều so với của DN tư nhân) trên 7 triệu/tháng (tùy từng vị trí làm việc).

Đơn vị hành chính sự nghiệp có đặc thù riêng, tuy nhiên theo kết quảđiều tra sốlượng sinh viên làm việc tại nơi này là 2người chiếm 0,7%.

Có thể thấy, sinh viên chủ yếu làm tại các DN tư nhân, ở đó điều kiện làm việc thoải mái hơn, mặc dù thu nhập cũng chỉbù đắp được chi phí sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên đây cũng là tâm lý chung của sinh viên, thời gian đầu mới ra trường là khoảng thời gian trải nghiệm cuộc sống, thời gian tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nên yêu cầu không quá cao đối với DN tuyển dụng.

Đặc biệt trong 680 mẫu phiếu khảo sát của HSSV được hỏi thì chủ yếu sinh viên thông qua mối quan hệ và mạng Ineternet để tìm kiếm việc làm thêm. Đối với hệ thống thông tin việc làm, nghề nghiệp, tuyển dụng lao động qua kênh các tổ chức chính trị - xã hội: Các cơ quan cần tuyển lao động khi phối hợp với các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, hầu hết các thông tin tuyển dụng chỉ được chuyển tải tới người lao động qua hệ thống loa phát thanh của xã, thôn và các buổi sinh hoạt của chi hội, chi đoàn; Qua hệ thống Website của Đoàn thanh niên, qua các buổi hội thảo, tư vấn hướng nghiệp, sinh hoạt chi đoàn, chị hội. Các thông tin việc làm được người lao động biết đến nhưng lại không chủ động tìm đến các tổ chức để được tư vấn và tìm việc làm cho nên tỷ lệtìm được việc làm của sinh viên còn chiếm tỷ lệ nhỏ, qua đây cũng thấy rằng sinh viên tìm việc làm phụ thuộc quá nhiều vào mối quan hệ, người thân và bạn bè nên hiệu quảđưa lại cũng không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho sinh viên các trường dạy nghề tại huyện đông anh (Trang 75 - 78)